QMI Education – Trong bài viết này, Tiếng Việt Online sẽ giới thiệu đến các bạn những cách xưng hô của người Việt nhé!
- Những điều cần biết về chứng chỉ hành nghề dược
- Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch chi tiết, đúng chuẩn
- Bài 1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử – Kết nối tri thức 10
- Bật mí cách đổi tên Wifi trên iPhone cực kỳ đơn giản và nhanh chóng mà ai cũng có thể làm được
- Bảng giá dịch vụ ly hôn trọn gói của công ty Việt Mỹ
I. CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT THEO NGÔI
1. NGÔI SỐ ÍT
Khi nói chuyện với mọi người, tuỳ vào tuổi tác, mức độ thân thiết,… mà người Việt có những cách xưng hô khác nhau:
Bạn đang xem: Tin chung
Khi xưng “con” thì đối tượng được hướng tới sẽ là ông bà, cha mẹ, những người họ hàng ngang vai với ông bà cha mẹ, với thầy cô giáo, với những người già.
Khi xưng “cháu” với ông bà, cô, dì, chú, bác hoặc những người ngang tuổi với bố mẹ, ông bà của mình.
Khi xưng “em” sẽ đối với những người anh, chị (người lớn hơn tuổi mình). Đối với thầy cô giáo hoặc khi xưng với người chồng của mình.
Khi xưng bố/mẹ với con của mình và xưng ông/bà với cháu của mình.
Khi xưng “Chị”/”Anh” với với em trai/gái hoặc người nhỏ tuổi hơn mình.
Khi xưng “Cô”, “dì”, “bác”, “thím”, “chú” … với các cháu có quan hệ họ hàng, hoặc với người nhỏ tuổi hơn mình nhiều.
Khi xưng “Tôi”, với tất cả mọi người thường chỉ nói với người mới gặp lần đầu hoặc phóng viên.(Người Việt rất ít khi sử dụng tôi trong giao tiếp mà chủ yếu dùng trên văn bản)
Khi xưng “Tao”, “ta”, với một số người, khi đương sự không cần giữ lễ, hoặc muốn biểu lộ uy quyền, hoặc sự tức giận.
Khi xưng “tớ”, “mình” đối với bạn bè hay những người đồng trang lứa (cùng độ tuổi).
2. NGÔI SỐ NHIỀU
Đã xoá một số câu vì bài này tập trung nói về cách xưng hô của bản thân, không phải nói về cách gọi người khác. Nếu thêm phần “quý vị”, “các bạn” vào thì bài này phải thêm vào tất cả các phần phía trên.
Xưng “chúng tôi”, “chúng ta” nói chung. Xưng “chúng em”, “tụi em” đối với thầy cô, anh chị. Đây là những từ xưng khi một người đứng ra đại diện cho một tập thể.
Ví dụ: Anna đến lớp học buổi đầu tiên.
Cô giáo: Xin chào cả lớp! Hôm nay lớp chúng ta chào đón một bạn mới. Bạn Anna.
Anna: Chào các bạn! Mình là Anna. Rất mong được các bạn giúp đỡ.
Xem thêm : Nhân số
Cô giáo: Cho bạn một tràng pháo tay nào. Chúng ta sẽ cùng nhau giúp đỡ bạn nhé!
II. CÁCH XƯNG HÔ TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
1. XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH
Ngôi thứ nhất:
Như đã nói ở mục ngôi số ít, ta sẽ xưng là con, cháu, em, anh/chị, bố/mẹ, ông/bà, cô/dì/thím/mợ/cậu/chú/bác.
Ngôi thứ hai:
Bố/Mẹ
Ông/bà
Anh/chị
Em
Cô (em của bố), dì (em của mẹ), mợ (vợ của em trai của mẹ), thím (vợ của em trai của bố) bác (chị của bố/mẹ)
Chú (em của bố), cậu (em của mẹ), bác (anh của bố/mẹ)
Ngôi thứ ba:
Giống ngôi thứ hai
2. XƯNG HÔ Ở TRƯỜNG HỌC
Với bạn bè:
Ngôi thứ nhất: tớ, mình (lịch sự), tao (thân mật)
Ngôi thứ hai: cậu, bồ (lịch sự), mày (thân mật)
Với thầy cô:
Ngôi thứ nhất: em, con
Ngôi thứ hai: thầy, cô
Xem thêm : Độ mờ da gáy bình thường có cần làm Double Test không?
Với học sinh:
Ngôi thứ nhất: tôi, thầy, cô
Ngôi thứ hai: em, trò, cậu, cô, anh, chị
3. XƯNG HÔ TẠI NƠI LÀM VIỆC
Ta xưng ”em” khi nói chuyện với cấp trên và gọi cấp trên bằng tên hoặc chức vụ. Cấp trên có thể xưng “tôi” và gọi cấp dưới bằng “anh”, “cậu”, “chị”, “em”.
Có thể xưng “tôi” vì đây là từ xưng hô mang tính chuyên nghiệp trong giao tiếp công sở.
Ví dụ:
Quang: Chào ông giám đốc. Tôi đại diện đến từ công ty ABC đến để trao đổi công việc với ông.
Giám đốc: Chào cậu! Chúng ta bắt đầu thôi.
Tuy nhiên cách xưng tôi ít được ưa dùng, vì nó có chút gì đó tạo khoảng cách. Thông thường khi sang công ty khác nếu gặp người lớn tuổi hơn thì gọi : anh, chị, cô, chú và xưng em, cháu. Nếu gặp người ít tuổi hơn thì có thể gọi : em, và xưng : mình, tớ (tùy mức độ thân mật).
Để có thêm nhiều bài học thú vị, vui lòng liên hệ:
QMI EDUCATION
->>> Đăng ký tư vấn
Inbox: m.me/YeutiengViet154
Tel: 024 3869 1999
Hotline: 0914 154 668
Mail: tuvanqmi@outlook.com
Address: số 14 Trung Yên 3, Cầu Giấy, Hà Nội
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp