Đường giới hạn khả năng sản xuất hay Production Possibility Frontier hay PPF là đường mô tả những tổ hợp sản lượng hàng hóa tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi tận dụng hết toàn bộ nguồn lực hiện tại đang có.
Đường PPF cũng mô tả mối liên hệ mức độ phối hợp tối đa để tạo sản lượng mà nền kinh tế có thể với các nhân tố ảnh sản xuất cùng công nghệ hiện có. Đồng thời cũng minh họa rõ ràng tính khan hiếm của nguồn lực và những lựa chọn kinh tế.
Bạn đang xem: Cách vẽ Đường giới hạn khả năng sản xuất
Đường giới hạn khả năng sản xuất thường được biểu diễn dưới dạng biểu đồ, và khi nhìn vào, ta có thể thấy được những tổ hợp nào mang đến sản lượng tối đa, sự khan hiếm nguồn lực, chi phí cơ hội và quy luật chi phí tăng dần,…
Đường giới hạn khả năng sản xuất thông thường sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà phân tích kinh tế. Dựa vào đó, họ có thể trả lời ba câu hỏi cơ bản của nền kinh tế học. Ba vấn đề này thường sẽ là:
Qua biểu đồ, ta có thể thấy rõ hơn về độ khan hiếm của nguồn lực, chi phí cơ hội và sự lựa chọn kinh tế nào sẽ mang đến lợi ích lâu dài nhất.
Để có thể minh họa rõ ràng và chi tiết về độ khan hiếm của nguồn lực, đường giới hạn khả năng sản xuất PPF mang những đặc trưng sau đây:
Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện sự khan hiếm của nguồn lực của xã hội và doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng thể hiện rõ giới hạn năng lực sản xuất cũng như số lượng hàng hóa tối đa mà xã hội có thể sản xuất được trong điều kiện hiện tại.
Đường giới hạn khả năng sản xuất cũng cho thấy được sản lượng mới tăng như thế nào nếu ta có thể cải tiến và nâng cấp điều kiện sản xuất. Và khi đó, nền kinh tế sẽ xuất hiện một đường giới hạn khả năng sản xuất mới.
Khi nguồn lực gia tăng theo thời gian hoặc tích lũy của xã hội, tìm ra phương pháp mới tiên tiếng hơn, đường giới hạn sẽ dịch chuyển ra phía ngoài góc tọa độ. Đồng thời cũng mở rộng và tạo khả năng xã hội có thể sản xuất đồng thời nhiều loại sản phẩm. Khi đó, việc khan hiếm lại diễn ra và chúng ta lại tìm cách khắc phục,.. Tạo thành bước đẩy giúp nền kinh tế đi liên.
Giả sửa trên thị trường chỉ có hai loại hàng hóa được kinh doanh và nguồn lực là không thay đổi. Bạn có thể biểu diễn mặt hàng X là trục hoành, mặt hàng Y là trục tung.
Từ biểu đồ, ta có thể thấy được, tại điểm B số lượng hàng hóa X nhiều hơn hàng hóa Y và điểm C thì số lượng hàng hóa Y nhiều hơn.
Tại điểm A, số lượng hàng hóa X là nhiều nhất vì thị trường chỉ tập trung sản xuất hàng hóa X. Ngược lại, tại điểm D, thị trường chỉ tập trung sản xuất hàng hóa Y.
Điểm E là điểm nằm ngoài đường PPF. Đây là phương án không khả thi vì đòi hỏi nhiều hơn về nguồn lực nhưng xã hội chưa thể đáp ứng được.
Tại điểm F thì phương án sản xuất không hiệu quả vì chưa phát huy hết nguồn lực sẵn có trên thị trường.
Để sản xuất ra sản phẩm, chúng ta sẽ cần phải có những nguồn lực và công nghệ nhất định. Tuy nhiên, những nguồn lực và công nghệ mà chúng ta hiện có là có giới hạn chứ không phải là những con số vô hạn.
Do đó, xã hội không thể có mọi thứ mà họ muốn vì bị giới hạn bởi khả năng sản xuất. Vì thế, các nhà kinh tế học phải đưa ra những giải pháp nhằm tối ưu được hiệu quả sản xuất.
Chúng ta biết rằng, chi phí cơ hội là phần lợi ích bị mất đi khi ta lựa chọn phương án này thay vì phương án khác. Vì thế việc cân nhắc sao cho chi phí cơ hội thấp nhất là lựa chọn ưu tiên của mọi người.
Ví dụ, trên hình trên ta có thể thấy rằng: Muốn sản xuất thêm 10 sản phẩm X (điểm B) ta phải từ bỏ 20 sản phẩm Y. Vậy 20 sản phẩm Y này chính là chi phí cơ hội khi ta sản xuất thêm 10 sản phẩm X.
Xem thêm : Điểm danh 20 loại cà phê phổ biến được ưa chuộng tại Việt Nam
Vậy ta có công thức:
CPCH (10X) = Chi phí sản xuất 10X + Lợi ích mất đi (20Y)
Để đơn giản về phần lợi ích mất đi, tôi xin quy đổi chúng về giá trị bằng tiền, giá trị vật chất, tinh thần,…mà 20Y mang lại.
Vậy, ta có thể tính chi phí cơ hội như sau:
CPCH(10X) = C(x)*10 + P(y)*20
Trong đó: C(x) là chi phí sản xuất ra 1 đơn vị hàng hóa X và P(y) là giá bán của một đơn vị hàng hóa Y.
Theo quy luật, chi phí cơ hội của việc sản xuất hàng hóa sẽ có xu hướng tăng dần.
Giả sử khi sản lượng sản xuất đang từ vị trí C sang B thì sẽ xảy ra một lượng ∆x và ∆y. Khi đó, chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa X khi di chuyển từ C sang B sẽ được đo bằng tỷ số
|∆Y/∆X| (Vì ∆Y âm) = |-20/10| = 2.
Nghĩa là ta có thêm một đơn vị hàng hóa X khi từ bỏ 2 đơn vị hàng hóa Y.
Theo quy luật chi phí cơ hội tăng dần, ta có thể sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa X như nhau, số lượng hàng hóa Y phải từ bỏ sẽ tăng dần, tức tỷ lệ |∆Y/∆X| sẽ tăng dần.
Độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ phản ánh chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa.
Độ dốc này được đo tại từng điểm khác nhau, không cố định và thường có xu hướng tăng dần khi đi từ trái qua phải của đồ thị.
Mối liên hệ sẽ là nếu ta cứ gia tăng sản xuất hàng hóa X thì số lượng hàng hóa Y phải hy sinh sẽ ngày một nhiều hơn. Tỷ lệ |∆Y/∆X| sẽ tăng lên làm cho độ dốc của đường PPF cứ thế tăng dần.
Các yếu tố gây dịch chuyển đường PPF
Việc dịch chuyển đường PPF phản ánh quá trình tăng trưởng kinh tế, phá vỡ giới hạn khả năng sản xuất vốn có trên thị trường.
Đạt được các điểm nằm ngoài đường PPF, doanh nghiệp cần phải tìm cách lựa chọn các phương án nằm ngoài đường PPF, xác định được đường PPF mới.
Đường PPF dịch chuyển phụ thuộc vào các yếu tố chính như: tăng lên của nguồn lực về chất lượng hoặc số lượng, tiến bộ của khoa học công nghệ hay những chính sách vĩ mô của Nhà nước tác động làm cải thiện nguồn lực và công nghệ. Cụ thể:
Vì chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa được thể hiện dưới góc độ hình học là độ dốc của đường PPF nên khi đi từ trái sang phải thì độ dốc cũng sẽ tăng dần tức là |∆Y/∆X| = tan(α) cũng sẽ tăng dần.
Xem thêm : Ý nghĩa các ký hiệu R , TM và C trên sản phẩm dịch vụ
Vì có độ dốc tăng nên đường PPF cũng có xu hướng bị bẻ cong và mở rộng ra xa phía gốc tọa độ. Tạo thành đường cong lồi.
Trong một vài trường hợp, đường PPF lại được biểu thị là một đường thẳng tuyến tính có dạng:
y = ax + b.
Lúc này, hệ số góc của đường thẳng sẽ không đổi và bằng hằng số a.
Trên thực tế, điều này sẽ hiếm khi xảy ra vì chi phí cơ hội sẽ luôn tăng dần hoặc giảm dần. Không thể có trường hợp nào mà chi phí cơ hội khi sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa là cố định cả.
Để có thể vẽ được đường PPF, bạn phải có bộ dữ liệu tổ hợp hàng hóa X và Y.
Sau đó, bạn vẽ đồ thị với trục tung biểu diễn hàng hóa Y và trục hoành biểu diễn hàng hóa X. Bạn nhớ gắn nhãn các trục và chia tỷ lệ.
Sau đó, dựa vào dữ liệu đã có, biểu diễn các điểm trên đồ thị trước. Nối các điểm lại với nhau ta có đường PPF với hình dạng cong và lồi.
Sau cùng, bạn có thể chú thích và thêm các điểm hiệu quả, không khả thi vào đồ thị.
Điểm cộng của phương pháp này là:
Điểm trừ:
Bước 1: Chuẩn bị bộ dữ liệu.
Bạn hãy chuẩn bị các tổ hợp sản lượng của 2 hàng hóa X và Y.
Bước 2: Trên MS Word, bạn chọn Insert, sau đó chọn Chart.
Trong thư viện biểu đồ bạn chọn biểu đồ “X Y Tán Xạ” (Scatter).
Tiếp tục, bạn chọn Scatter with Smooth Lines and Maker (Biểu đồ tán xạ với đường trơn), với mục đích nối các điểm X, Y bị phân tán để hình thành đường PPF.
Bước 3
Sau khi biểu đồ mẫu hiện ra:
Bước 4
Sau khi nhập các tổ hợp sản lượng bạn hãy tắt File/Cửa sổ Excel đi (không cần lưu), ngay lập tức bạn sẽ có biểu đồ PPF.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 27/01/2024 15:18
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…