Giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán là hai khái niệm tài chính quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý hiệu quả hai loại giá này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Giá thành sản xuất là tổng chi phí và nguồn lực mà doanh nghiệp phải tiêu tốn để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Nghĩa là yếu tố giá thành chỉ gắn liền với quá trình sản xuất. Giá thành sản xuất được cấu thành từ ba loại chi phí là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Bạn đang xem: Phân biệt giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán một cách đơn giản nhất
Giá vốn bán hàng là giá trị thực của hàng hóa dịch vụ chứa trong nghiệp vụ trao đổi kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản, giá vốn là trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
Về cách xác định, giá vốn hàng bán được xác định là giá trị thực tế của hàng xuất bán (tính theo các phương pháp tính giá xuất). Trong khi đó, giá thành sản phẩm được xác định là chi phí sản xuất để hình thành nên sản phẩm.
Tóm lại, khái niệm “giá thành sản xuất” tập trung vào các chi phí và nguồn lực cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Trong khi đó, “giá vốn hàng bán” là khái niệm rộng hơn, bao gồm giá thành sản xuất cộng với các chi phí khác như quảng cáo, phân phối và quản lý.
Xem thêm : Công thức tính phân tử khối
Xem thêm: Cách mà phần mềm ERP giải quyết “nỗi đau” của doanh nghiệp phân phối
Có rất nhiều công thức tính giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán. Ở bài viết này, iFactory chỉ đề cập đến những công thức cơ bản, thường được sử dụng nhất như sau:
Giá thành sản xuất = (Chi phí sản xuất đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ – Chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ) / Số lượng sản phẩm được sản xuất.
Giá vốn hàng bán = Hàng tồn kho đầu kỳ + Mua hàng trong kỳ – Hàng tồn kho cuối kỳ
Giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố này chia thành hai nhóm chính là yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
Xem thêm : Mơ thấy rắn cắn vào chân đánh con gì? Là điềm báo tốt hay xấu?
Xem thêm: Vai trò của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
Hiểu và quản lý giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán tốt sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo sự cân đối giữa chi phí và lợi nhuận. Một số tình huống bất lợi có thể xảy ra trong quá trình quản lý là giá thành sản xuất cao, vượt quá giá trị thị trường, hay giá vốn hàng bán không được xác định đúng hoặc không đủ để bù đắp chi phí sản xuất. Khi đó doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc đạt được lợi nhuận kỳ vọng, thậm chí phải đối mặt với các rủi ro tổn thất về tài chính.
Giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán ảnh hưởng trực tiếp đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Nếu doanh nghiệp có lợi thế về giá bán và đi kèm với một chất lượng sản phẩm hợp lý, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán là những yếu tố quan trọng trong việc định giá bán sản phẩm. Doanh nghiệp cần tính toán giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán chính xác để xác định mức giá bán tốt mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận. Ngoài ra, việc nắm bắt tốt yếu tố cạnh tranh trên thị trường và nhu cầu của khách hàng cũng góp phần giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định giá bán phù hợp để thu hồi vốn và tối đa hóa lợi nhuận.
Để tối ưu hóa công tác quản lý giá thành và giá vốn sản xuất, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm hiện đại như ERP. Tính năng tính giá của phần mềm này có thể giúp các doanh nghiệp tính toán giá thành và giá vốn sản phẩm nhanh chóng với nhiều phương pháp khác nhau. Ngoài ra, với khả năng quản lý tổng thể các quy trình cốt lõi trong doanh nghiệp trên một nền tảng duy nhất, phần mềm sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất – kinh doanh và nắm bắt tốt các cơ hội mới.
Có thể nói, giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán là hai yếu tố thiết yếu, có ảnh hưởng nhất định đến việc định giá, quản lý lợi nhuận của doanh nghiệp. Quản lý hiệu quả hai chi phí này sẽ đảm bảo sự cân đối giữa chi phí và lợi nhuận, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh về giá và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 13/04/2024 20:18
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…