Categories: Tổng hợp

Những thành tựu to lớn sau gần 40 năm đổi mới đất nước – Cổng thông tin điện tử Ban Tuyên giáo tỉnh Thanh Hóa Cổng thông tin điện tử Ban Tuyên giáo tỉnh Thanh Hóa

Published by

Công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng gần 40 năm, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”[1].

1. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử được thể hiện cả về nhận thức lý luận và thực tiễn 1.1. Về nhận thức lý luận Mục tiêu, đặc trưng, quan điểm chỉ đạo, định hướng phát triển đất nước và các mốc quan hệ lớn mang tính quy luật trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa tiếp tục được bổ sung, phát triển, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng sáng tỏ. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển tổng quát của nền kinh tế Việt Nam. Gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; phát huy nhân tố con người, lấy nhân dân làm trung tâm; phát huy vai trò của văn hoá – nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Khẳng định bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân… Quán triệt sâu sắc phương châm bảo đảm quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên… Hoàn thiện và nhận thức sâu sắc hơn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển… 1.2. Về thực tiễn Đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, toàn diện trên các lĩnh vực: (1) Kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện và ngày càng được nâng cao. Trước đổi mới, Việt Nam là một nước nghèo, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế – xã hội diễn ra gay gắt, tỉ lệ lạm pháp có lúc lên đến 774,7%, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu lương thực triền miên, khoảng ¾ dân số sống ở mức nghèo khổ. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trung bình khoảng gần 7% mỗi năm. “Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỷ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay, Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỷ USD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỷ USD vào cuối năm 2020”[2]. Việc phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển đã giúp cho văn hóa, xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, mức sống và chất lượng sống ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước). Đến nay, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại. Việt Nam tập trung hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17 lần trong 35 năm qua. Việt Nam tập trung vào việc tăng cường y tế phòng ngừa, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Đời sống văn hóa cũng được cải thiện đáng kể; sinh hoạt văn hóa phát triển phong phú, đa dạng. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển[3]. (2) Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát ở nước ta là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu như: (1) Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được củng cố; dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy. (2) Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt. (3) Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; bảo đảm thực hiện đồng bộ các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. (4) Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, vận động đông đảo nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội; làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân[4]. (3) Quốc phòng, an ninh được giữ vững, tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Đất nước ta tiến hành đổi mới trong bối cảnh thế giới có những biến động to lớn, diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng, nhưng nền quốc phòng, an ninh nước ta luôn vững vàng, không ngừng được củng cố và phát triển. “Tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang. Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia – dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước… Tiềm lực quốc phòng và an ninh được tăng cường; thế trận lòng dân được chú trọng; thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm, được củng cố vững chắc”[5]. Với đường lối đối ngoại đúng đắn, Việt Nam đã chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi… Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 187/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, có quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 10 nước. Đảng Cộng sản Việt Nam thiết lập quan hệ đối ngoại Đảng với 254 chính đảng ở 114 quốc gia[6]. Nước ta tham gia có hiệu quả vào các định chế khu vực và toàn cầu, nhất là các hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới và đóng góp tích cực ở hầu hết các tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, đảm nhiệm thành công nhiều trọng trách, ghi đậm dấu ấn về sự chủ động, tích cực trong vai trò Chủ tịch luân phiên lần thứ hai của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021. Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của toàn cầu với vị trí, uy tín cao trong năm 2020. Việt Nam được thế giới đánh giá là “ngôi sao sáng của châu Á”, được xếp vào tốp 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới[7]. 2. Những kết quả nổi bật trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng[8] Từ sau Đại hội XIII đến nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; đại dịch COVID-19 kéo dài, gây hậu quả nặng nề; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột Nga -Ukraine diễn biến phức tạp; hầu hết các chuỗi cung ứng bị đứt gãy; các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống;… diễn ra với tần suất cao hơn, tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh chính trị, kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu. Ở trong nước, dưới tác động của tình hình thế giới và hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, thiên tai,… kinh tế – xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, rất gay gắt, nặng nề; hầu hết các ngành, các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục lợi dụng tình hình này để chống phá cách mạng nước ta. Trong bối cảnh tình hình đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đảng ta, đất nước ta vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện, đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực. Nổi bật là:

2.1. Về kinh tế – xã hội Cơ bản thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh; vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu, rộng và hiệu quả. Đến nay, dịch COVID-19 và các loại dịch bệnh khác đã cơ bản được kiểm soát; đời sống xã hội và các hoạt động sản xuất – kinh doanh đã trở lại tương đối bình thường. Tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 2,56%, trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng âm; tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 8,02%, cao hơn nhiều so với kế hoạch 6-6,5%, và là mức tăng cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới; tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% so với cùng kỳ, nhưng theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, thì cả năm Việt Nam vẫn có thể đạt từ 6 đến 6,5%. Đặc biệt, có một điểm mới rất quan trọng của nhiệm kỳ này là, Bộ Chính trị đã ban hành và chỉ đạo tổ chức rất thành công các Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở toàn bộ 6 vùng kinh tế – xã hội của cả nước, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng về phát triển vùng – một vấn đề có ý nghĩa chiến lược, rất quan trọng, cả về lý luận và thực tiễn, nhằm phát triển nhanh, bền vững các vùng nói riêng và cả nước nói chung. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội vẫn tiếp tục được quan tâm chăm lo, đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, rõ rệt. Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức rất thành công, đã tạo ra một nguồn sinh lực mới, khí thế mới cho sự nghiệp xây dựng, chấn hưng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện; đã triển khai thực hiện kịp thời các chính sách xã hội. Đặc biệt, trong phòng, chống đại dịch COVID-19, đã giải ngân 104.000 tỷ đồng, hỗ trợ cho gần 58 triệu người dân, người lao động và 1,4 triệu người sử dụng lao động. 2.2. Đẩy mạnh xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh (1) Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã tạo ra được sự chuyển biến rất tích cực, kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn hơn giữa “xây” và “chống. Đặc biệt là, công tác cán bộ tiếp tục được coi trọng hơn, đúng mức hơn với vị trí, vai trò là “then chốt của then chốt”. Chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên cũng từng bước được nâng lên, trên cơ sở thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, đặc biệt là Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII về vấn đề này. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng tiếp tục được đổi mới, tăng cường trên cơ sở ban hành có chất lượng và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng bộ nhiều quy định mới của Đảng. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, cho nghỉ công tác, nghỉ hưu, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý; các địa phương cũng bố trí công tác và thực hiện chính sách đối với 22 trường hợp cán bộ sau khi bị kỷ luật theo đúng chủ trương của Đảng về việc “có vào, có ra; có lên, có xuống”; thể hiện tinh thần kiên quyết, gương mẫu, nghiêm minh, nhân văn, có tác dụng giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe trong đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên; đồng thời, đã khẩn trương chỉ đạo kiện toàn các nhân sự lãnh đạo thay thế, được dư luận cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, đánh giá rất cao. (2) Một trong những thành tựu nổi bật trong nửa đầu nhiệm kỳ là Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” được ban hành. Chúng ta đã tổ chức rất thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Trên cơ sở đó, Quốc hội, Chính phủ khoá XV đã sớm kiện toàn bộ máy tổ chức và nhân sự các chức danh lãnh đạo của các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021 – 2026 ở Trung ương và địa phương, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Chính phủ và chính quyền các cấp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; quyết liệt chỉ đạo, thực hiện thành công chương trình phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội. Hệ thống các cơ quan tư pháp đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh cải cách tư pháp; tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các hoạt động tư pháp, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (3) Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được bổ sung, mở rộng chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, bao gồm cả chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và phòng, chống “tiêu cực”, trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, coi đây là gốc của mọi vấn đề. Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bước đầu có kết quả tốt. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý kinh tế – xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được chú trọng đẩy mạnh để tiến tới: “không dám”, “không thể”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng. Có thể khẳng định, chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta lại được chỉ đạo một cách mạnh mẽ, bài bản, đồng bộ, quyết liệt, và có hiệu quả rõ rệt như thời gian gần đây; để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta. 2.3. Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo hướng: Tăng cường thế trận lòng dân; chủ động, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, xung đột, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ nước từ khi nước chưa nguy. Xử lý linh hoạt, cân bằng, hài hoà quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các nước trong khu vực cũng như các tình huống phức tạp trên biển và tuyến biên giới. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, an ninh, an toàn cho các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Năm 2023, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia cải thiện thứ hạng về chỉ số hòa bình, tăng 4 hạng lên vị trí 41/163 quốc gia và vùng lãnh thổ[9]. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được mở rộng và đạt nhiều kết quả quan trọng; tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế; tích cực tham gia, đóng góp có trách nhiệm vào các cơ chế hợp tác đa phương, góp phần giải quyết những vấn đề chung thách thức toàn cầu; tích cực thực hiện cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về chống biến đổi khí hậu COP26 và COP27, thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng. Thành công của các chuyến thăm, các cuộc điện đàm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhất là chuyến thăm Trung Quốc, các nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các nước láng giềng, các nước trong khu vực là minh chứng cho sự thành công của các hoạt động đối ngoại thời gian qua. Những thành tựu sau gần 40 đổi mới đất nước khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử là kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[10]. Dự báo tình hình thế giới và trong nước từ nay đến hết nhiệm kỳ, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cũng sẽ còn có nhiều khó khăn, thách thức lớn, đòi hỏi chúng ta không được chủ quan, tự mãn với những kết quả đã đạt được song cũng không bi quan, dao động trước những khó khăn, thách thức. Cần phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt, phát huy thật tốt những kết quả, bài học kinh nghiệm đã có, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nỗ lực phấn đấu, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; vượt qua mọi khó khăn, thách thức, để triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho nửa cuối của nhiệm kỳ khóa XIII. TS. Lại Xuân Môn-Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQG Sự thật, Hà Nội, tập I, tr. 103 -104. [2] Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. CTQG Sự thật, Hà Nội, tr.31. [3] Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Sđd, tr.31 – 32. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, tập I, tr.70,71,73,76; Hội đồng Lý luận Trung ương (2020), 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Sđd, tr.337,340,344. [5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Sđd, tập I, tr.67-68; Hội đồng Lý luận Trung ương (2020), 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Sđd, tr.334-335. [6] Hội đồng Lý luận Trung ương (2020), 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Sđd, tr.203. [7] GS Lê Hữu Nghĩa (2020), Cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín, sức mạnh tổng hợp của quốc gia – dân tộc sau gần 35 năm đổi mới, https://www.tapchicongsan.org.vn. [8] Khái quát từ bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khoá XIII (Báo Điện tử Chính phủ) và Tài liệu phục vụ tuyên truyền về Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (ban hành kèm theo Công văn số 5563-CV/BTGTW, ngày 02/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương)

[9] Ngọc Anh (2023), “Việt Nam tăng hạng trong Chỉ số Hòa bình toàn cầu năm 2023”, Báo Quân đội nhân dân, https://www.qdnd.vn/xa-hoi/tin-tuc/viet-nam-tang-hang-trong-chi-so-hoa-binh-toan-cau-nam-2023-733389

[10] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 103 – 105

This post was last modified on %s = human-readable time difference 06:18

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem số MAY MẮN giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

5 giờ ago

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Thìn khôn ngoan, Dần may mắn

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn

5 giờ ago

Cảnh báo 4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, tháng 11/2024 chớ vội đầu tư

Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…

8 giờ ago

4 con giáp VƯỢT chông gai để LỘI NGƯỢC dòng xuất sắc cuối năm 2024, TIỀN của tràn vào nhà

4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…

8 giờ ago

Tuần mới (4 – 10/11) ôm trọn may mắn, 3 con giáp mở mày mở mặt khi thăng hoa vượt kỳ vọng

Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…

13 giờ ago

Cách giúp 12 con giáp đạp gió rẽ sóng, chinh phục đỉnh cao trong tháng 11/2024

Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024

14 giờ ago