Categories: Tổng hợp

Tố tụng dân sự là gì? Quy trình tố tụng dân sự tại Việt Nam

Published by

Tố tụng dân sự là một trong những biện pháp người dân chủ động nhờ sự hỗ trợ của pháp luật để giải quyết các tranh chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác. Và với sự minh bạch của pháp luật, việc “đáo tụng đình” không phải là “vô phúc” mà là giải pháp hợp lý, hữu hiệu nhất để giải quyết mọi vấn đề trong mọi trường hợp tranh chấp.

Người dân được pháp luật bảo vệ bằng hệ thống luật pháp nghiêm minh. Việc đúng sai sẽ có pháp luật phân xử là quan niệm của xã hội tiến bộ ngày nay.

Nhận thức và sự tin cậy của người dân về quyền và sự bảo vệ quyền được thể hiện rất rõ. Ý thức tôn trọng pháp luật và chủ động sử dụng pháp luật trong các hoạt động xã hội, đặc biệt là trong các tranh chấp khi quyền lợi bị xâm phạm đều được hầu hết người dân thực hiện.

Cùng tìm hiểu sâu hơn vềquy trình tố tụng dân sự ở Việt Nam được thực hiện như thế nào nhé!

Tố tụng dân sự là gì?

Tố tụng dân sự là một phần trong hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước thông qua điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự theo các quy phạm pháp luật.

Hay có thể nói cách khác, tố tụng dân sự là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa tòa án, viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng trong quá trình toà án giải quyết án dân sự và thi hành án dân sự.

Thủ tục tố tụng dân sự được hiểu là trình tự, thủ tục yêu cầu khởi kiện để Tòa án nhân dân xem xét giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.

Tố tụng dân sự bao gồm những hoạt động pháp lý liên quan đến việc đưa vụ việc ra trước Tòa án, xem xét chứng cứ và chứng minh các quyền và lợi ích, và cuối cùng là Tòa án sẽ ra phán quyết về vụ việc đó.

Người tham gia tố tụng gồm những ai?

Người tham gia tố tụng dân sự là người thực hiện hay góp phần tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác. Các hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng dân sự chịu sự chi phối của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, tại Chương VI, người tham gia tố tụng, Điều 68, đương sự trong mỗi loại vụ việc được xác định khác nhau:

  • Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Đương sự trong vụ án dân sự, sẽ gồm:

  • Nguyên đơn: Là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
  • Bị đơn: Là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Đương sự trong việc dân sự, sẽ gồm:

  • Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Những người tham gia tố tụng khác:

Bên cạnh các đương sự trong vụ việc dân sự, còn có những người tham gia tố tụng khác.

  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
  • Người làm chứng: Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
  • Người giám định: Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.
  • Người phiên dịch: Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
  • Người đại diện: Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

> Xem thêm: Thời Hiệu Khởi Kiện Vụ Án Dân Sự Được Quy Định Như Thế Nào?

Thủ tục tố tụng dân sự được diễn ra như thế nào?

Thủ tục tố tụng dân sự cơ bản gồm những bước sau đây:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện cho cơ quan pháp lý có thẩm quyền

Để bắt đầu quá trình tố tụng dân sự, bạn cần nộp đơn khởi kiện cho cơ quan pháp lý có thẩm quyền

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu điện. Cụ thể:

– Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

– Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

– Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

– Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Bước 2: Tòa án nhận đơn và phân công thẩm phán xem xét đơn

Khoản 2 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn, chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác, trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Thụ lý vụ án

Quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí và thụ lý vụ án theo thủ tục.

Bước 4: Tiến hành hòa giải

Theo Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nguyên tắc tiến hành hòa giải là: Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình. Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Trong vòng 01 tháng để chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ, ra các quyết định đình chỉ xét đơn, trưng cầu giám định, định giá tài sản, mở phiên tòa giải quyết việc dân sự… trước khi đưa vụ án ra xét xử.

Lưu ý: Nếu chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì có thể kéo dài thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu nhưng không vượt quá 01 tháng.

Bước 6: Xét xử ở phiên tòa sơ thẩm

Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.

> Xem thêm: Thời Hiệu Khởi Kiện Vụ Án Hành Chính – Những Điều Bạn Cần Biết

Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự là gì?

Theo Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nguyên tắc hòa giải là một nguyên tắc cơ bản và đặc trưng của tố tụng dân sự. Việc hòa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa giảm bớt giai đoạn tố tụng kéo dài, vừa giải quyết vụ án triệt để mâu thuẫn giữa các đương sự cũng như tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và công dân.

Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự là một phương pháp giải quyết tranh chấp mà các bên liên quan đồng ý thương lượng và giải quyết vấn đề trước khi đưa vụ việc ra xét xử trước Tòa án

Đây cũng là nguyên tắc xác định trách nhiệm của Tòa án được ghi nhận tại Điều 10 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.”

Theo đó, trách nhiệm của Tòa án là hòa giải vụ việc dân sự và tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự trên cơ sở tự nguyện. Tự nguyện tham gia hòa giải, tự nguyện thỏa thuận nội dung nếu nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.

Tố tụng dân sự góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mọi công dân. Hiểu rõ trình tự thủ tục và chấp hành đúng pháp luật là trách nhiệm của mỗi người dân, góp phần hoàn thiện trật tự xã hội, xây dựng xã hội tốt đẹp.

Đừng quên theo dõi và cập nhật những thông tin hữu ích trên trang web của chúng tôi. Khi cần, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: letran@corporatecounsel.vn

This post was last modified on 20/04/2024 00:43

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

12 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

12 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

16 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

20 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

21 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

22 giờ ago