Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam gây những biến chuyển lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta.
Bạn đang xem: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam – haivanchan
1. Nguyên nhân của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), Pháp tuy là nước thắng trận nhưng lại là một trong những nước bị tổn thất nặng nề nhất về kinh tế và tài chính, lâm vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt. Chiến tranh đã tàn phá hàng loạt các nhà máy, cầu cống, đường sá và làng mạc trên khắp nước Pháp. Các ngành sản xuất công, nông nghiệp bị đình trệ, hoạt động thương mại bị sa sút nghiêm trọng, nợ nước ngoài tăng lên. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng trong thế giới tư bản chủ nghĩa sau chiến tranh càng gây khó khăn cho nền kinh tế Pháp.
Để bù đắp lại những thiệt hại do chiến tranh gây ra, khôi phục nền kinh tế củng cố lại địa vị trong thế giới tư bản chủ nghĩa, chính phủ Pháp một mặt tìm cách thúc đẩy sản xuất trong nước, mặt khác tăng cường đầu tư khai thác các thuộc địa. Trong số các thuộc địa của Pháp, Đông Dương được chú ý nhiều nhất vì đây là một thuộc địa giàu có với nhiều khả năng tiềm tàng.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam kéo dài trong khoảng 10 năm (1919-1929), tức là từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đến trước cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
2. Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp
Do tác động của các điều kiện lịch sử mới, đồng thời để khai thác được nhiều hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân công rẻ mạt và nắm chặt hơn thị trường Việt Nam, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam với qui mô và tốc độ lớn hơn gấp nhiều lần so với thời kì trước chiến tranh. Nếu như trong những năm 1903-1918, tổng số vốn đầu tư của tư bản Pháp vào Đông Dương là 238 triệu frăng vàng thì riêng năm 1920, khối lượng vốn đầu tư đó đã lên tới 255,6 triệu frăng vàng, bằng một nửa tổng số vốn đầu tư của tư bản Pháp ở tất cả các thuộc địa khác trong năm đó.
Chỉ tính riêng trong vòng 6 năm (1924-1929), tổng số vốn đầu tư vào Đông Dương đã tăng gấp 6 lần số vốn đầu tư trong 20 năm trước chiến tranh (1898 – 1918). Nếu trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tư bản Pháp chủ yếu đầu tư vào các ngành khai mỏ và giao thông vận tải thì ở thời kì này họ đổ xô vào kinh doanh nông nghiệp cùng với việc đầy mạnh hoạt động khai mỏ.
Về nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành ngày càng thu hút sự đầu tư nhiều nhất của tư bản Pháp. Năm 1924, số vốn bỏ vào nông nghiệp là 52 triệu frăng, đến năm 1927 lên tới 400 triệu frăng. Cao su là mặt hàng đang được giá cao trên thị trường thế giới nên đã thu hút các nhà tư bản Pháp đổ xô vào đầu tư kinh doanh. Riêng hai năm 1927 – 1928, các đồn điền cao su đã được đầu tư 600 triệu frăng. Sản lượng cao su cũng không ngừng tăng từ 3.500 tấn năm 1919 lên 6.796 tấn năm 1924 và đến năm 1929 riêng số nhựa cao su xuất khẩu đã là 10.000 tấn. Một loạt công ty cao su đã ra đời, như công ty đồn điền cao su Cầu Khói thành lập năm 1924, công ty trồng trọt nhiệt đới Đông Dương, thành lập năm 1925, công ty cao su Phước Hà (1927)… Trong số đó có ba công ty lớn nắm chủ yếu các hoạt động trên lĩnh vực này: Công ty Đất đỏ, Công ty trồng trọt nhiệt đới Đông Dương và Công ty Michelin. 95% sản lượng cao su thu hoạch hàng năm và hầu hết khối lượng cao su xuất khẩu đều đưa sang Pháp.
Xem thêm : 8 sản phẩm thuốc bổ trứng tốt nhất được tin dùng
Tại các đồn điền trồng lúa, các chủ người Pháp và người Việt vẫn thực hiện phương thức canh tác và bóc lột theo kiểu phong kiến, nghĩa là phát canh thu tô. Để có nhiều thóc gạo xuất khẩu kiếm lời, bên cạnh việc mở rộng các đồn điền, thực dân Pháp còn thực hiện chính sách vơ vét thóc gạo ở nông thôn. Nhiều công ty chuyên về xay xát, kinh doanh và xuất khẩu thóc gạo hoạt động ở Bắc Kì và Nam Kì được thành lập như công ty xay xát gạo Đông Dương (1910), công ty Viễn Đông (1916), công ty của tư sản Hoa Kiều (1924).
Ngoài cao su và lúa là hai sản phẩm nông nghiệp chủ yếu, thực dân Pháp còn xây dựng và mở rộng thêm một số đồn điền trồng chè, cà phê, mía, bông, hồ tiêu. Tính đến năm 1930, thực dân Pháp đã có khoảng 10.000 ha cà phê, 3.000 ha chè và hàng ngàn ha trồng các cây công nghiệp khác.
Về công nghiệp
Sau nông nghiệp, khai mỏ là ngành thứ hai được thực dân Pháp tăng cường đầu tư khai thác. Ngoài các công ty cũ, còn có thêm nhiều công ty khai mỏ mới, như công ty mỏ và luyện kim Đông Dương (1919), công ty nghiên cứu và khai thác mỏ Đông Dương (1920), công ty than và mỏ kim khí Đông Dương (1924), số vốn đầu tiên là 5 triệu frăng, đến năm 1927 tăng lên gấp đôi. Tính đến năm 1930, trên phạm vi cả nước đã có tất cả 40 công ty mỏ các loại, hoạt động tập trung ở tất cả các tỉnh phía Bắc.
Sản lượng khai thác tăng lên đáng kể so với thời kì trước chiến tranh, đặc biệt là than luôn đứng đầu trong số các khoáng sản được khai thác ở Việt Nam. Năm 1919 sản lượng than đạt 665.000 tấn, đến năm 1929 đã tăng lên 1.972.000 tấn, trong đó đưa đi xuất khẩu 1,3 triệu tấn.
Ngoài các khoáng sản chính, thực dân Pháp còn chú ý đến việc khai thác những mỏ quặng khác như phốt phát, tungsteng, chì, bạc, sắt, crom, vàng. Một điểm mới trong ngành khai thác mỏ thời kì này là tư sản Pháp cho thiết lập một vài cơ sở chế biến quặng tại chỗ.
Bên cạnh công nghiệp khai khoáng, các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến thời kì này cũng khá phát đạt Những ngành được tư bản Pháp chú ý đầu tư là dệt, vật liệu xây dựng, xay xát, điện nước, nấu đường, chưng cất rượu. Bên cạnh những công ty, các cơ sở công nghiệp chế biến cũ như Nhà máy xi măng Hải Phòng; các nhà máy tơ sợi và dệt ở Hà Nội, Nam Định, Hải phòng, Sài Gòn; các Nhà máy xay xát gạo, chế biến rượu làm đường ở Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Chợ Lớn… đều được nâng cấp và mở rộng qui mô sản xuất.
Về giao thông vận tải
Để phục vụ cho việc khai thác nguyên liệu và chuyên chở hàng hoá, ngành giao thông vận tải tiếp tục được tăng cường đầu tư. Tuyến đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền thêm các đoạn Đồng Đăng – Na Sầm (1922), Vinh – Hà Đông (1927). Đến năm 1927, xe lửa có thể chạy thẳng từ Na Sầm đến Đà Nẵng. Tổng số đường sắt được xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam đến năm 1931 là 2.389 km. Đường bộ được xây dựng thêm nhiều tuyến đường liên tỉnh, nội tỉnh và nhiều đường khác nối liền Việt Nam với Campuchia và Lào. Đến năm 1930, tổng số đường quốc lộ và đường liên tỉnh được rải đá là gần 15.000 km, những đường ôtô đi nhiều được rải nhựa, khoảng vài nghìn km.
Số ô tô vận tải ngày càng tăng, nối liền tỉnh thành với huyện lỵ, có nơi tới cả nông thôn. Năm 1921, ở Đông Dương đã có đến 250 xí nghiệp và 700 ôtô, năm 1930 tăng lên 3.400 xí nghiệp với 4.300 ô tô. Nhiều nhà tư sản Việt Nam cũng bỏ vốn đầu tư vào ngành vận tải, có ô tô chạy trên các tuyến đường và một số nhà máy sửa chữa ô tô. Ở Bắc Kì có các công ty Mão Cảnh, Đoàn Đình Thảo. Ở Trung Kì có hãng ô tô của Nguyễn Thành Điểm.
Về đường thuỷ, các hải cảng Sài Gòn, Hải Phòng đều được trang bị gấp đôi gấp ba trước chiến tranh, được nạo vét và củng cố thêm nhà kho, bến bãi, dụng cụ bốc xếp, vận tải… Một số hải cảng mới được mở như Cẩm Phả, Hòn Gai, Đông Triều, Bến Thuỷ.
Về thương nghiệp
Xem thêm : Quy tắc bàn tay trái và bàn tay phải trong Marketing!
Thời kì này, do việc tăng cường đầu tư phát triển kinh tế nên ngành thương nghiệp Việt Nam, trước hết là ngoại thương, càng phát triển hơn. Nhằm nắm chặt hơn thị trường Việt Nam và Đông Dương, tạo điều kiện cho tư bản độc quyền Pháp, Chính quyền thực dân đã ban hành đạo luật đánh thuế nặng vào hàng hoá của nước ngoài, chủ yếu là hàng Trung Quốc và Nhật Bản. Vì vậy hàng hóa của Pháp tràn ngập thị trường Việt Nam. Nếu trước chiến tranh, hàng hoá Pháp nhập vào Đông Dương mới chỉ chiếm 37% tổng số hàng nhập khẩu thì đến những năm 1929- 1930 đã lên tời 63%. Nhưng hàng hoá thường dùng lại lên giá rất cao, đắt gấp 2 – 3 lần so với các nước láng giềng. Ngoại thương Việt Nam thể hiện rõ tính chất thuộc địa kém phát triển. Nhìn chung, các hoạt động buôn bán trong nước thời kì này đều nằm chủ yếu trong tay người Pháp hoặc Hoa Kiều. Thực dân Pháp vẫn nắm độc quyền mua và bán ba loại hàng là rượu, muối và thuốc phiện.
Về tài chính ngân hàng
Sự mở rộng hoạt động của tư bản Pháp trong các ngành nông, công, thương nghiệp và giao thông vận tải kéo theo sự tăng cường hoạt động của các ngân hàng và cầm cố bất động sản. Ngân hàng Đông Dương đại diện thế lực của tư bản tài chính Pháp có cổ phần trong hầu hết các công ty và xí nghiệp lớn. Do đó nó không những đóng vai trò tổ chức và chi phối hầu hết các hoạt động kinh tế và tài chính mà còn chi phối cả nền chính trị của Việt Nam và Đông Dương nói chung trong thời gian này.
Lợi nhuận và doanh thu của nó cũng không ngừng tăng lên. Khi mới thành lập (1875), vốn của nó mới chỉ có 8 triệu frăng, đến năm 1900 tăng lên 24 triệu, năm 1920 là 72 triệu và năm 1931 là là 120 triệu.
3. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa đến tình hình kinh tế xã hội Việt Nam
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp nhằm đem lại quyền lợi cho tư bản Pháp chứ không đem lại quyền lợi cho nhân dân Việt Nam. Nhưng về mặt khách quan, chính sách khai thác thuộc địa ấy cũng có tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực
Về kinh tế
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam không chỉ là quá trình đầu tư vốn và mở rộng qui mô khai thác, mà kèm theo đó là sự đầu tư vào các nhân tố kỹ thuật và con người sản xuất nên cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp trong chừng mực nhất định, đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Những vấn đề như vốn, máy móc kỹ thuật, công cụ mới, phân bón, giống cây trồng, kinh nghiệm sản xuất đã có những cải thiện rõ rệt. Cùng với đó, sự du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu theo hướng tư bản chủ nghĩa, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc ở nông thôn và tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hoá phát triển.
Tuy vậy, quá trình thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa Việt Nam cũng đã làm kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và làm hao mòn sức lực của nhân dân ta. Chính sách thống trị hà khắc cùng với những thủ đoạn bóc lột tàn bạo đã làm cho đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ.
Về xã hội
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần hai, sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam diễn ra ngày càng sâu sắc. Các giai cấp cũ (địa chủ, phong kiến và nông dân) bị phân hoá sâu sắc hơn; những tầng lớp xã hội mới nảy sinh trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (tư sản, tiểu tư sản) phát triển trở thành giai cấp thực sự. Giai cấp công nhân trưởng thành từ giai cấp tự phát thành giai cấp tự giác.
Mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp xã hội có địa vị và quyền lợi khác nhau nên cũng có thái độ chính trị khác nhau trong cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp đang phát triển. Trong đó, giai cấp tiểu tư sản đã trở thành một lực lượng quan trọng của cách mạng cùng với hai giai cấp công nhân và nông dân là động lực chính trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. Bên cạnh đó, một số bộ phận khác là tu sản dân tộc và trung, tiểu địa chủ cũng là những lực lượng cách mạng có thể tranh thủ và lôi kéo. Ngược lại bộ phận tư sản mại bản và đại địa chủ có quyền lợi gắn liền với đế quốc thực dân nên trở thành đối tượng của cách mạng, kẻ thù của nhân dân.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/04/2024 13:54
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024