Cây hương thảo mang ý nghĩa của sự hoài niệm và có nhiều công dụng như: Dược liệu an thần, gia vị ẩm thực, cây phong thủy trong nhà,…. từ rất lâu loại cây này đã mang lại nhiều giá trị kinh tế cũng như y học. Bài viết hôm nay Đặng Gia Trang xin gửi đến các bạn cách trồng cũng như bí quyết chăm sóc cây hương thảo chuẩn nhất, hãy cùng tham khảo và trồng cho mình một chậu thật thơm nhé!
- Bật mí 4 cách trị tóc dầu bằng muối – tóc khỏe đẹp chỉ sau 1 tuần
- Cách Phân Biệt Bột Nở Muối Nở Và Men Làm Bánh Bạn Cần Phải Biết Rõ
- Nên ăn gì và kiêng gì khi bị kiến ba khoang đốt để vết thương nhanh lành?
- Cây lan ý: Ý nghĩa, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc
- Giá tiêu hôm nay 31/3: Đắk Lắk-Đắk Nông tăng cao nhất tháng 3/2024, thêm 2.000 đồng/kg
1/ Đặc điểm của cây hương thảo
Cây hương thảo mộc thành bụi (cao 0,2-1m) phân nhiều nhánh, sinh trưởng ở khu vực nhiệt đới và phát triển rất nhanh với khí hậu tại Việt Nam. Lá của cây có một mùi thơm khá đặc trưng và được yêu thích trồng làm cảnh, hay lấy làm gia vị và thuốc. Lá màu xanh sẫm nhỏ dài, không có cuốn và mùi hương dễ chịu. Hoa màu lam nhạt nhỏ cỡ 1cm. Mùi hương của lá có thể tăng khả năng sáng tạo và năng suất làm việc khi đặt cây trong phòng làm việc.
Bạn đang xem: Cây hương thảo – Ý nghĩa, công dụng & cách trồng thành công 100%
2/ Điều kiện môi trường cho cây hương thảo phát triển
2.1 Ánh sáng
Cây hương thảo thích ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng (nắng) ít nhất 6-8h/ngày, nhưng tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời như dưới bóng râm hay hiên nhà. Nếu đặt cây ở nơi thiếu sáng như trong nhà thì 1 tuần/lần bạn nên cho cây phơi nắng để tăng quang hợp.
2.2 Nhiệt độ
Cây hương thảo phát triển tốt ở nơi có khí hậu mát mẻ nhưng không thích nghi được lạnh. Nhiệt độ phù hợp cho cây là từ 20-30 độ C. Nếu trồng cây trong phòng có điều hòa thì không nên giảm nhiệt độ lạnh dưới 18 độ C
2.3 Đất trồng
Cây có nguồn gốc xuất phát từ vùng Địa Trung Hải nên có khả năng chịu hạn tốt, phù hợp với loại đất tơi xốp dễ thoát nước và ẩm cao. Độ pH đất từ 5,5-8, đất mang tính kiềm cao thì hương thảo sẽ càng thơm.
2.4 Độ ẩm
Cây hương thảo có thể chịu hạn nên không cần tưới nhiều nước. Tưới ẩm 1 lần/ngày vào buổi sáng sớm, tránh tưới nhiều làm cây dễ ngập úng.
3/ Công dụng của hương thảo
Trong đời sống
Ngày nay, cây hương thảo đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống và mang lại nhiều lợi ích. Với kích thước nhỏ bé xinh xắn, dễ di chuyển nên đa phần cây trồng chậu đều được lựa chọn để trang trí phong cảnh và phong thủy. Có thể đặt cây ở mọi nơi vì mùi thơm đặc trưng của hương thảo có khả năng xua đuổi côn trùng, ruồi muỗi rất hiệu quả và lọc không khí. Bạn cũng nên đặt một cây ở phòng bếp bởi hương thảo còn là một loại hương liệu gia vị tuyệt vời mà còn rất bổ dưỡng, hàm chứa nhiều vitamin B6, canxi và sắt,… Bên cạnh đó các chiết xuất tinh dầu từ hương thảo còn được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm, nước hoa, xà phòng và sữa tắm,…
Trong y học
Từ xửa, hương thảo đã là dược liệu quý trong đông y, dùng trong các trường hợp cơ thể suy nhược, choáng do huyết áp thấp. Có tác dụng: Kích thích tuần hoàn máu não, tăng cường trí nhớ, an thần,… Hiện nay khoa học tiến bộ, tinh dầu dược tách chiết từ lá của hương thảo hàm chứa nhiều axit Carnosic,, phenol, axit ursolic, axit rosmarinic,… có hiệu quả cao ức chế aflatoxine gây ung thư.
4/ Ý nghĩa của cây hương thảo
Hương thảo là món quà đại diện cho sự may mắn, sự yêu thương, trung thành gửi đến bạn bè, cha mẹ và đồng nghiệp. Vì vậy, vào những dịp như sinh nhật, khai trương, nhiều người thường tặng cây hương thảo đến người mà họ yêu quý.
Trong tình yêu, cây hương thảo có ý nghĩa về sự chung thủy, son sắt tương tự như hoa cẩm tú cầu, hoa tulip, hoa hồng cổ,… Cho nên, nếu bạn là một chàng trai, thì hãy trao tặng cô gái của mình một chậu cây hoa hương thảo, để thể hiện tình cảm nhé!
Theo quan niệm phong thủy, hương thảo là một loài cây rất linh thiêng, vì chúng có khả năng kết nối giữa sự sống và cái chết. Có một quan niệm rằng, đeo vòng cổ làm từ cây hương thảo sẽ trừ được tà ma và mang lại may mắn, bình an cho người đeo chúng.
Ngoài ra, đặt cây hoa hương thảo trong phòng làm việc, còn giúp mối quan hệ giữa đồng nghiệp và sếp được gắn kết hơn. Công việc luôn được suôn sẻ, thuận lợi theo dự định.
5/ Tác hại của hương thảo
Xem thêm : Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?
Nhìn chung, cây hương thảo không có tác hại nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên mùi thơm của cây có thể gây ra kích thích thần kinh không thích hợp cho người mang thai và bệnh nhân tăng huyết áp hay người có thần kinh nhạy cảm.
6/ Chuẩn bị trồng cây hương thảo
6.1 Chậu trồng
Chọn chậu có khả năng thoát nước tốt, có lỗ thoát nước. Nên có kích thước lớn hơn một chút để cây phát triển thoải mái, như chậu nhỏ để bàn ( 11x11cm), chậu loại to (18x17cm). Nhiều kiểu dáng mới lạ và chất liệu hậu như: nhựa PP, gốm, sứ, gỗ,….
6.2 Đất trồng
Do cây hương thảo không thể giữ nước và dễ ngập úng, nên đất trồng phải giữ lại được một lượng nước tối thiểu nhưng vẫn thoáng khí tốt. Bạn có thể tự trộn đất theo công thức: 5 đất + 2 phân trùn quế + 2 trấu hun + 1 mụn dừa. Hoặc tiện lợi hơn, Với sản phẩm Đất sạch hữu cơ SFARM dành cho hoa kiểng, rất giàu dinh dưỡng rất phù hợp cho đặc tính và sự sinh trưởng của hương thảo.
6.3 Thời gian trồng
Thời điểm thích hợp để gieo trồng hương thảo là lúc khí hậu ấm trở nên áp như cuối mùa xuân vào tháng 3 hay vào đầu thu tháng 9.
7/ Cách trồng cây hương thảo
7.1 Trồng từ hạt
Ủ hạt
Ngâm hạt trong nước ấm trong 5 giờ, Khi thấy hạt đã no nước và hạt hơi nức nanh thì rửa hạt cho hết nhờn xung quanh hạt rồi mang hạt đi ủ. Trải hạt lên giấy ăn đã tưới nước ướt khăn, xếp khăn lại và đặc vào khay. Sau đó, bọc kính khay lại bằng túi nilon rồi đặt vào chỗ tối. Sau 30 tiếng tiến hành kiểm tra, nếu hạt đã nảy mầm trắng thì có thể gieo.
Gieo hạt
Sử dụng khay trồng có nắp đậy và đất trồng đã được cho vào ⅔ khay. Hạt sau khi ủ đã nảy mầm thì gieo hạt (độ sâu 6-10 mm) vào khay. Để sau này tách cây con dễ dàng thì lúc này nên gieo hạt với khoảng cách 2cm. Sau đó tưới đẫm đất bằng bình xịt phun sương. Khi đã xong thì đậy kín khay trồng lại bằng nắp hoặc nilon (nếu không có nắp) và tiếp tục để vào chỗ tối. Qua 2 ngày tưới nước 1 lần, đợi đến khi cây nhú khỏi mặt đất thì có thể mang cây trồng nơi có nắng và ánh sáng. Đợi cây cao 4cm thì tách cây ra trồng chậu to.
Mặc khác, nếu sử dụng viên nén để gieo hạt thì đơn giản hơn, chỉ cần ngâm viên nén trong nước nở ra (khoảng 5 phút) và cho hạt đã nảy mầm trắng vào.
7.2 Trồng từ cành giâm
Cành giâm được chọn từ những cành già và khỏe mạnh. Tiến hành cắt cành giâm dài khoảng 10cm và ngắt bỏ những chiếc lá ở dưới gốc (khoảng 2,5 cm), để tránh thân cây bị thối rữa. Sau đó cấm càn góc của cành vào chậu nhỏ đã chuẩn bị sẵn đất trồng. Sau khi xong tất cả, bạn nên để chậu cây ở nơi có nắng nhẹ hay dưới bóng râm. Tưới nước đều và để ở nơi ấm áp cho đến khi cành cây đâm rễ (khoảng 3 tuần).
7.3 Trồng từ cây có sẵn
Nếu bạn không có điều kiện và kinh nghiệm để gieo, bạn có thể đến những cửa hàng cây giống và chuẩn bị thêm đất trồng, chậu trồng,… Đầu tiên, cần chọn cây có xanh tốt và đã phát triển đầy đủ. Tiến hành trồng cây vào chậu vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, cho đất trồng vào chậu (⅔ chậu) rồi đặt bầu cây hương thảo vào giữa chậu và lấp đất đầy chậu. Bạn nên đặt chậu trồng nơi mát mẻ, tránh nắng gắt. Tưới nước mỗi sáng (6-9h), tưới đủ ẩm đất và không tưới lên lá hay ngập úng. Sau 3 tuần cây đã bắt đầu ra rễ khỏe mạnh và phát triển. Khi thực hiện thao tác nhẹ nhàng và dứt khoát để cây không bị dập, gãy.
7.4 Cây hương thảo bán ở đâu?
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua cây hương thảo ở các cửa hàng hoặc vườn ươm giống, vì chúng đang được trồng khá phổ biến.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua hạt giống hương thảo ở trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki,… nếu địa phương bạn không có.
8/ Chăm sóc cây hương thảo
8.1 Nước tưới
Sử dụng bình phun tưới trực tiếp vào gốc cây sao cho vừa đủ ướt lớp đất trên mặt chậu. Tưới 2 lần/ ngày, vào lúc 8-9 giờ buổi sáng và 1 lần nữa lúc chiều mát. Có thể dùng nước tự nhiên từ nước mưa hay ao hồ, nhưng nếu là nước máy thì cần phải để nước trong bể 1 đêm rồi mới được dùng.
8.2 Bón phân
Xem thêm : Sữa Dưỡng Thể Vaseline Có Làm Trắng Da Không?
Để bổ sung dinh dưỡng cho cây thì đều đặn 2 lần/tháng để cây phát triển tốt nhất. Chỉ cần 1 muỗng nhỏ NPK 15-5-20-3,5 TE hòa tan trong 1l nước và phun vào gốc cho mỗi lần bón. Đối với phân bón lá, nên dùng NPK 20-20-20, vitamin B1 và nấm sinh học kết hợp sẽ cho ra những cành lá mướt mát. Thực hiện bón phân vào buổi sáng hoặc chiều mát để cây hấp thụ tốt nhất.
8.3 Tỉa cành
Cây cũng cần tỉa cành (khoảng 5cm), tạo dáng thường xuyên vào mỗi mùa xuân, việc này còn kích thích sự ra hoa và mọc chồi mới của cây.
8.4 Giữ ấm cho cây khi vào lạnh
Mặc dù cây thích nghi với khí hậu lạnh, nhưng nếu nhiệt độ thấp hơn 18 độ C thì cây dễ bị tổn thương và chết. Chúng ta có cách sau: Nếu chậu nhỏ hoặc cây con thì bạn có thể đem vào để trong nhà, nhưng đối với cây lớn thì cần phủ gốc bằng rơm rạ, mùn cưa rồi phủ một lớp màn bạc phía trên cây. Tưới nước vừa đủ để đất không bị khô và không tỉa cành vào mùa này.
9/ Phòng trừ sâu bệnh thường gặp
Hầu như không có sâu hại, ít bị bệnh nhưng hay bị thối lá hoặc thối rễ khi để ở môi trường quá ẩm ướt.
Sâu ăn lá, sâu cuốn lá xuất hiện vào mùa mưa nắng xen kẽ và ẩm độ cao và ăn các chồi, lá non. Rệp sáp gây hại chủ yếu trên thân và tán lá hút chất dinh dưỡng từ cây. Bạn có thể sử dụng những loại thuốc hữu cơ để diệt trừ sâu hại như chế phẩm sinh học dầu neem SFARM cho hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo an toàn cho cây hoặc cồn, pyrethrine, xà phòng diệt côn trùng và rotenone,…
Bên cạnh đó cũng có bệnh hại xuất hiện như: Bệnh héo lá (do nấm verticillium) làm cho một phần của cây đột ngột héo vàng hoặc nâu rồi chết. Bệnh thối rễ (do đất không thoát nước tốt) biểu hiện cây héo, úng và dai, lá bị héo trước rồi đến các cành và toàn thân cây sẽ ủng và chuyển đen, đặc biệt ở phần rễ cò có mùi do bị thối. Để trị các bệnh trên bạn cần thường xuyên kiểm tra đất và rễ cây, dùng kéo cắt bỏ những phần bị bệnh và sử dụng các loại thuốc trừ nấm. Thay chậu mới và xử lý qua cồn pha loãng hoặc thuốc diệt nấm trước và thay luôn hỗn đất mới thoát nước tốt vào.
10/ Thu hoach và sử dụng
10.1 Thu hoạch
Hương thảo được trồng và cho thu hoạch 2-3 lần/năm, Mỗi lần thu cách nhau 4 tháng. Thu hoạch bằng cách cắt ở góc hoặc lấy phần lá cây. Bạn có thể bảo quản ở nơi khô mát, làm đông hương thảo và dự trữ trong tủ lạnh dùng dần hoặc làm khô sẽ giữ được nhiều tháng.
10.2 Sử dụng
Hương thảo sau thu hoạch được sử dụng đa dạng từ làm thuốc trong đông y, chiết xuất tinh dầu để sản xuất nước hoa, xà phòng,… hoặc làm các sản phẩm lưu niệm như túi hương, hoa khô từ hương thảo. Nó còn là loại gia vị tuyệt vời cho cẩ món ngọt và món mặn trong nấu nướng hoặc dùng để ngâm rượu cũng là một cách thưởng thức mới lạ và nhiều sức khỏe.
Với những ưu điểm và lợi ích của cây hương thảo mang lại và các Cách trồng cây hương thảo và bí quyết chăm sóc chuẩn nhất từ Đặng Gia Trang, thì sao bạn không trông một vài chậu thật thơm xung quanh nhà. Chúc các bạn thành công và có trải nghiệm thú vị nhé! Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm:
- Chia sẻ 2 cách trồng cây thù lù đầy đủ nhất
- Hướng Dẫn Cách Trồng Tía Tô Đất Trong Chậu
- Cách trồng và chăm sóc rau răm dễ dàng tại nhà
- Cách trồng rau ngò gai trong thùng xốp hiệu quả ngay tại nhà
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp