Kiến ba khoang là loại côn trùng có nọc rất độc, nếu dịch tiết ra tiếp xúc với da sẽ gây những tổn thương khá nghiêm trọng như nổi mụn nước li ti, ngứa ngáy dữ dội… Chính vì vậy, có rất nhiều người thắc mắc không biết liệu “bị kiến ba khoang cắn có lây không?”. Để giải đáp thắc mắc này, hãy tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
Kiến ba khoang là loài côn trùng xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa, những nơi ẩm thấp như cánh đồng, ruộng lúa, bãi rác, công trình đang xây dựng… Kích thước trung bình của một con kiến ba khoang khá nhỏ, nhỏ hơn hạt lúa, hình dạng thon dài, có cánh với 2 màu chủ đạo là đỏ và đen xen kẽ nhau.
Bạn đang xem: Bị Kiến Ba Khoang Cắn Có Lây Không? Nên Bôi Thuốc Gì?
Loại côn trùng này rất thích ánh sáng đèn vào ban đêm, chúng thường đi theo ánh đèn và vào nhà trú ngụ ở những nơi như quần áo, chăn mền, nệm ngủ, tủ, kệ, gầm giường…
Theo thông tin của các chuyên gia, khi bị kiến ba khoang cắn sẽ rất đau rát và ngứa ngáy. Do trong phần bụng của chúng có chứa độc tố pederin được biến đến với lượng độc tố cao gấp 12 – 15 lần rắn hổ mang. Thậm chí, nọc độc của chúng cũng tồn tại trong máu, kể cả khi chúng đã chết khô nhiều năm thì độc tố vẫn tồn tại trong xác.
Độc tố của kiến ba khoang thường được phát tán nếu vô tình đụng trúng chúng hoặc bạn cố tình chà xát, miết để giết chúng. Khị bị cắn, nọc độc mạnh làm kích phát các phản ứng trên da, vết cắn của kiến ba khoang thường xuất hiện tại các vùng da hở như tay, chân, cổ, mặt, gáy, vai… Những triệu chứng này thường diễn tiến theo các giai đoạn tương ứng sau:
Bị kiến ba khoang có lây không là vấn đề không ít người thắc mắc vì hoang mang lo sợ nếu có lây sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên, theo thông tin từ các chuyên gia da liễu, những tổn thương trên da do bị kiến ba khoang cắn cũng tương tự như triệu chứng viêm da tiếp xúc, điển hình như nổi mụn nước, ngứa ngáy, chảy dịch, thậm chí là lở loét… Do đó, chúng hoàn toàn không có khả năng lây lan từ người sang người dù dưới bất kỳ hình thức nào.
Xem thêm : 7 sữa dưỡng thể trắng da toàn thân Vaseline tốt nhất hiện nay
Nguyên nhân là do các tổn thương đặc trưng này chỉ xảy ra dưới sự hoạt động của huyết thanh trong cơ thể, không liên quan đến vi khuẩn, virus hay nấm nên về bản chất sẽ không thể lây lan.
Tuy nhiên, vì vùng da bị tổn thương rất ngứa ngáy khiến bạn có xu hướng muốn dùng tay để cào gãi hoặc chà xát mạnh. Nhưng thực tế hành động này không chỉ không giúp giảm ngứa mà còn khiến da trầy xước, vỡ mụn nước, rỉ dịch và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da, bội nhiễm. Không những vậy, đây cũng là nguyên nhân làm lây lan những tổn thương sang các vùng da bình thường khỏe mạnh khác.
Vì vậy, khi bị loại côn trùng này cắn hãy hết sức cẩn thận, thực hiện các bước xử lý và đến bệnh viện để được tư vấn biện pháp điều trị hiệu quả, an toàn.
Nọc của kiến ba khoang rất mạnh, rất độc nhưng thực tế khi bị cắn, lượng độc tố bám lại trên da người thông qua vết cắn không quá lớn, chúng chỉ đủ để gây ra những triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, đau rát, nổi mụn nước, da phồng rộp… hoặc nặng nhất là gây viêm da mủ. Vì vậy, bị kiến ba khoang cắn không quá nguy hiểm đến tính mạng và hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu xử lý đúng cách, kịp thời.
Sau khoảng 12 – 36 tiếng tính từ thời điểm da tiếp xúc với độc tố kiến ba khoang, trên da mới bắt đầu bộc phát các triệu chứng. Do đó, lời khuyên tốt nhất cho bạn đó là phải xử lý vết thương ngay sau khi bị cắn, sau đó đến bệnh viện để thăm khám đánh giá mức độ và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
Nếu bỏ qua giai đoạn này, điều trị muộn khi các tổn thương đã diễn tiến nặng nề, nhiễm trùng, bội nhiễm sẽ rất lâu khỏi. Đặc biệt, khi đã khỏi rồi thì chắc chắn sẽ để lại những vết sẹo thâm xấu gây mất thẩm mỹ và giảm ngoại hình của bạn. Một vài trường hợp bị kiến ba khoang cắn vào vùng quanh mắt hoặc độc tố kiến ba khoang dính vào mắt do dụi mắt bằng tay đã tiếp xúc với vết thương sẽ gây sưng phù da, viêm kết mạc, sụp mí và thậm chí là bị mù tạm thời.
Xem thêm : Hoàn cảnh sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ? Tóm tắt tác giả tác phẩm?
Nếu không may bị kiến ba khoang cắn, bạn cần tiến hành sơ cứu càng sớm càng tốt để làm dịu đi những tổn thương trên da. Cách thực hiện như sau:
Cụ thể một số loại thuốc bôi ngoài da điều trị tại chỗ thường dùng phổ biến trong điều trị tổn thương do kiến ba khoang cắn như:
Lưu ý: Tùy theo từng trường hợp cụ thể, mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc và hướng dẫn liều dùng phù hợp. Chẳng hạn như thuốc mỡ corticoid bôi từ 4 – 6 lần/ ngày, kem bôi phenergan 8 – 10 lần/ ngày. Ngoài ra, bác sĩ cũng lưu ý người bệnh khi sử dụng thuốc phải massage thuốc cho đến khi thẩm thấu hết vào da để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Để đạt hiệu quả điều trị cao, người bệnh cần chú ý song song với các sử dụng thuốc cũng cần phải chủ động thực hiện các bước chăm sóc sau để đẩy nhanh quá trình tự làm lành các vết thương trên da:
Đồng thời, hãy thực hiện các biện pháp đơn giản sau đây để phòng tránh sự tấn công của kiến ba khoang:
Trên đây là những thông tin cơ bản về loài kiến ba khoang, kiến ba khoang có lây không và cách xử lý khi bị cắn. Hy vọng rằng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp quý bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn và biết cách chăm sóc, điều trị để kiểm soát tình trạng bệnh và giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 05/03/2024 11:09
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024