QMI Education – Trong bài viết này, Tiếng Việt Online sẽ giới thiệu đến các bạn những cách xưng hô của người Việt nhé!
Khi nói chuyện với mọi người, tuỳ vào tuổi tác, mức độ thân thiết,… mà người Việt có những cách xưng hô khác nhau:
Bạn đang xem: Tin chung
Khi xưng “con” thì đối tượng được hướng tới sẽ là ông bà, cha mẹ, những người họ hàng ngang vai với ông bà cha mẹ, với thầy cô giáo, với những người già.
Khi xưng “cháu” với ông bà, cô, dì, chú, bác hoặc những người ngang tuổi với bố mẹ, ông bà của mình.
Khi xưng “em” sẽ đối với những người anh, chị (người lớn hơn tuổi mình). Đối với thầy cô giáo hoặc khi xưng với người chồng của mình.
Khi xưng bố/mẹ với con của mình và xưng ông/bà với cháu của mình.
Khi xưng “Chị”/”Anh” với với em trai/gái hoặc người nhỏ tuổi hơn mình.
Khi xưng “Cô”, “dì”, “bác”, “thím”, “chú” … với các cháu có quan hệ họ hàng, hoặc với người nhỏ tuổi hơn mình nhiều.
Khi xưng “Tôi”, với tất cả mọi người thường chỉ nói với người mới gặp lần đầu hoặc phóng viên.(Người Việt rất ít khi sử dụng tôi trong giao tiếp mà chủ yếu dùng trên văn bản)
Khi xưng “Tao”, “ta”, với một số người, khi đương sự không cần giữ lễ, hoặc muốn biểu lộ uy quyền, hoặc sự tức giận.
Khi xưng “tớ”, “mình” đối với bạn bè hay những người đồng trang lứa (cùng độ tuổi).
Đã xoá một số câu vì bài này tập trung nói về cách xưng hô của bản thân, không phải nói về cách gọi người khác. Nếu thêm phần “quý vị”, “các bạn” vào thì bài này phải thêm vào tất cả các phần phía trên.
Xưng “chúng tôi”, “chúng ta” nói chung. Xưng “chúng em”, “tụi em” đối với thầy cô, anh chị. Đây là những từ xưng khi một người đứng ra đại diện cho một tập thể.
Ví dụ: Anna đến lớp học buổi đầu tiên.
Cô giáo: Xin chào cả lớp! Hôm nay lớp chúng ta chào đón một bạn mới. Bạn Anna.
Anna: Chào các bạn! Mình là Anna. Rất mong được các bạn giúp đỡ.
Xem thêm : Bôi Mỡ Trăn Bao Lâu Thì Rửa? Cách bôi mỡ trăn hiệu quả
Cô giáo: Cho bạn một tràng pháo tay nào. Chúng ta sẽ cùng nhau giúp đỡ bạn nhé!
Ngôi thứ nhất:
Như đã nói ở mục ngôi số ít, ta sẽ xưng là con, cháu, em, anh/chị, bố/mẹ, ông/bà, cô/dì/thím/mợ/cậu/chú/bác.
Ngôi thứ hai:
Bố/Mẹ
Ông/bà
Anh/chị
Em
Cô (em của bố), dì (em của mẹ), mợ (vợ của em trai của mẹ), thím (vợ của em trai của bố) bác (chị của bố/mẹ)
Chú (em của bố), cậu (em của mẹ), bác (anh của bố/mẹ)
Giống ngôi thứ hai
Với bạn bè:
Ngôi thứ nhất: tớ, mình (lịch sự), tao (thân mật)
Ngôi thứ hai: cậu, bồ (lịch sự), mày (thân mật)
Với thầy cô:
Ngôi thứ nhất: em, con
Ngôi thứ hai: thầy, cô
Xem thêm : Toàn cầu hóa là gì? Nguyên dân, nội dung và hệ quả của toàn cầu hóa
Với học sinh:
Ngôi thứ nhất: tôi, thầy, cô
Ngôi thứ hai: em, trò, cậu, cô, anh, chị
Ta xưng ”em” khi nói chuyện với cấp trên và gọi cấp trên bằng tên hoặc chức vụ. Cấp trên có thể xưng “tôi” và gọi cấp dưới bằng “anh”, “cậu”, “chị”, “em”.
Có thể xưng “tôi” vì đây là từ xưng hô mang tính chuyên nghiệp trong giao tiếp công sở.
Ví dụ:
Quang: Chào ông giám đốc. Tôi đại diện đến từ công ty ABC đến để trao đổi công việc với ông.
Giám đốc: Chào cậu! Chúng ta bắt đầu thôi.
Tuy nhiên cách xưng tôi ít được ưa dùng, vì nó có chút gì đó tạo khoảng cách. Thông thường khi sang công ty khác nếu gặp người lớn tuổi hơn thì gọi : anh, chị, cô, chú và xưng em, cháu. Nếu gặp người ít tuổi hơn thì có thể gọi : em, và xưng : mình, tớ (tùy mức độ thân mật).
Để có thêm nhiều bài học thú vị, vui lòng liên hệ:
QMI EDUCATION
->>> Đăng ký tư vấn <TẠI ĐÂY>
Inbox: m.me/YeutiengViet154
Tel: 024 3869 1999
Hotline: 0914 154 668
Mail: tuvanqmi@outlook.com
Address: số 14 Trung Yên 3, Cầu Giấy, Hà Nội
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 23:39
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024