Categories: Tổng hợp

Quy luật giá trị là gì? Tác động của quy luật giá trị tới thị trường

Published by

Bất cứ một sự vật hay hiện tượng nào trong thế giới này đều bị chi phối bởi những quy luật nhất định. Và bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về một trong những quy luật kinh tế cơ bản, chi phối quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, đó là quy luật giá trị.

I. Quy luật giá trị là gì?

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá, nó quy định bản chất và là cơ sở của những quy luật khác liên quan tới sản xuất và trao đổi hàng hoá. Đồng thời, cũng quy định mặt chất và sự vận động về mặt lượng của giá trị hàng hoá, theo đó, việc sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết cũng như tuân thủ trao đổi theo nguyên tắc ngang giá.

Quy luật giá trị trong nền kinh tế hiện nay

Quy luật giá trị hay quy luật giá trị của hàng hoá được Các Mác lần đầu trình bày trong luận chiến Sự nghèo nàn của Triết học năm 1847, đề cập đến một nguyên tắc điều tiết về trao đổi kinh tế các sản phẩm lao động của con người, cụ thể là giá trị trao đổi tương đối của những sản phẩm đó trong thương mại, thường được biểu thị bằng giá cả bằng tiền, tỷ lệ thuận với lượng thời gian lao động trung bình của con người hiện đang cần thiết về mặt xã hội để sản xuất ra chúng trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Càng tốn nhiều lao động để tạo ra một sản phẩm thì nó càng có giá trị và ngược lại, càng tốn ít lao động để tạo ra một sản phẩm thì nó càng ít giá trị.

Ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và ảnh hưởng của quy luật giá trị. Quy luật giá trị sẽ tác động đến toàn bộ hoạt động của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và trao đổi hàng hoá. Trong nền kinh tế thị trường, chính giá cả của sản phẩm hàng hoá dịch vụ hay giá tiền của chúng thể hiện quy luật giá trị.

II. Tác động của quy luật giá trị

1. Điều tiết sản xuất và trao đổi lưu thông hàng hoá

Mặt tích cực thấy rõ nhất là nó đã tự động điều chỉnh tỷ lệ phân chia sức lao động, nguyên vật liệu, sản xuất khác nhau, đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong lâu dài thì phải có lợi nhuận, họ luôn phải tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất xuống, quy luật giá trị sẽ góp phần phân phối hàng hoá và thu nhập giữa các vùng miền khác nhau, điều chỉnh sức mua chung của thị trường.

Với nền kinh tế thị trường, quy luật giá trị hỗ trợ điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành các lĩnh vực đều cân bằng nhau.

Theo đó, nếu giá cả hàng hoá lớn hơn giá trị của nó thì có nghĩa là mặt hàng này đang thiếu số lượng trên thị trường, cung nhỏ hơn cầu, doanh nghiệp rất có thể sẽ thu về lợi nhuận lớn, lúc này, họ cần đẩy mạnh sản xuất để tiếp thêm nguồn cung ứng cho thị trường.

Ngược lại, nếu cung lớn hơn cầu, hàng hoá ứ đọng khiến giá cả sẽ bị hạ thấp. Doanh nghiệp cần có những giải pháp để mở rộng thị trường, đưa hàng hoá lưu thông sang các kênh phân phối khác, nếu không buộc phải tạm ngừng sản xuất, đến khi nhu cầu mua trên thị trường tăng trở lại thì sẽ bán ra.

Còn khi giá cả hàng hoá bằng với giá trị nghĩa là cung bằng cầu thì đó là biểu hiện của nền kinh tế bão hoà.

Tác động mạnh mẽ của quy luật giá trị đối với nền kinh tế con người

2. Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất

Sự hao phí lao động của các chủ thể là không giống nhau, vì tính độc lập của mỗi chủ thể trong nền kinh tế sản xuất. Hao phí lao động cá biệt càng nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết thì doanh nghiệp sản xuất sẽ càng thu về nhiều lợi nhuận hơn, ngược lại, hao phí lao động cá biệt càng lớn thì lợi nhuận càng nhỏ thậm chí là thua lỗ.

Chính vì vậy, doanh nghiệp phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống bằng cách tối ưu hoá chi phí sản xuất, cộng thêm việc áp dụng sự tiên tiến vượt bậc của khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động, từ đó tăng lợi thế cạnh tranh với đủ số lượng và chất lượng sản phẩm nhưng với giá cả phải chăng.

3. Phân hoá giàu nghèo trong xã hội

Kết quả của quá trình theo đuổi quy luật giá trị đó là sự phân hóa thu nhập, dẫn tới phân hoá giàu – nghèo trong xã hội. Những người có điều kiện để tiếp xúc với kiến thức và kỹ thuật tiên tiến, có trình độ và kỹ năng tốt sẽ đạt được mức hao phí lao động thấp hơn hao phí lao động cần thiết, khiến họ nhận được tiền công cao hơn, thu nhập nhiều hơn, càng ngày càng khẳng định được địa vị trong xã hội.

Ngược lại, với những người không có nhiều kiến thức, không có nhiều lợi thế cạnh tranh, năng suất kém thì mức thu nhập nhận về sẽ thấp hơn, nên họ sẽ nghèo hơn.

III. Ví dụ về quy luật giá trị

Ví dụ về quy luật giá trị trong sản xuất hàng hoá:

Để sản xuất được mặt hàng A, người sản xuất tốn chi phí lao động cá biệt là 18,000 VND/sản phẩm. Thế nhưng hao phí lao động xã hội cần thiết chỉ có 15,000 VND. Vậy nếu như người sản xuất tính giá bán ra theo mức hao phí lao động cá biệt là 18,000 VND/sản phẩm thì chắc chắn lỗ, ít khách hàng, có nguy cơ bị thu hẹp quy mô sản xuất.

Ví dụ về quy luật giá trị trong trao đổi, lưu thông hàng hoá:

Món hàng B có giá là 100,000 VND/sản phẩm, thời điểm khan hiếm hàng do lượng cầu đột nhiên tăng, tức là có nhiều người mong muốn mua được món hàng B, khiến giá thành của nó có thể tăng cao hơn khoảng 150,000 VND/sản phẩm. Lúc này giá tiền của món hàng B tăng lên để có thể cân bằng được lượng cung cầu.

IV. Nội dung của quy luật giá trị

Hai nội dung chính của quy luật giá trị đó là sản xuất và trao đổi hàng hoá.

Về hoạt động sản xuất:

Để có lợi nhuận mang về và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì người sản xuất phải hao phí sức lao động nhỏ hơn hoặc bằng mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn làm được điều này thì người sản xuất phải điều chỉnh chi phí lao động cá biệt thông qua việc hạ thấp giá trị cá biệt chỉ nhỏ hơn hoặc bằng lượng giá trị xã hội mong muốn.

Dựa trên hao phí lao động xã hội, người sản xuất sẽ xác định được bán bao nhiêu hàng hoá thì mới bù đắp được các khoản chi phí sản xuất và tạo ra được lợi nhuận. Giá thành sản phẩm thấp nhưng chất lượng cao thì sẽ càng tăng khả năng cạnh tranh với những người cùng sản xuất khác, đây chính là lợi thế hay ưu thế cạnh tranh.

Hai nội dung cơ bản của quy luật giá trị

Về hoạt động trao đổi hàng hoá:

Phải tuân theo nguyên tắc ngang giá: để trao đổi được hai loại hàng hoá với nhau thì chúng phải kết tinh cùng một lượng lao động hoặc thực hiện việc trao đổi mua bán hàng hoá bằng tiền, đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra liên tục với đủ chi phí và có lãi. Sự tác động và vận hành quy luật giá trị được thể hiện bằng sự vận động trong giá cả hàng hoá. Giá cả chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị, chính vì vậy, giá cả sẽ phụ thuộc vào giá trị.

Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới giá cả hàng hoá chẳng hạn như lượng cung – cầu, sức mua của đồng tiền, lợi thế cạnh tranh… khiến giá cả và giá trị bị tách rời với nhau.

Sự vận động lên xuống của giá hàng hoá sản phẩm sẽ xoay quanh giá trị. Giá cả của một loại hàng hoá có thể chênh lệch với giá trị nhưng tổng giá cả của toàn bộ hàng hoá sẽ bằng với tổng giá trị của chúng.

V. Những tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế của Việt Nam

Việt Nam từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nhờ vận dụng quy luật giá trị đã phát triển nền kinh tế thị trường ổn định và đem về nhiều thành tựu nổi bật. Các cơ sở vật chất – kỹ thuật, hạ tầng kinh tế xã hội được xây dựng nhiều, công cuộc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ngày một cao và thuộc hàng top trong khu vực.

Những tác động chính của quy luật giá trị

1. Về lực lượng sản xuất:

Lấy quy luật giá trị làm cơ sở để thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Các cơ quan quản lý kinh tế, các đơn vị sản xuất, các bộ ngành cấp cơ sở trước khi lập kế hoạch hay thực hiện kế hoạch kinh tế đều phải tính đến giá thành hàng hoá, lượng cung-cầu để định khối lượng và kết cấu của hàng hoá.

Từ đó, nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tạo sự năng động của nền kinh tế, kích thích các cải tiến kỹ thuật cũng như hợp lý hoá sản xuất.

Việt Nam chúng ta đã chuyển từ chế độ bao cấp sang nền kinh tế thị trường, loại bỏ cơ chế xin cho, cấp phát, bảo hộ trong hoạt động kinh doanh sản xuất. Mỗi doanh nghiệp đều độc lập trong hạch toán, không quá ràng buộc về chi tiêu sản xuất cũng như phải tự nghiên cứu để tìm ra thị trường phù hợp với sản phẩm mà mình làm ra.

Trong quá trình hội nhập hiện nay, mỗi cá nhân và tổ chức đều phải nâng cao sức cạnh tranh với những cá nhân, tổ chức thuộc cùng lĩnh vực ở trong nước và cả ngoài nước, dần khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế. Mỗi người nên tự tìm cho mình một lối đi, một định hướng mới trong sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả cao nhất.

Chính vì lẽ đó, họ sẽ phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao kiến thức để có thể giảm bớt được hao phí sức lao động cá biệt, từ đó, chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng nâng cao nhưng chi phí giá thành rẻ sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn.

Từ đó, hàng hoá cũng ngày càng được đa dạng cả về mẫu mã, số lượng, cũng như chất lượng. Do vậy, sự đào thải của quy luật giá trị sẽ càng khiến sản phẩm và dịch vụ càng ngày càng hoàn thiện hơn, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng hơn.

2. Về quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá:

Thứ nhất, giá cả phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất đã bỏ ra đồng thời đảm bảo đem về một số lợi nhuận thích đáng, đủ để tái sản xuất và mở rộng quy mô doanh nghiệp.

Thứ hai, luôn điều tiết hàng hoá được lưu thông thông suốt. Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, phải đảm bảo việc cung cấp hàng hóa cho thị trường tuân theo kế hoạch rõ ràng. Hệ thống giá cả có ảnh hưởng nhất định đến quá trình lưu thông của hàng hoá, nơi nào giá cao thì cung sẽ dồn về đó, nơi nào có giá bán thấp thì sẽ đẩy mạnh được tiêu thụ.

Thứ ba, phải phân bổ đều các yếu tố sản xuất giữa các ngành và lĩnh vực. Khi tư liệu sản xuất và sức lao động của một ngành tăng lên thì quy mô ngành đó sẽ càng được mở rộng. Bởi vì khi hàng hoá có giá thành cao hơn giá trị thì đem lại lời nhiều, người sản xuất sẽ đủ tiền để đầu tư thêm và mở rộng quy mô sản xuất.

Nếu hàng hoá có giá thành thấp hơn giá trị thì người sản xuất sẽ bị lỗ vốn. Họ sẽ buộc phải thu hẹp sản xuất của mặt hàng này và thay bằng mặt hàng khác. Chính điều này khiến tư liệu và sức lao động của ngành đó giảm sút nhưng ngành khác lại gia tăng.

Nếu như mặt hàng có giá thành bằng với giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất như bình thường.

Tóm lại, quy luật giá trị đã tự động phân bổ đều các tư liệu sản xuất cũng như sức lao động trong các ngành, để luôn đáp ứng được nhu cầu xã hội.

3. Về sự phân hoá giàu nghèo:

Đây là điều tất yếu xảy ra trong nền kinh tế hiện đại. Những người lao động có hao phí lao động thấp thì họ sẽ được trả nhiều tiền hơn, từ đó đời sống nâng cao hơn. Đó là vì họ được đào tạo bài bản, có kiến thức và có kinh nghiệm tốt trong học tập, lao động và sản xuất. Với những người có hao phí lao động cao hơn thì lương thực nhận về sẽ thấp, đời sống của họ sẽ vất vả hơn.

Đối với tổ chức doanh nghiệp, nếu hao phí lao động cá biệt thấp thì lời nhiều hơn, tiền đó có thể đem đầu tư và mở rộng thêm quy mô sản xuất. Như vậy, họ có nhiều cơ hội hơn trên thị trường để đem về nhiều hơn lợi ích cho tổ chức. Ngược lại với những doanh nghiệp có hao phí lao động cá biệt cao, không thể bù đắp vào chi phí sản xuất thì thời gian trụ vững trên thị trường sẽ không dài, họ có thể lâm vào nguy cơ thua lỗ và phá sản.

VI. Vai trò quan trọng của quy luật giá trị đối với nền kinh tế

Vai trò và phạm vi hoạt động của quy luật giá trị biến đổi theo từng thời kỳ, ứng với sự chuyển biến trong quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất với sự phân công lao động trong xã hội. Cụ thể thì quy luật giá trị có vai trò chính như sau:

Tự động điều tiết được tư liệu sản xuất, phân bổ nguồn lực đồng đều cho các ngành cùng phát triển;

Quy luật giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế hiện nay

Dịch chuyển hàng hoá từ nơi có giá trị thấp sang nơi có giá trị cao hơn, giúp thị trường hàng hoá được bình ổn, không rơi vào tình trạng khan hiếm hàng hóa, khiến giá cả leo thang bất hợp lý;

Để nâng cao lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải có những cải tiến trong quá trình quản lý nội bộ cũng như trong sản xuất và kinh doanh, giảm thiểu hao phí lao động cá biệt, tăng năng suất nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó, lợi nhuận tăng trưởng cao hơn.

Như vậy, TOPI vừa chia sẻ những thông tin về quy luật giá trị, hi vọng phần nào giúp các bạn nắm được vai trò và vị trí của nó tới kinh tế xã hội. Việc vận dụng đúng quy luật giá trị có thể giúp người sản xuất dễ dàng đạt được hiệu quả trong các hoạt động đa dạng như sản xuất, kinh doanh.

This post was last modified on 08/01/2024 21:36

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

9 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago