Paracetamol là một loại thuốc giảm đau vô cùng phổ biến, thường có mặt trong tủ thuốc gia đình hay các đơn thuốc. Tuy nhiên, bạn đã biết chính xác paracetamol là thuốc gì chưa? Tác dụng của paracetamol cũng như cách dùng paracetamol như thế nào? Những lưu ý khi dùng thuốc paracetamol?
Thuốc paracetamol thường được sử dụng trong các trường hợp cần giảm đau, hạ sốt. Đây là thuốc có thể được bác sĩ kê đơn hoặc không kê đơn, mọi người có thể tự mua về dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nắm được những thông tin cơ bản về thuốc, đặc biệt là cách dùng và liều dùng paracetamol, sẽ giúp bạn có thể sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, không để lại tác dụng phụ không mong muốn.
Paracetamol (còn có tên gọi khác là acetaminophen) là một dạng thuốc giảm đau không kê đơn. Loại thuốc này thường được sử dụng trong các trường hợp giảm đau nhẹ đến vừa hoặc có thể được dùng như thuốc hạ sốt, thuốc hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm. (1)
Không giống như các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc paracetamol không có hoạt tính kháng viêm cũng như có độ an toàn cao, không gây ra những tổn thương làm ảnh hưởng đến tim mạch, đường tiêu hóa,… Vì vậy, loại thuốc này có thể được sử dụng cho cả trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú (với liều lượng phù hợp theo khuyến cáo).
Tuy nhiên, các trường hợp sử dụng thuốc paracetamol không đúng liều lượng vẫn có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, mỗi người cần tìm hiểu kỹ về chỉ định, chống chỉ định cũng như cách dùng và liều dùng paracetamol để đảm bảo có thể dùng thuốc một cách an toàn nhất.
Thông thường, paracetamol có thể được dùng để làm giảm các triệu chứng đau, chẳng hạn như đau đầu, đau lưng, đau răng, đau khớp, đau cơ, đau do viêm khớp… Ngoài ra, thuốc còn có công dụng hạ sốt trong các trường hợp sốt do cảm cúm, sốt do tiêm vaccine,…
Mặc dù paracetamol được chứng minh là một loại thuốc giảm đau an toàn, ít để lại tác dụng phụ nhưng vẫn có một số trường hợp chống chỉ định sử dụng paracetamol hoặc nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể gồm:
Chưa có nghiên cứu về tác dụng phụ của thuốc paracetamol đối với 2 nhóm đối tượng phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Do đó, các trường hợp mang thai hay đang cho con bú sữa mẹ có thể sử dụng thuốc nhưng tốt nhất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Thuốc paracetamol được điều chế ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm dạng viên nén, viên nang, dạng lỏng, viên hòa tan và cả dạng thuốc truyền qua đường tĩnh mạch. Tùy theo từng dạng điều chế mà thuốc sẽ có hàm lượng khác nhau như 250mg, 325mg, 500 mg,…
Paracetamol có sẵn ở dạng thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn. Tác dụng của paracetamol được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau như: (3)
Tác dụng của paracetamol có thể được dùng để điều trị giảm đau thay thế cho aspirin. Tuy nhiên, loại thuốc này không có khả năng điều trị viêm như aspirin, chỉ một số trường hợp viêm khớp nhẹ mới sử dụng.
“Paracetamol liều dùng bao nhiêu?”, “Được uống mỗi lần bao nhiêu viên paracetamol?”, “Cách dùng paracetamol như thế nào?” là những thắc mắc chung của nhiều người bởi hầu hết các trường hợp, paracetamol được dùng như thuốc không kê đơn, không có hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ. Về cơ bản, mỗi người có thể dùng paracetamol theo liều lượng được khuyến cáo chung như sau: (4)
Hàm lượng paracetamol sử dụng để giảm đau, hạ sốt cho người lớn thường là:
Liều dùng paracetamol cho trẻ em sao cho an toàn được tính dựa trên trọng lượng cơ thể của trẻ:
Nhìn chung, paracetamol được đánh giá là một loại thuốc tương đối an toàn với cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Tuy nhiên, thuốc vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là khi sử dụng không đúng cách. (5)
Xem thêm : Tuổi ất mùi 2015 sinh tháng nào tốt?
Cụ thể, thuốc có thể gây nên một số phản ứng dị ứng như phát ban, nổi mẩn đỏ trên da, ngứa da, sưng mặt hoặc môi, sưng lưỡi, sưng họng,… Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, người dùng có thể cảm thấy khó thở. Cơ quan giám sát thuốc, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cũng cảnh báo, paracetamol có thể gây hoại tử biểu bì độc hại, bong da. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm xảy ra.
Ngoài ra, paracetamol cũng có thể gây tình trạng đột ngột tăng huyết áp hoặc hạ thân nhiệt trong trường hợp sử dụng cùng với một số thuốc giảm huyết áp có thành phần chứa phenothiazin.
Trong trường hợp thấy cơ thể có các phản ứng bất thường sau khi sử dụng paracetamol, người bệnh nên lập tức ngưng dùng thuốc, uống nhiều nước và theo dõi các biểu hiện phản ứng của cơ thể. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm hay ngày càng tăng nặng, cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Sử dụng thuốc paracetamol nhiều hơn liều lượng quy định được xem là dùng thuốc quá liều. Các trường hợp sử dụng paracetamol vượt quá 4g/24 giờ(với người lớn) và 50-70mg/kg/24 giờ (với trẻ em) thì thành phần thuốc này sẽ bắt đầu chuyển hóa theo con đường có thể gây ngộ độc cho gan.
Bên trong paracetamol có chứa một chất có thể biến thành chất độc cho gan, đó là N-acetylbenzoquinonimin. Khoảng 4% paracetamol sẽ biến thành chất độc này. Sau khi bạn dùng thuốc, paracetamol sẽ được hấp thu vào máu và chuyển hóa qua gan. Lúc này, gan phải “huy động” glutathione để trung hòa chất độc từ paracetamol. Trường hợp bạn dùng thuốc quá liều thì cơ thể không đủ lượng glutathione cần thiết để trung hòa paracetamol, từ đó chất độc gây hại cho gan sẽ tồn tại trong cơ thể và dẫn đến nhiễm độc gan hay thậm chí là hoại tử tế bào gan.
Bên cạnh đó, paracetamol cũng có thể truyền qua nhau thai nên nếu phụ nữ mang thai dùng quá liều thì cũng có thể gây hại cho thai nhi. Phụ nữ mang thai lạm dụng paracetamol cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Với người cao tuổi, việc sử dụng paracetamol lâu dài, dùng quá liều có thể làm suy giảm phân tử hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Đây là phân tử mang oxy nên nếu mất đi một lượng lớn phân tử này sẽ gây mệt mỏi, khiến người cao tuổi uể oải, mất năng lượng.
Khi dùng paracetamol quá liều, phần lớn thuốc sẽ lập tức được hấp thu trong vòng 2 giờ đầu tiên và nồng độ đỉnh đạt được sau khi sử dụng thuốc là 1 giờ kể từ lúc sử dụng.
Biểu hiện lâm sàng khi ngộ độc paracetamol còn phụ thuộc vào liều lượng đã uống và thời gian uống thuốc. Thông thường, tổn thương gan do ngộ độc paracetamol (nếu có) sẽ chia làm 4 giai đoạn chính:
Trong trường hợp quên liều paracetamol, hiệu quả giảm đau sẽ không còn do thuốc chỉ có tác dụng trong 4-6 giờ đầu tiên. Tuy nhiên, thuốc không gây tác dụng phụ hay phản ứng nghiêm trọng nếu quên liều.
Ngay khi phát hiện quên liều, nếu còn cảm giác đau thì người bệnh nên sớm dùng thuốc để tránh cảm giác đau và khó chịu.
Paracetamol là một dẫn xuất p-aminophenol có tác dụng giảm đau và hạ sốt, không có khả năng chống viêm. Paracetamol được cho là có tác dụng giảm đau thông qua ức chế trung tâm tổng hợp prostaglandin.
Paracetamol được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 10 đến 60 phút sau khi uống. Paracetamol được phân bố vào hầu hết các mô cơ thể.
Thuốc chứa paracetamol sẽ liên kết với protein huyết tương không đáng kể ở liều điều trị thông thường nhưng tăng khi tăng liều. Thời gian bán thải thay đổi từ khoảng 1 đến 3 giờ.
Paracetamol được chuyển hóa nhiều ở gan và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng liên hợp glucuronid và sulfat không có hoạt tính. Dưới 5% được bài tiết dưới dạng không đổi. Các chất chuyển hóa của paracetamol bao gồm một chất trung gian hydroxyl hóa nhỏ có hoạt tính gây độc cho gan. Chất chuyển hóa trung gian này được giải độc bằng cách liên hợp với glutathione, tuy nhiên, chất độc này vẫn có thể tích lũy sau khi dùng quá liều paracetamol và nếu không được điều trị có thể gây tổn thương gan không hồi phục.
Paracetamol được chuyển hóa khác nhau ở trẻ sinh non, trẻ sơ sinh, nhũ nhi và trẻ nhỏ so với người lớn. Trong đó, dạng liên hợp sulfat là dạng chuyển hóa thường gặp nhất.
Xem thêm : 12 logo hãng xe hơi xuất xứ tại Mỹ #có thể bạn chưa biết
Khi sử dụng paracetamol, bạn cần lưu ý bởi thuốc chứa paracetamol có thể tương tác với một số thuốc không kê đơn, có kê đơn và cả thảo dược, thực phẩm chức năng, bao gồm: Tramadol, Amitriptyline, Amlodipine, Caffeine, Amoxicillin, Diclofenac, Metformin, Aspirin, Atorvastatin, Codeine, Clopidogrel, Furosemide, Diazepam, Gabapentin, Lansoprazole, Ibuprofen, Naproxen, Levofloxacin, Levothyroxine, Pantoprazole, Naproxen, Pregabalin, Omeprazole, Prednisolone, Pantoprazole, Ramipril, Ranitidine, Sertraline và Simvastatin.
Ngoài ra, paracetamol cũng có tương tác với những loại thuốc khác có chứa paracetamol nếu sử dụng cùng lúc.
Ngoài tương tác với một số loại thuốc khác, paracetamol cũng có gây tương tác với rượu, các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn, làm ảnh hưởng đến gan. Bạn sẽ gặp các phản ứng như sốt, cảm thấy ớn lạnh, chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, suy nhược,… Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy đau khớp, sưng khớp, vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt, ngứa da, phát ban, chảy máu hoặc bầm tím,…
Paracetamol thường được dùng như một loại thuốc dự phòng trong nhiều gia đình hay cơ quan, văn phòng. Vì thế, cần phải có cách bảo quản hợp lý để tránh thuốc bị hỏng, biến đổi chất, không còn hiệu quả.
Với thuốc chứa paracetamol dù là dạng viên uống hay dạng viên sủi, dạng viên đặt hậu môn,… thì bạn cũng cần lưu ý bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng và nhiệt độ cao, không để thuốc ở nơi ẩm thấp hay tiếp xúc với nước. Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản thuốc paracetamol là từ 15-30°C, tránh đông lạnh thuốc. Riêng dòng paracetamol dạng viên đặt hậu môn là có thể bảo quản trong tủ lạnh.
Đặc biệt, để thuốc trên cao, tránh xa tầm tay của trẻ em. Nếu phát hiện thuốc có dấu hiệu biến đổi về màu sắc, mùi hay kết câu thì ngưng sử dụng ngay lập tức.
Thuốc paracetamol có thể được sử dụng như một loại thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Một số lưu ý cần nắm khi dùng paracetamol gồm có:
Khi dùng paracetamol thì thuốc sẽ có tác dụng giảm đau trong bao lâu là điều nhiều người quan tâm, đặc biệt là những bệnh nhân tự sử dụng thuốc trị đau đầu tại nhà.
Theo đó, thời gian để thuốc paracetamol phát huy tác dụng là sau khoảng 5 – 15 phút kể từ khi uống thuốc. Thuốc sẽ phát huy tác dụng hiệu quả nhất trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tiếng. Sau thời gian này, bạn có thể thấy cơn đau bắt đầu quay trở lại và có thể cần phải tiếp tục sử dụng thuốc.
Một vấn đề khác cũng được rất nhiều người quan tâm chính là liệu paracetamol có phải là một loại thuốc kháng sinh hay không? Câu trả lời là thuốc paracetamol không phải là thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cũng nên cẩn thận và tuân thủ đúng các hướng dẫn, chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc để đảm bảo tính hiệu quả và sự an toàn.
Có thể uống paracetamol khi đói không? Nên sử dụng thuốc paracetamol vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất? Theo các nghiên cứu cho thấy, khi dùng thuốc paracetamol để giảm đau lúc bụng đói làm tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng bất lợi, chẳng hạn như cảm giác buồn nôn hay hiện tượng nôn ói. Thành phần thuốc cũng dễ dẫn đến chứng táo bón nếu người bệnh thường xuyên dùng paracetamol trong lúc đói.
Một lưu ý quan trọng nữa là nên hạn chế dùng thuốc trong bữa ăn bởi thức ăn sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của thuốc. Thời gian dùng thuốc tốt nhất là sau bữa ăn từ 30 – 60 phút. Và nên dùng thuốc với nước ấm để làm tăng khả năng hấp thụ của thuốc và giúp tăng hiệu quả điều trị.
Thuốc paracetamol được đánh giá là một loại thuốc giảm đau an toàn, có thể sử dụng cho cả phụ nữ đang mang thai và cả phụ nữ cho con bú. Paracetamol sẽ được bài tiết một lượng cực nhỏ (< 0,2%) qua sữa mẹ. Việc người mẹ uống paracetamol với liều giảm đau thông thường dường như không gây nguy cơ nào về sức khỏe cho trẻ bú mẹ.
Tuy nhiên, nếu bạn đang cho con bú nhưng bị dị ứng, mẫn cảm với paracetamol hay suy dinh dưỡng, thuộc nhóm chống chỉ định dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc điều trị thay thế.
Để đặt lịch khám, kiểm tra, tư vấn điều trị các bệnh lý tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Thuốc paracetamol là một loại thuốc giảm đau hay hỗ trợ hạ sốt, trị cảm lạnh, cảm cúm… hiệu quả. Tuy nhiên, với những cơn đau đầu kéo dài, không nên lạm dụng thuốc để tránh lờn thuốc và các tác dụng phụ nguy hiểm. Tốt nhất nên đến bệnh viện có chuyên khoa thần kinh để được bác sĩ hỗ trợ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 30/01/2024 05:10
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024