Đặt ống thông tiểu hay sonde tiểu là thủ thuật điều trị xâm lấn, nhằm đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Tuy không phải phương pháp điều trị mới nhưng khi nghe đến đặt ống thông tiểu, nhiều người lo lắng không biết đặt ống thông tiểu có đau không? Thời gian lưu ống bao lâu? Khi nào được rút ống tiểu? Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Ống thông tiểu thường được đặt cho người bệnh gặp khó khăn trong việc đi tiểu khiến bàng quang (bọng đái) căng lên hoặc giúp thực hiện một số xét nghiệm nhất định, cụ thể: (1)
Khi đặt ống thông tiểu vào cơ thể sẽ đau và khó chịu. Để giảm cảm giác này, nhân viên y tế sẽ dùng dùng gel gây tê hoặc thuốc giảm đau vào đường tiết niệu (khi đặt sonde tiểu nam). Người bệnh sẽ thấy khó chịu khi đặt ống thông tiểu nhưng cảm giác này nhanh chóng mất đi, cơ thể bạn sẽ quen với sự xuất hiện của ống thông tiểu theo thời gian.
Việc đặt ống thông tiểu trong bao lâu tùy thuộc vào loại ống và mục đích sử dụng. Những ống thông ngắt quãng có thể được rút ra sau vài phút, vài giờ hoặc ngay sau nước tiểu trong bàng quang được đưa ra ngoài.
Còn các loại ống thông tiểu liên tục được đặt trong cơ thể lâu hơn, vài ngày đến vài tháng hoặc cho đến khi bệnh nhân có thể đi tiểu tự nhiên. Một số trường hợp bệnh nặng, người già, người mất khả năng đi tiểu mà không có sự giúp đỡ, có nguy cơ dùng ống thông tiểu lâu dài. (2)
Người bệnh sử dụng ống thông liên tục cần được rút ra, thay ống mới tối thiểu 3 tháng/1 lần. Ống thông tiểu có thể được rút ra nếu người bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu lẫn máu, có mùi nồng nặc.
Xem thêm : Số hợp đồng là gì? Cách đánh số hợp đồng chuẩn nhất hiện nay
Ống thông tiểu được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường niệu đạo, cấu tạo niệu đạo nam và nữ khác nhau. Y học hiện nay có một số hình thức đặt sonde tiểu được sử dụng như:
Nhiều người lựa chọn sử dụng ống thông tiểu liên tục vì nó thuận tiện hơn, không phải đặt vào, rút ra như ống thông ngắt quãng. Nhưng khi dùng sonde tiểu liên tục, người bệnh nhiều khả năng gặp các vấn đề như nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bài viết liên quan: Cách đặt ống thông tiểu nam, cách đặt ống thông tiểu nữ
Nhiễm trùng tiểu (UTI) do sử dụng ống thông tiểu là loại nhiễm trùng phổ biến nhất, ảnh hưởng đến những người nằm viện, người bệnh nặng, phải dùng ống thông tiểu liên tục trong thời gian dài. Khi bị nhiễm trùng tiểu hay nhiễm trùng niệu đạo, người bệnh có một số biểu hiện như:
Khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng nhiễm trùng và kê đơn thuốc điều trị phù hợp, khắc phục nhanh, hạn chế những biến chứng không đáng có.
Một rủi ro dễ gặp ở những bệnh nhân đặt sonde tiểu chính là co thắt bàng quang. Giống như hiện tượng co thắt dạ dày, khi bóng cân bằng được bơm để giữ ống tiểu không tuột khỏi cơ thể không đúng kỹ thuật hoặc bơm quá căng, bàng quang sẽ co thắt để cố đẩy bóng ra ngoài. Hoạt động này gây ra cho bệnh nhân những cơn đau dữ dội. Bạn có thể cần dùng thuốc giảm để tần suất và cường độ của các cơn co thắt.
Co thắt bàng quang cũng dễ dẫn đến tình trạng rò rỉ nước tiểu xung quanh ống thông. Trong một vài trường hợp, rò rỉ nước tiểu là tín hiệu tắc sonde tiểu. Lúc này cần kiểm tra xem nước tiểu trong ống thông có chảy bình thường không, bạn có thể cần thay ống tiểu mới.
Xem thêm : Cách đặt tên hay cho bé gái năm 2022 Nhâm Dần xinh đẹp, bình an
Nguy hiểm hơn là hiện tượng nước tiểu lẫn máu, có những cục máu đông xuất hiện. Đây là dấu hiệu cho thấy niệu đạo đang bị tổn thương, cục máu đông sẽ gây tắc hệ thống dẫn lưu. Khi gặp tình trạng này bạn cần sự can thiệp, điều trị của bác sĩ ngay lập tức.
Một số rủi ro tiềm ẩn khác khi đặt sonde tiểu bao gồm:
Nếu bạn cần đặt ống thông tiểu trong thời gian dài, người bệnh hoặc người chăm sóc sẽ được tư vấn chi tiết về cách chăm sóc sonde tiểu trước khi xuất viện. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chọn ống thông tiểu phù hợp, những biện pháp làm giảm nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng. Phát hiện các rủi ro thông qua những biểu hiện của người bệnh.
Sau khi đặt sonde tiểu, người bệnh có thể sống một cuộc sống tương đối bình thường với chúng. Ống thông và túi nước tiểu có thể được giấu dưới quần áo, cột vào chân. Người bệnh có thể làm hầu hết các hoạt động hàng ngày như: làm việc, tập thể dục, bơi lội và quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, nếu phát hiện bất kỳ bất thường nào trong nước tiểu, cảm giác khó chịu vùng niệu đạo, bộ phận sinh dục, những bộ phận xung quanh ống thông, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ đặt ống thông tiểu tốt, đúng quy trình, kỹ thuật, được chăm sóc tận tình, hạn chế thấp nhất những rủi ro do sonde tiểu mang lại thì đến ngay Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh có chuyên gia đầu ngành, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, thận, nam khoa, niệu nữ. Với trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu – Mỹ cùng sự tận tâm, chu đáo… giúp người bệnh có hiệu quả điều trị tốt nhất.
Đặt sonde tiểu là thủ thuật điều trị đơn giản nhưng tìm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Bài viết đã giải đáp được câu hỏi đặt ống thông tiểu có đau không? Bên cạnh đó, thời gian lưu ống thông tiểu càng lâu, nguy cơ rủi ro càng tăng. Chính vì vậy, người bệnh cần tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ trước, trong và sau khi đặt ống thông tiểu. Điều này giúp tăng tỷ lệ thành công của thủ thuật, giảm thiểu các rủi ro, biến chứng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 13/01/2024 11:58
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024