Mệnh giá cổ phiếu là khái niệm thường thấy trong đầu tư chứng khoán. Bản chất của nó chính là giá trị được ghi trên cổ phiếu. Vậy giá trị này có ý nghĩa gì, mệnh giá khác với giá thị trường như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Nói một cách đơn giản, nó là giá trị được ghi trên cổ phiếu. Giá trị này được ấn định bởi công ty phát hành cổ phiếu đó. Khái niệm này thường được dùng để ghi sổ sách kế toán của công ty.
Bạn đang xem: Mệnh giá cổ phiếu là gì? Mệnh giá và thị giá có gì khác nhau?
Trong thực tế, mệnh giá không có quá nhiều ý nghĩa. Vì giá của chứng khoán sẽ biến động theo cung cầu của nó. Thông thường, cổ phiếu sẽ có mệnh giá 10.000 đồng. Nhưng giá thị trường của cổ phiếu này có thể cao hơn hoặc thấp hơn.
Mệnh giá chỉ quan trọng vào lần đầu công ty phát hành để huy động vốn thành lập. Lúc này, tổng giá trị của tất cả các cổ phiếu phát hành lần đầu sẽ là vốn điều lệ của công ty.
Ví dụ, công ty A phát hành 10 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng. Vốn điều lệ của công ty A sẽ là 100 tỷ.
Xem thêm : Tin tức
Nếu công ty phát hành với mệnh giá lớn hơn 10.000 đồng thì số dư còn lại sẽ được ghi vào khoản “thặng dư vốn“.
Ví dụ, công ty phát hành 1.000.000 cổ phiếu với giá 15.000 đồng. Lúc này vốn điều lệ sẽ là 1.000.000 x 10.000 = 10.000.000.000 đồng. Còn dư 5.000 sẽ được nhân với 1.000.000 cổ phiếu là 5.000.000 đồng. 5.000.000 đồng này sẽ được ghi vào Thặng dư vốn cổ phần.
Quy định về mệnh giá chứng khoán theo điều 10, Luật chứng khoán 2006 bao gồm:
Như đã nêu trên, pháp luật quy định giá trị ghi trên cổ phiếu cho lần phát hành đầu tiên của công ty là 10.000 đồng. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc giá 10.000 đồng là giá phát hành thấp nhất. Các doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu với số tiền thấp hơn giá trị sổ sách. Với điều kiện doanh nghiệp phải được Ủy ban chứng khoán chấp thuận.
Mệnh giá và thị giá cổ phiếu là hai khái niệm khác nhau. Trên thực tế, hiếm khi nào cổ phiếu có giá trị sổ sách bằng với thị giá.
Như đã giải thích ở trên, mệnh giá được quyết định bởi công ty khi phát hành chứng khoán. Còn thị giá là giá trên thị trường của cổ phiếu đó tại một thời điểm nhất định. Thị giá luôn biến động theo thời gian do cung cầu trên thị trường chứng khoán. Mệnh giá cổ phiếu có thể được xem trong báo cáo tài chính của công ty phát hành. Còn thị giá là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Ví dụ mã chứng khoán PNJ có mệnh giá trên báo cáo thường niên năm 2021 là 10.000 đồng. Còn thị giá của PNJ tính theo giá giao dịch ngày 10/07/2022 là 103.000 đồng.
Theo quy định, đối với phát hành lần đầu, doanh nghiệp bắt buộc phải phát hành với mệnh giá 10.000 đồng. Tuy nhiên, đối với các lần phát hành sau, doanh nghiệp có thể tự ấn định giá phát hành cổ phiếu. Hiện nay chưa có quy định nào cụ thể về mức giá thấp nhất doanh nghiệp có thể phát hành. Vì vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể phát hành cổ phiếu dưới 10.000 đồng .
Tuy nhiên, điều này sẽ phải được Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận. Trên thực tế, đã có trường hợp Ủy ban chứng khoán đồng ý cho doanh nghiệp phát hành dưới mệnh giá. Chính vì vậy, việc phát hành này có thể xảy ra, nhưng cần được sự phê duyệt của cơ quan chức năng.
Qua bài viết này, mong rằng bạn đã hiểu được thêm về mệnh giá cổ phiếu. Điều quan trọng nhất là phân biệt được mệnh giá với giá thị trường. Hiểu được cách mệnh giá hoạt động là một trong những kiến thức cần thiết khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi các bài viết về kiến thức đầu tư tiếp theo trên DNSE nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 25/04/2024 02:07
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024