Với soạn, giải bài tập Tin học lớp 6 Bài 10: Sơ đồ tư duy sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 6 Bài 10: Sơ đồ tư duy.
Hoạt động & Câu hỏi
Hoạt động 1 trang 42 Tin học lớp 6: Hãy tưởng tượng khi 50 tuổi, em tìm thấy cuốn sổ lưu niệm đã cũ của lớp mình ….
Xem lời giải
Giải Tin học 6 trang 43
Hoạt động 2 trang 43 Tin học lớp 6: Em hãy quan sát sơ đồ tư duy ở Hình 5.2 và trả lời các câu hỏi sau ….
Xem lời giải
Câu hỏi 1 trang 43 Tin học lớp 6: Sơ đồ tư duy giúp chúng ta: A. Ghi nhớ tốt hơn B. Giải các bài toán ….
Xem lời giải
Hoạt động 3 trang 44 Tin học lớp 6: Em và các bạn cùng thảo luận nhóm để bàn về nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp ….
Xem lời giải
Câu hỏi 2 trang 45 Tin học lớp 6: Em hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau: Ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy ….
Xem lời giải
Luyện tập
Giải Tin học 6 trang 47
Luyện tập 1 trang 47 Tin học lớp 6: Em hãy thực hiện các công việc sau đây cho sơ đồ tư duy ghi lại nội dung cuốn sổ lưu niệm ….
Xem lời giải
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 47 Tin học lớp 6: Em hãy dùng sơ đồ tư duy (vẽ trên giấy hoặc tạo bằng phần mềm) trình bày ….
Xem lời giải
Xem thêm các bài giải bài tập Tin học lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Tin học lớp 6 Bài 11: Định dạng văn bản
Tin học lớp 6 Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng
Tin học lớp 6 Bài 13: Thực hành: Tìm kiếm và thay thế
Tin học lớp 6 Bài 14: Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện Sổ lưu niệm
Tin học lớp 6 Bài 15: Thuật toán
1. Sơ đồ tư duy
– Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan, bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối.
– Sơ đồ tư duy tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ chi tiết tổng hợp hay phân tích vấn đề.
2. Cách tạo sơ đồ tư duy
– Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì em muốn bao xung quanh chủ đề chính.
– Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh.
– Phát triền thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh, lưu ý sử dụng từ khoá hoặc hình ảnh.
– Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng về mọi phía.
3. Thực hành: Tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính
Phần 1: Khởi động phần mềm
– Chọn Map themes
– MindMaple
– Ok
Phần 2: Tạo tên sơ đồ tư duy
– Nháy chuột vào Central Topic
– Nhập tên chủ đề chính sổ LƯU NIỆM LỚP 6A.
Phần 3: Tạo các chủ đề nhánh
– B1: Chọn Insert
– B2: Chọn Subtopic
– B3: Tạo tên cho chủ đề nhánh
Phần 4: Tạo các chủ đề nhánh để hoàn thiện sơ đồ tư duy.
– Tạo các chủ đề nhánh chọn Insert/Subtopic.
– Nháy chuột vào chủ đê nhánh vừa tạo để nhập tên.
– Thực hiện các bước cần thiết để hoàn thành sơ đồ tư duy ghi lại nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp em.
Câu 1: Sơ đồ tư duy là gì?
A. Bản vẽ kiến trúc một ngôi nhà.
B. Một sơ đồ hướng dẫn đường đi.
C. Một sơ đồ trình bày thông tin trực quan bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, các đường nối để thể hiện các khái niệm và ý tưởng.
D. Văn bản của một vở kịch, bộ phim hoặc chương trình phát sóng,
Câu 2: Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:
A. Mở bài, thân bài, kết luận.
B. Tiêu đề, đoạn văn.
C. Chương, bài, mục.
D. Chủ đề chính, chủ đề nhánh,
Câu 3: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:
A. Con người, đồ vật, khung cảnh,…
B. Phần mềm máy tính.
C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,…
D. Bút, giấy, mực.
Câu 4: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gỉ?
A. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cử đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.
B. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.
C. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.
D. Hạn chế khả năng sáng tạo.
Câu 5: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?
A. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.
B. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.
C. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung.
D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tinh khác.
Câu 6: Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?
A. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.
B. Nên bố tri thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
C. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn.
D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.
Câu 7: Cấu trúc một sơ đồ tư duy gồm?
A. Các ý chi tiết của chủ đề nhánh.
B. Tên của các chủ đề phụ (triển khai từ ý của chủ đề chính).
C. Tên của chủ đề trung tâm (chủ đề chính).
D. Cả 3 ý trên.
Câu 8: Hãy sắp xếp các bước tạo sơ đồ tư duy:
1. Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì em muốn bao xung quanh chủ đề chính.
2. Phát triển thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh, lưu ý sử dụng từ khoá hoặc hình ảnh.
3. Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh.
4. Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng về mọi phía.
A. 1 – 2 – 3 – 4.
B. 1 – 3 – 2 – 4.
C. 4 – 3 – 1 – 2.
D. 4 – 1 – 2 – 3.
Câu 9: Khi cần ghi chép một nội dung với nhiều thông tin (từ một hoặc nhiều người), hình thức ghi chép nào sau đây sẽ giúp chúng ta tổ chức thông tin phù hợp nhất với quá trình suy nghĩ và thuận lợi trong việc trình bày cho người khác?
A. Liệt kê bằng văn bản.
B. Kẻ bảng (theo hàng, cột).
C. Vẽ sơ đồ (với các đường nối).
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 10: Phần mềm nào giúp chúng ta tạo được sơ đồ tư duy một cách thuận tiện?
A. MindJet.
B. MindManager.
C. Cả 2 đáp án trên đều sai.
D. Cả 2 đáp án trên đều đúng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 04/01/2024 05:29
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024