Hiện thực lịch sử là gì?

Lịch sử là gì?

Lịch sử là một lĩnh vực nghiên cứu về quá khứ của con người và xã hội, bao gồm tất cả các sự kiện và quá trình từ thời kỳ tiền lịch sử đến thời điểm hiện tại. Lịch sử nghiên cứu và phân tích các sự kiện, cách thức và nguyên nhân của chúng, nhằm hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của con người và xã hội.

Lịch sử là một lĩnh vực đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều chủ đề khác nhau như lịch sử chính trị, lịch sử kinh tế, lịch sử văn hóa, lịch sử xã hội, lịch sử khoa học và công nghệ và nhiều lĩnh vực khác. Các nhà lịch sử sử dụng các tài liệu lịch sử như tư liệu thư từ, tài liệu báo chí, tài liệu khảo cổ học, tài liệu di sản văn hóa và nhiều nguồn tài liệu khác để nghiên cứu và phân tích các sự kiện lịch sử.

Lịch sử không chỉ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về quá khứ, mà còn giúp cho chúng ta tìm hiểu về bản chất của những vấn đề hiện tại, cũng như định hướng cho tương lai. Việc nghiên cứu lịch sử cũng có thể giúp con người hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa và truyền thống, giúp định hướng phát triển của xã hội, tăng cường nhận thức về trách nhiệm và đóng góp vào sự phát triển của nhân loại.

Hiện thực lịch sử là gì?

Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. Hiện thực lịch sử tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chỉ có thể hiểu, nhận thức và trình bày, tái hiện lịch sử theo những cách khác nhau chứ không thể thay đổi hiện thực lịch sử.

Ví dụ: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

=> Ở ví dụ này ta có thể thấy sự kiện này được diễn ra trong quá khứ và đây hoàn toàn là sự thật. Ta không thể thay đổi được sự thật này. Ví dụ này chính là hiện thực lịch sử

Nhận thức lịch sử là gì?

– Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau: kể chuyện, ghi chép, nghiên cứu, trình bày,…

Ví dụ: Về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Bên cạnh đó, cũng có thể có những quan điểm, nhận thức cho rằng đó chỉ là sự “ăn may”.

=> Ở ví dụ này ta có thể thấy được nhiều quan điểm khác nhau về cùng một sự kiện lịch sử. Họ có thể có những cái nhìn và cách hiểu khác nhau về sự kiện lịch sử này. Đây chính là ví dụ về nhận thức lịch sử.

Nhận thức lịch sử “Lịch sử được nhận thức bởi hậu thế” không thể thoát khỏi sự nghi nghờ về tính khách quan. Cho dù là việc cấu trúc lịch sử từ những thông tin có tính vụn vặt (mảnh vỡ) có được từ việc phân tích các di tích phát quật khảo cổ học đi nữa thì do quá trình tuyển chọn, thu nhặt việc đưa vào quan điểm chủ quan là không thể phủ định và kết quả là việc giải thích nó sẽ có khi bao gồm cả mong muốn nữa.

Cả “ghi chép lịch sử” cũng không có khả năng ghi chép toàn bộ khuôn mặt nó chịu sự chi phối của tri thức, giá trị quan, bối cảnh thời đại, lực lượng của người chấp bút và nó trở thành hiện tượng được ghi chép qua bộ lọc và bóp méo sự thật. Edward Hallett Carr trong tác phẩm “ Lịch sử là gì” đã chỉ ra điều đó. Ở Nhật Bản có thể lấy ví dụ như sự viết lại nội dung kênh chữ trong sách giáo khoa theo sự thay đổi của thể chế chính trị và sự không thống nhất trong kiến giải đối với các quốc gia ở xung quanh hiện nay. Trần Thuấn Thần đã từng nói rằng “Lịch sử được viết bởi kẻ chiến thắng”, đặc biệt do trong chính sử được viết sao cho có lợi cho kẻ chiến thắng vì thế những ghi chép lịch sử của kẻ bại trận hay các sách lưu hành bí mật, các ghi chép trong chính sử bao gồm sự phản tỉnh hay bất lợi cho kẻ thắng thường có độ tin cậy cao hơn.

Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử giống và khác nhau như thế nào?

So sánh hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:

Hiện thực lịch sử Nhận thức lịch sử Giống nhau Liên quan đến lịch sử, những gì đã diễn ra trong quá khứ, nhận thức về những gì đã diễn ra trong quá khứ Khác nhau Hiện thực lịch sử chỉ có một và không hề thay đổi.

Diễn ra trong quá khứ, tồn tại khách quan, độc lập ngoài ý muốn của con người.

Mang tính khách quan, độc lập với nhận thứccủa con người không có hiện thức lịch sử sẽ không có nhận thức lịch sử.

Là những hiểu biết của con người về lịch sử hiện thực, được trình bày, tái hiện theo nhiều cách khác nhau.

Nhận thức lịch sử rất đa dạng, phong phú.

Nhận thức lịch sử vừa mang tính chủ quan vừa phụ thuộc vào hiện thực khách quan. Làm thế nào để nhận thức đúng về hiện thực lịch sử là nhiệm vụ của các nhà sử học và khoa học lịch sử.

Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu ví dụ và giải thích

Sự kiện Cách mạng Tháng Tám (8/1945) được coi là sự kiện vĩ đại trong lịch sử Việt Nam đánh dấu sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng.

– Tuy nhiên cùng với sự kiện này thì các sử gia phương Tây lại cho rằng đây là một sự kiện “ăn may”:

+ Vì nó diễn ra khi trong thời gian giữa tháng 8 năm 1945, khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vô điều kiện song quân đội các nước Đồng minh lại chưa có mặt ở Việt Nam để giải giáp quân Nhật.

+ Việt Minh giành được chính quyền là do có “khoảng trống quyền lực”, Việt Minh tiến hành cách mạng chắc chắn sẽ thành công.

– Do đó cùng một sự kiện Cách mạng Tháng Tám thì đã có nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về vai trò, vị trí của nó trong lịch sử Việt Nam.