Sau sinh mẹ muốn xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể mau chóng hồi phục và đảm bảo nguồn sữa cho bé cưng. Trong thời gian này, mẹ lại thèm ăn trứng vịt, nghe mọi người nói trứng vịt có thể bồi bổ sức khỏe nên mẹ thắc mắc sau sinh ăn trứng vịt được không, sợ ăn sai cách có thể gây tác động xấu cho mình và bé cưng. Mẹ đừng lo lắng vì bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này, mẹ theo dõi nhé!
Câu trả lời là tùy trường hợp nữa nha mẹ ơi. Trứng vịt là một món ăn quen thuộc nhưng mẹ sau khi sinh nên chú ý khi thêm trứng vào khẩu phần ăn. Thực phẩm này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho mẹ sinh thường, có sức khỏe tốt, hồi phục nhanh nhưng lại kiêng kị với mẹ có vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, mẹ sinh mổ thèm trứng vịt thì chỉ có thể ăn lòng đỏ và bỏ lòng trắng. Mẹ theo dõi thông tin chi tiết bên dưới để lưu ý nhé.
Bạn đang xem: Sau sinh ăn trứng vịt được không? 8 công dụng khiến mẹ bất ngờ
1 – Mẹ sinh thường khỏe mạnh ăn được trứng vịt
Mẹ sinh thường có sức khỏe tốt, hồi phục nhanh muốn ăn các thực phẩm dinh dưỡng để cung cấp năng lượng, sớm lấy lại vẻ ngoài xinh đẹp nhưng không biết lựa chọn thế nào cho đúng. Vậy mẹ đừng quên bổ sung trứng vịt vào khẩu phần ăn của mình để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Như WebMD (một trang tin về sức khỏe uy tín thế giới) nhận định, trứng sẽ cung cấp nhiều protein, giúp mẹ sau sinh mau lấy lại sức. Theo đó, trứng vịt còn chứa nhiều kẽm, magie, selen giúp ổn định tinh thần, hạn chế tình trạng trầm cảm sau sinh. Không chỉ bồi dưỡng sức khỏe mà vitamin B từ trứng vịt còn giúp cải thiện làn da, tăng cường vẻ ngoài sức sống, hồng hào, mẹ thêm rạng ngời, khỏe mạnh.
2 – Mẹ sinh thường có vấn đề sức khỏe không nên ăn trứng vịt
Tuy trứng vịt bổ dưỡng nhưng nếu mẹ sinh thường hay gặp vấn đề sức khỏe thì không nên ăn đâu mẹ ơi. Với mẹ có tiền sử mắc bệnh về gan, tim mạch, đường huyết như huyết áp cao, máu nhiễm mỡ,… thì các thành phần trong trứng vịt sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể mẹ, dễ gây tắc động mạch, đột quỵ,…
Bên cạnh đó, mẹ đang bị tiêu chảy, khó tiêu cũng hạn chế dùng trứng vịt. Bởi lượng lớn protein, axit amin cùng các vitamin trong trứng sẽ làm rối loạn quá trình chuyển hóa lipid và protein, suy giảm chức năng tái hấp thu nước và dinh dưỡng ở ruột non, hầu hết các chất dinh dưỡng bị đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.
3 – Mẹ sinh mổ ăn trứng vịt nên bỏ lòng trắng
Trứng vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng riêng với trường hợp sinh mổ thì mẹ chỉ nên ăn lòng đỏ thôi nhé. Bởi lòng trắng trứng có chứa nhiều protein thúc đẩy tăng mô sợi collagen, đùn lên lớp da thông thường và tạo sẹo lồi xấu xí khiến mẹ kém tự tin sau khi sinh. Vì vậy mẹ thèm trứng vịt có thể tách lòng trắng ra trước khi thưởng thức để không làm ảnh hưởng đến vết mổ.
Sau khi sinh con mẹ cần nhiều năng lượng mỗi ngày để tăng cường đề kháng, đủ sức khỏe chăm sóc bé cưng. Vì vậy mẹ có thể chọn ăn trứng vịt vì trong mỗi quả sẽ chứa khoảng 182 kcal, 12.4 lipid, 13.6 protein, 600mg cholesterol, 82mg canxi cùng nhiều loại vitamin thiết yếu khác, đem đến nhiều lợi ích cho cả mẹ sinh thường lẫn sinh mổ. Dưới đây là cụ thể 4 tác dụng của trứng đối với cơ thể mẹ sau sinh, cùng tham khảo mẹ nha.
Sinh em bé khỏe mạnh, vui tươi là điều làm mẹ thấy hạnh phúc, tự hào nhưng sau sinh mẹ lại bị xuống sức, thường xuyên ốm vặt. Vì thế mẹ nên chăm sóc cơ thể để nhanh chóng hồi phục và chăm sóc con được tốt hơn. Việc xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng sau sinh với các thực phẩm như rau củ, trứng, thịt, cá… sẽ giúp mẹ sớm phục hồi và đảm bảo nguồn sữa cho con bú. Trong đó, trứng là thực phẩm giúp cơ thể mẹ thêm khỏe khoắn, dồi dào năng lượng.
Trong trứng có chứa chất choline giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, tăng cường hoạt động của cơ bắp, trí não và điều hòa nhịp tim ổn định. Không những thế mẹ còn nhận được nhiều protein, các chất chống oxy hóa từ trứng để tăng sức đề kháng cho cơ thể, mẹ không còn ốm vặt, cảm cúm khó chịu.
Ăn trứng vịt sau khi sinh thường và sinh mổ có thể giúp mẹ ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Bởi trong trứng có chứa nhiều vitamin A, B, axit béo Omega-3 và kẽm, đây là những chất cần thiết giúp tăng cường sức khỏe thị giác. Đừng ngần ngại mà thêm trứng vịt vào khẩu phần ăn nha mẹ.
Cholesterol có hai loại chính là LDL (cholesterol xấu) và HDL (cholesterol tốt), mẹ thích ăn trứng vịt nhưng lo ngại hàm lượng cholesterol cao ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh. Đừng quá lo mẹ nha vì theo như nghiên cứu của Quỹ Tim Mạch tại New Zealand, có 70% số người ăn trứng mỗi ngày không ảnh hưởng đến việc tăng cholesterol xấu.
Vì vậy trứng vịt chỉ giúp tăng nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể mà thôi. Điều này sẽ giúp mẹ giảm các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch như đau tim, đột quỵ … khi “nạp” trứng vịt vào danh sách dinh dưỡng sau sinh.
Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết cơ thể sản phụ 3 tháng cuối thai kỳ thường tiết nhiều hormone estrogen hoặc progesterone làm giảm chức năng bài tiết mật, dẫn đến bị ứ mật trong gan. Thế nên, sau khi sinh mẹ lo lắng các bệnh về gan có thể khiến sức khỏe suy yếu nhưng lại ngại dùng nhiều thuốc vì sợ ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé cưng ti mẹ.
Mẹ yên tâm vì ăn trứng vịt cung cấp các chất như lecithin, phốt pho, selen, canxi hay kẽm giúp tăng khả năng phục hồi tổn thương của tế bào gan. Ngoài ăn trứng vịt, mẹ nhớ thay đổi chế độ ăn lành mạnh, cung cấp đủ dưỡng chất để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gan sau khi sinh được suôn sẻ, thuận lợi.
Không chỉ nhận được các công dụng trên, mẹ sinh thường còn cải thiện được tình trạng bí tiểu và hạn chế đau nhức xương khớp khi ăn trứng vịt. Mẹ theo dõi chi tiết sau đây để cân nhắc thêm trứng vịt vào khẩu phần ăn nhé.
Xem thêm : Cá mú đỏ
Mẹ sau khi sinh được bác sĩ căn dặn nên tập đi tiểu bình thường, tránh nhiễm trùng bàng quang, tống khứ tạp chất, sản dịch ra ngoài cơ thể. Thế nhưng mẹ thử nhiều cách như chườm nóng, đi lại mà tình trạng bí tiểu vẫn diễn ra khiến mẹ khó chịu. Nguyên do là thai nhi đè lên niệu đạo lúc mẹ chuyển dạ làm ứ nước tiểu, bàng quang căng giãn hoặc vết cắt, rạch tầng sinh môn bị tụ máu, sưng nề, mẹ sợ đau nên ngại rặn tiểu.
Mẹ trông đợi 9 tháng 10 ngày để chào đón bé cưng đến với thế giới, nhìn thấy con ra đời mạnh khỏe là mẹ đã an lòng, nhưng các cơn đau nhức xương khớp sau sinh lại cản trở quá trình đồng hành của mẹ với con. Bởi lẽ khi sinh thường mẹ phải rặn và cử động nhiều nên dễ bị đau lưng, nhức mỏi các khớp xương.
Mẹ nên thường xuyên ăn trứng vịt trong bữa cơm vì trứng chứa nhiều canxi làm tăng mật độ xương, hạn chế nứt gãy, giúp củng cố khung xương vững chắc, mẹ cũng an tâm hơn vì đã có đủ sức khỏe để chăm sóc bé cưng trọn vẹn.
Mẹ sinh mổ chú trọng nhiều đến việc ăn uống để tránh các yếu tố làm tổn thương đến vết mổ, giúp vết thương chóng lành, cơ thể thêm khỏe mạnh. Trong đó, trứng vịt là một thực phẩm đem lại nhiều lợi ích giúp mẹ đỡ chóng mặt, đau đầu và tăng tính kháng viêm hiệu quả. Cụ thể:
Mẹ sinh mổ bị mất nhiều máu, dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc tê trong cơ thể dẫn đến thường bị đau đầu, chóng mặt, cơ thể suy yếu. Bên cạnh đó, mẹ vừa sinh con chưa có nhiều kinh nghiệm nên lo lắng về nguồn sữa, cách chăm sóc con chuẩn xác,… làm tinh thần thường xuyên căng thẳng.
Ăn trứng vịt sẽ phần nào giúp mẹ giải quyết những “gánh nặng” này! Trứng chứa nhiều chất sắt giúp tăng cường sản sinh máu, có hàm lượng protein cao kiểm soát nồng độ đường huyết ổn định, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Mẹ sử dụng thực phẩm này có thể bớt đau đầu, chóng mặt hơn, nhẹ gánh nỗi lo sức khỏe không đảm bảo khi chăm sóc bé cưng.
Các bác sĩ khuyến cáo các trường hợp sinh mổ đừng ăn lòng trắng trứng vịt vì sẽ làm vết thương mưng mủ, sưng nề. Thế nhưng, mẹ sinh mổ đừng nên bỏ qua lòng đỏ trứng trong thực đơn của mình vì thực phẩm này chứa nhiều dưỡng chất giúp kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả.
Cụ thể, lượng vitamin A, B,… cùng chất chống oxy hóa dồi dào trong trứng sẽ bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do gây viêm nhiễm, thương tổn cho cơ thể. Các chất này còn hoạt động như một “liều thuốc” giảm đau, giúp mẹ di chuyển tốt, cho con bú dễ dàng và hỗ trợ vết mổ nhanh lành hơn.
Trứng vịt tuy tốt nhưng khi ăn mẹ cần cẩn trọng hơn khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là 5 lưu ý “vàng” cho mẹ hấp thụ dưỡng chất trong trứng trọn vẹn, mời mẹ theo dõi.
1 – Nên ăn trứng vịt vào buổi sáng
Mẹ muốn hấp thụ được chất dinh dưỡng từ trứng vịt thì nên ăn trứng vào buổi sáng vì đây là thời điểm mẹ vừa thức dậy, cần bổ sung năng lượng cho hoạt động trong cả ngày dài. Theo đó, trứng vịt cung cấp nhiều protein cho mẹ cảm giác no lâu, đủ sức chăm sóc bé cưng mà không lo mệt mỏi, mất tập trung.
Đồng thời mẹ tránh ăn trứng vịt vào buổi tối vì lúc này mẹ chỉ muốn chăm sóc bé cưng và nghỉ ngơi để lấy lại sức, ít đi lại hay vận động nhiều. Ngoài ra, cơ thể sẽ mất từ 4 – 6 tiếng để tiêu hóa thức ăn, hàm lượng dinh dưỡng trong trứng vịt lại cao nên có thể không chuyển hóa hết các chất có lợi cho mẹ. Mẹ ăn trứng vịt vào buổi tối không thể hấp thụ toàn bộ dưỡng chất, dễ gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, nên hạn chế mẹ ơi.
2 – Không ăn trứng vịt còn sống
Nếu mẹ thèm ăn trứng vịt thì nên ăn trứng chín, không ăn trứng sống. Bởi lẽ việc tiêu thụ trứng sống có thể làm tăng nguy cơ mẹ bị nhiễm salmonella gây tiêu chảy, sốt, nôn mửa, co thắt dạ dày,… Thậm chí vi khuẩn salmonella xâm nhập vào ruột và sữa mẹ, làm chất lượng nguồn sữa giảm sút khiến bé quấy khóc, không chịu ti mẹ.
Bên cạnh đó, nhiễm khuẩn salmonella còn khiến cơ thể mẹ bị mất nước, lâu dần ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa, sữa về ít không đủ cho con bú. Vì vậy mẹ đừng quên thưởng thức trứng đã nấu chín hoàn toàn để hạn chế ảnh hưởng đến mình và bé cưng nhé.
3 – Chọn trứng vịt tươi
Nhiễm khuẩn salmonella trong trứng vịt là một trong những lo ngại của mẹ thèm ăn trứng sau sinh, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng nguồn sữa, gây hại đến bé cưng. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh này, mẹ nên chọn trứng vịt tươi, tránh trứng để lâu ngày. Mẹ có thể “bỏ túi” các mẹo sau đây để lựa chọn trứng vịt mới, bổ dưỡng nhé:
4 – Bảo quản trứng đúng cách
Với trứng vịt mua về nếu chưa vội dùng ngay, mẹ có thể cho trứng vào ngăn mát tủ lạnh từ 1 – 4 độ C để giữ trứng tươi lâu, khi ăn ăn trứng ngon miệng, tốt cho sức khỏe do ít chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường.
Xem thêm : Bột diếp cá có tác dụng gì? Cách sử dụng như thế nào?
Trứng tươi có thể bảo quản lạnh và sử dụng trong khoảng 3 – 4 tuần, nếu mẹ lo ngại chất lượng trứng vịt không đảm bảo thì nên ăn chúng từ 2 tuần đổ lại thôi nhé. Điều này sẽ giúp mẹ an tâm hơn khi thưởng thức, cơ thể cũng được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
5 – Vệ sinh miệng và tay thật kỹ trước và sau khi ăn
Mẹ muốn ăn trứng vịt an toàn nên lưu ý vệ sinh miệng, tay thật kỹ trước và sau khi ăn. Vì vi khuẩn bên ngoài môi trường bám vào tay, vào miệng của mẹ, khi ăn sẽ theo đường thực phẩm xâm nhập vào cơ thể, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nguồn sữa cung cấp cho bé cưng. Mẹ nên sắm những gói khăn ướt nhỏ gọn để tiện tay sử dụng, không phải rửa lại nhiều lần, nhất là với mẹ sinh mổ cần tránh di chuyển nhiều động vết thương.
Góc của mẹ gợi ý Khăn ướt Mamamy sở hữu khả năng làm sạch cao, không hương liệu với thành phần kháng khuẩn Chlorhexidine Gluconate Solution được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) công nhận và chất vải không dệt siêu mềm mại, chứa nước tinh khiết đến 99,9%, đem đến cảm giác mềm mại, thấm hút tốt, không xơ bông khi mẹ lau miệng, lau tay.
Thiết kế rút từng tờ của gói khăn ướt cũng giúp mẹ dễ dàng sử dụng khi cần, tránh nhiễm khuẩn ngược.Còn chần chờ gì mà không “tậu” ngay sản phẩm cho mình mẹ ơi! Sẵn đây khăn ướt Mamamy đang có deal mua 1 tặng 1, giúp mẹ tiết kiệm tận 50% đó. Bỏ vào giỏ hàng để sắm về nhà dùng dần mẹ nhé!
Mẹ thèm trứng vịt nhưng lại không biết ăn kèm thực phẩm nào ngon, muốn thử chế biến theo cách mới lạ mà vẫn bổ dưỡng, mang lại lợi ích tốt nhất. Vậy thì 3 công thức nấu trứng vịt với mướp, tôm, nước mắm tỏi ớt sau đây sẽ giúp bữa cơm của mẹ hấp dẫn hơn, mẹ theo dõi nhé.
1 – Trứng vịt xào mướp đắng
Trong trứng vịt có chứa nhiều chất dinh dưỡng, dễ khiến mẹ bị khó tiêu, nóng trong người, do vậy mẹ nên kết hợp cùng mướp đắng, có tính hàn để giải nhiệt, thải độc, giúp mẹ cơ thể được thanh lọc, làn da thêm hồng hào. Cùng bắt tay vào thực hiện ngay thôi mẹ ơi.
Với món trứng vịt xào mướp đắng, mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, mẹ bắt tay vào thực hiện món ăn theo các bước sau nhé:
2 – Trứng vịt cuộn tôm hấp
Bên cạnh trứng vịt đem lại nhiều lợi ích thì tôm cũng là thực phẩm mẹ sau sinh không nên bỏ lỡ, giúp mẹ tăng cường canxi, tránh loãng xương, đau nhức các khớp. Món ăn trứng vịt cuộn tôm hấp này sẽ đem lại cho mẹ nguồn năng lượng dồi dào, còn chần chờ gì mà không vào bếp thực hiện mẹ ơi.
Trước khi bắt đầu, mẹ cần phải chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, mẹ bắt đầu thực hiện món ăn này như sau:
3 – Trứng vịt luộc nước mắm tỏi ớt
Mẹ sau sinh thường cảm thấy lạt miệng, chán ăn nên món trứng vịt luộc nước mắm tỏi ớt, hòa quyện cay mặn ngọt sẽ giúp mẹ ăn ngon miệng, bắt cơm hơn. Cùng bắt tay thực hiện món ăn bổ dưỡng này mẹ nhé.
Những nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị bao gồm:
Quá trình thực hiện món ăn này rất đơn giản, mẹ chỉ cần làm theo các bước sau đây:
Bài viết trên đây đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc sau sinh ăn trứng vịt được không với các thông tin về lợi ích, lưu ý và công thức chế biến thực phẩm này. Mẹ nên cân nhắc ăn tùy theo trường hợp để đảm bảo sức khỏe và chất lượng sữa cho con nhé. Mẹ đừng quên thử ngay 3 công thức trên và “bỏ túi” những lưu ý quan trọng khi ăn trứng vịt để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nếu còn thắc mắc nào khác thì mẹ có thể để lại bình luận ngay bên dưới, Góc của mẹ sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc cho mẹ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 07:27
Con số may mắn hôm nay là 5/11/2024 theo năm sinh, con số chuẩn là…
Tử vi thứ ba ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Hổ bối rối, Chó bị…
4 con giáp càng bướng bỉnh sẽ càng đau khổ và mất phương hướng trong…
Con số cuối cùng trong ngày sinh âm lịch là 3 con số đảm bảo…
Cách 12 con giáp tìm được vị trí xã hội, môi trường nào cũng có…
4 con giáp được Thần Tài dẫn đường, tháng 11/2024 sẽ vốc được vàng bạc,…