Nhà thờ con gà Đà Lạt là một trong những nhà thờ công giáo lâu đời nhất tại Việt Nam. Nơi đây là địa điểm sinh hoạt thường xuyên của cộng đồng giáo phận Đà Lạt nói riêng và cả nước nói chung.
Nhà thờ có lối kiến trúc rất cổ điển do chính người Pháp xây dựng từ thời xưa. Vì thế khi đến đây, rất nhiều du khách cảm tưởng như mình đang đứng trước một tòa nhà xa hoa ở châu Âu.
Bạn đang xem: Nhà thờ Con Gà Đà Lạt – địa chỉ, giờ hành lễ cập nhật mới nhất
Trước cái tên nhà thờ con gà người ta thường gọi nơi đây là nhà thờ chánh tòa Đà Lạt. Hiện nay, đây không chỉ là nơi diễn ra các sự kiện lễ lớn, cử hành các tục lệ để phục vụ đời sống tôn giáo mà còn trở thành địa điểm du lịch Đà Lạt hấp dẫn.
Nhà thờ con gà Đà Lạt là một trong những công trình công giáo cổ nhất cả nước. Vì vậy rất nhiều du khách luôn tò mò về sự ra đời và phát triển của nhà thờ cổ độc đáo này.
Vào năm 1983, bác sĩ Alexandre Yersin đã có hành trình tìm kiếm và phát hiện ra thành phố Đà Lạt. Trong chuyến đi đó có vị linh mục Robert, ông thuộc sự quản lý của hội thừa sai Paris (MEP) đã rất để tâm đến vị thế tại đây. Sau khi về nước, vị linh mục này đã kể lại và miêu tả chi tiết toàn bộ đặc điểm của xứ sở ngàn hoa cho MEP. Nhưng thời điểm đó, giáo hội này vẫn chưa có những ý định gì với vùng đất này.
Theo kinh nghiệm du lịch Đà Lạt, đến năm 1917, Nicolas Couveulas là linh mục quản lý của MEP tại viễn đông đã đến xứ hoa. Mục đích của chuyến đi là tìm kiếm địa điểm nghỉ ngơi cho các giáo sĩ của mình.
Không mất nhiều thời gian để lựa chọn, Nicolas Couveulas đã quyết định xây dựng một dưỡng viện giáo đồ tại thành phố này. Đến 1920, địa điểm này được quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt mà người ban hành là giáo mục Quinton.
Những năm sau đó, nhà thờ đã được trùng tu nhiều lần và đến ngày 19/7/1931, lễ khởi công nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt chính thức được diễn ra. Người đầu tiên đặt viên đá xây dựng cho công trình kiến trúc này chính là giám mục Colomban Dreyer. Trải qua 11 năm xây dựng và hoàn thiện, ngày 26/1/1942 nhà thờ chính thức được khánh thành và lấy đây là ngày ra đời của nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt.
Sở dĩ nhiều người gọi nơi đây với cái tên thân thương nhà thờ con gà Đà Lạt là xuất phát từ chính đặc điểm tiêu biểu của nó. Ngay trên thánh giá của nhà thờ có một con gà dài 66 cm và cao 58 cm được làm bằng hợp kim. Bên trong con gà rỗng, phía ngoài được tráng lại bởi một loại hóa chất đặc biệt.
Xem thêm : Dân tộc là gì? Các đặc trưng chủ yếu của dân tộc
Mặc dù cao tới 27m so với mặt đất nhưng nhờ được tạo nên bằng những nguyên liệu vô cùng nhẹ nên con gà này có thể tự do xoay chuyển theo chiều gió. Đây cũng là biểu tượng đặc trưng của nước Pháp – gà trống Goloa. Đối với các du khách chỉ cần đứng trong vòng 100m trở lại là có thể nhìn thấy rõ hình ảnh tiêu biểu này rồi.
Con gà có màu xám và theo như quan niệm của một số người trong đạo thì hình ảnh con gà ở các nhà thờ đều mang trong mình những ý nghĩa tâm linh. Con gà này sẽ giúp người dân dự báo được sự thay đổi của thời tiết. Nếu con gà quay hướng nào thì hướng đó sẽ vô cùng thuận lợi. Vì ý nghĩa đó mà chú gà này được xem là “linh vật” của nhà thờ.
Không chỉ được xem là biểu tượng của tòa chánh điện là con gà trên nóc tháp chuông còn có ý nghĩa như một cột thu lôi, duy trì và bảo vệ cho công trình kiến trúc này tồn tại qua nhiều năm tháng lịch sử. Đối với những ai đã được đặt chân đến đây hoặc gắn bó với nhà thờ chánh điện thì hình ảnh của con gà luôn in đậm dấu ấn trong ký ức của mình.
Nhà thờ con gà Đà Lạt tọa lạc ngay trên đường Trần Phú – một trong những con đường sầm uất và nhộn nhịp bậc nhất xứ sở sương mù.
Địa chỉ nhà thờ con gà số 15 Trần Phú, P. 3, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng. Vì nằm ở vị trí trung tâm thành phố nên di chuyển đến địa điểm này vô cùng dễ dàng với nhiều loại phương tiện khác nhau.
Trong chuyến đi tour Đà Lạt tết thì nhà thờ con gà là một gợi ý vô cùng tuyệt vời để bạn khám phá hết mọi vẻ đẹp của xứ sở ngàn hoa này nhé.
Nhà thờ con gà tọa lạc tại vị trí đắc địa bấc nhất thành phố nên du khách có thể đi bộ, đi xe đạp, xe máy hoặc ô tô đến đây đều được. Xuất phát từ chợ Đà Lạt, đi qua cầu ông Đạo, đứng trên cầu nhìn bên tay phải bạn đã thấy bóng dáng của nhà thờ lấp ló rồi. Sau khi đi hết cây cầu, rẽ phải và di chuyển đến cuối dốc đường Lê Đại Hành là đã tới cổng chủa nhà thờ.
Các du khách theo tôn giáo đến nhà thờ con gà Đà Lạt sẽ được tham dự các lễ ở đó. Nhà thờ có quy định riêng về khung giờ tham gia nghi lễ, vì thế hãy lưu ý để tới tham dự cho phù hợp nhé. Giờ lễ nhà thờ con gà quy định như sau:
Từ thứ 2 đến thứ 7 sẽ diễn ra 2 thánh lễ diễn ra trong 2 khung giờ là 5h15 sáng và 17h15 chiều. Đối với ngày chủ nhật, thánh lễ được diễn ra nhiều hơn với 5 lần theo các khung giờ 5h30 sáng, 7h15 sáng, 8h15 sáng, 16h15 chiều và 18h00 tối.
Xem thêm : Làm giấy khai sinh muộn 3 năm có bị phạt không?
Nhà thờ con gà Đà Lạt mang đậm dấu ấn kiến trúc các nhà thờ công giáo Rô ma ở châu Âu. Tổng thể tòa chánh điện cổ có hình chữ thập với chiều dài và chiều rộng lần lượt là 65m và 14m, điểm cao nhất là tháp chuông 47m. Từ độ cao lý tưởng này, du khách có thể ngắm trọn mọi nơi của thành phố Đà Lạt. Phần cửa chính của nhà thờ sẽ hướng về núi Langbiang – ngọn núi huyền thoại biểu tượng cho sự vĩnh cửu của tình yêu.
Ngay chính giữa nhà thờ là nơi thờ phượng cho các linh mục đến dâng lễ. Rất nhiều du khách khi đến đây luôn tìm đến nơi này để cầu nguyện, mong ước bình an cho gia đình và những người thân yêu. Tất cả các đường nét bên trong nhà thờ đều được chạm khắc tỉ mỉ, cẩn thận.
Phần nội thất thánh đường đều được thiết kế đặc trưng theo lối cổ điển. Các cửa sổ đều được xây dựng hình vòm cung, mái được lợp ngói thạch bản. Đặc biệt sự độc đáo ở đây nằm ở chỗ tỷ lệ các mảng khối vô cùng hài hòa và chặt chẽ. Phần áp mái của nhà thờ được trang trí bởi 70 tấm kính màu của Pháp sản xuất. Những tấm kính đó đã tạo nên sự huyền ảo cho khung cảnh thánh đường.
Nguyên liệu để xây tường nhà thờ là những gạch đá da từ 30 – 40cm. Phần tường bên trong được trang trí bằng các bức phù điêu được làm nên từ xi măng và sắt. Phần ngoài của bức tường được phủ bằng lớp sơn màu hồng nhạt tạo nên sự trang nghiêm của một công trình tôn giáo.
Chính nét kiến trúc cổ điển độc đáo này của nhà thờ chánh tòa Đà Lạt đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng du khách. Khi đến nơi đây, sự ấm cúng, cổ kính và dễ chịu là những gì mà nhiều lữ khách phương xa đã cảm nhận được. Vì thế, trong tour tết Đà Lạt hãy ghé thăm đến đây để chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật có giá trị văn hóa hàng trăm năm.
Nhà thờ con gà Đà Lạt có vô số những góc chụp hình cực chất. Tất cả những khung cảnh đó đều sẽ mang tới cho bạn những tấm hình thật lung linh. Bạn đã sẵn sàng để đến đây và lưu giữ thật nhiều bức ảnh xịn xò chưa?
Đến nhà thờ con gà Đà Lạt ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình kiến trúc này thì du khách có thể vi vu đến những địa điểm lân cận để đi tham quan những địa danh hấp dẫn như:
Ngoài những khu vực lân cận, bạn cũng có thể đi xa hơn để tham quan hết những địa điểm hấp dẫn của thành phố Đà Lạt mù sương. Nếu có cơ hội và thời gian bạn đừng bỏ lỡ bất cứ nơi nào nhé. Đà Lạt còn có rất nhiều địa danh thú vị đang chờ bạn đếm khám phá mà thôi.
Nhắc đến nhà thờ con gà Đà Lạt là lại nhắc đến một công trình kiến trúc tôn giáo tồn tại hàng trăm năm. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, tòa chánh điện này vẫn đứng hiên ngang sừng sững giữa mảnh đất Đà Lạt ngàn hoa. Nếu có dịp đi du lịch Đà Lạt, đừng quên ghé nhà thờ chánh tòa nhé.
Thu Mơ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 13/03/2024 22:01
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024