“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự’ (khoản 1 Điều 16 BLDS năm 2015). Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, cổ nghĩa vụ; là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể.
-Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế – xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.
Bạn đang xem: Năng lực pháp luật xuất hiện ở cá nhân xuất hiện khi nào?
– Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật, khoản 2 Điều 16 BLDS năm 2015 quy định: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau”. Năng lực pháp luật dân sự eủa cá nhẫn không bi hạn chế bôi bất cứ lí do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc…). Mọi cá nhân công dân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không đồng nghĩa với quyền dân sự chủ quan của cá nhân mà chỉ là tiên đề để cho công dân có các quyền dân sự cụ thể. Tuy nhiên, chủ thể không có khả năng hưởng quyền thì cũng không thể có quyền dân sự cụ thể được.
– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân nhưng Nhà nước cũng không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cá nhân khác. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính nhân thân của chủ thể và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác. Điều 18 BLDS năm 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dãn sự của cá nhân không thế bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định”. Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Có hai dạng bị hạn chế sau:
+ Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó không được phép thực hiện các giao dịch dân sự cụ thể. Ví dụ: người nước ngoài không có quyền sở hữu về nhà ở nên không được phép mua bán nhà ở tại Việt Nam, trừ trường hợp luật có quy định khác..
+ Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dự. toà án ra quyết định cấm cư trú đối với một người nào đó đã hạn chế năng lực pháp luật cụ thể của người đó trong khoảng thời gian xác định.
Tuy vậy, về bản chất, đây không phải là tước bỏ năng lực pháp luật dân sự mà chỉ là tạm đình chỉ khả năng này – khả năng biến quyền khách quan thành quyền chủ quan của chủ thể riêng biệt. Việc hạn chế này chỉ đối với một số quyền cụ thể mà không phải là năng lực pháp luật dân sự nói chung. Việc hạn chế năng lực pháp luật dân sự không đồng nghĩa với việc tước bỏ một quyền dân sự cụ thể (kê biên tài sản, tịch thu tài sản…).
– Tính bảo đảm của năng lực pháp luật dân sự
Khả năng có quyền và nghĩa vụ vẫn chỉ tồn tại là những quyền khách quan mà pháp luật quy định cho các chủ thể. Đe biến những “khả năng” này thành các quyền dân sự cụ thể cần phải có những điều kiện khách quan cũng như chủ quan. Những điều kiện khách quan là những điều kiện kinh tế, xã hội, những chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể.
Xem thêm : 16 tuổi làm đám cưới mà không đăng ký kết hôn có phạm luật?
Theo Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Trong đó, mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau và có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Do đó, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân xuất hiện khi cá nhân đó sinh ra và chấm dứt khi mất đi.
Quyền dân sự trong năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác lập từ các căn cứ theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
– Hợp đồng.
– Hành vi pháp lý đơn phương.
– Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật.
– Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
– Chiếm hữu tài sản.
– Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Xem thêm : 12 đồng chí Đại tướng trong QĐND Việt Nam
– Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
– Thực hiện công việc không có ủy quyền.
– Căn cứ khác do pháp luật quy định.
Theo Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự bao gồm:
– Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
– Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.
Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
– Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
– Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 10:03
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024