Categories: Tổng hợp

6 nhóm người này tuyệt đối không nên ăn măng

Published by
Măng tươi tốt cho sức khoẻ nhưng “cấm kỵ” đối với những người mắc một số bệnh. Ảnh: Xinhua

1. Phụ nữ đang mang thai

Trong măng có chứa độc tố glucozit, thành phần này sẽ sản sinh ra acid xyanhydric. Sau khi đi vào dạ dày, glucozit sẽ bị phân huỷ dưới tác động của men tiêu hoá, chất chua có trong dạ dày và cuối cùng acid xyanhyfric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn (tức là cơ thể không chịu nổi chất độc).

Đã có nhiều trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

2. Những người sử dụng thuốc aspirin thường xuyên

Những người đang phải sử dụng thuốc aspirin thường xuyên nếu ăn măng sẽ gây kích ứng đường tiêu hoá, làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

3. Người đang mắc bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày thường chuyển thành mãn tính, tái đi tái lại và ít người kiên trì chữa trị khỏi hẳn. Những người bị đau dạ dày cần kiêng cữ khá nhiều trong việc ăn uống, ngay cả sau khi đã điều trị khỏi bệnh để không bị tái phát trở lại.

Những người mắc bệnh đau dạ dày không nên ăn măng. Ảnh: Xinhua

Người bị đau dạ dày không nên ăn măng bởi trong măng có một hàm lượng acid cyanhydirc (khoảng 230 mg/kg măng củ). Đây là chất độc hại đối với dạ dày.

4. Người bị bệnh gút

Khi bị bệnh gút, bạn cần thật cẩn trọng với chế độ ăn uống bởi vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh trở nên nặng hơn. Những loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây,… sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric có trong cơ thể.

5. Trẻ em

Axit oxalic có trong măng tươi sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Vì thế, trẻ em đang ở trong giai đoạn phát triển không nên ăn măng quá nhiều để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.

6. Người bị bệnh thận

Bệnh thận đôi khi cũng là do vi khuẩn streptocoques gây nên nhưng thông thường là do những bệnh khác gây ảnh hưởng đến thành mạch máu, làm tổn hại đến thận như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường.

Nếu bạn đang mắc bệnh thận, chế độ ăn uống cần phải đặc biệt lưu ý. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận. Đặc biệt, axit oxalic kết hợp cùng với canxi còn có thể tạo ra sỏi thận.

Trong măng chứa độc tố cyanide nên không tốt cho sức khoẻ nếu như bạn không biết chế biến đúng cách.

Để loại bỏ đi độc tố trong măng, trước khi nấu bạn nên luộc, ngâm chua hoặc phơi khô măng, tuyệt đối không nên ăn măng sống.

This post was last modified on 02/03/2024 06:01

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

8 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

8 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

18 giờ ago