Công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch của nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, đây là sự chuyển biến đi đôi với tiến bộ công nghệ từ cơ bản đến toàn diện, khi chuyển đổi toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội từ sản xuất sử dụng lao động thô sơ, thủ công đơn giản, sang sản xuất công nghiệp với phương pháp tiên tiến, công nghiệp hiện đại làm tăng năng suất lao động. Và từ đó, trong các hoạt động sản xuất sẽ chuyển đổi từ việc sử dụng sức lao động thủ công sang sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí.
Ngoài ra, công nghiệp hóa còn gắn chặt với hiện đại hóa là quá trình ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra phương pháp tiên tiến để có được năng suất lao động xã hội lớn hơn.
Bạn đang xem: 8 lợi ích của công nghiệp hóa hiện đại hóa
Công nghiệp hóa hiện nay gồm có hai loại hình cơ bản như sau:
Công nghiệp hóa truyền thống
Công nghiệp hóa truyền thống đã xuất hiện và kết thúc từ giữa thế kỷ XX bao gồm: công nghiệp hóa cổ điển diễn ra ở các nước phương Tây từ cuối thế kỉ XVIII cho đến giữa thế kỉ XX, sau đó đã được hoàn thành ở một số nước dựa trên cơ chế kế hoạch hóa tập trung tại các nước xã hội chủ nghĩa trong thế kỉ XX.
Công nghiệp hóa kiểu mới
Xem thêm : Những giá trị cơ bản của văn học dân gian
Công nghiệp hóa kiểu mới được tiến hành vào năm 60 của thế kỷ trước cho đến nay vẫn đang tiếp diễn. Rút kinh nghiệm từ những mặt trở ngại của loại hình công nghiệp hóa truyền thống, các nhà chiến lược của nhiều nước hiện nay đang nghiên cứu và thực hiện một loại hình công nghiệp hóa kiểu mới, hướng đến việc gắn kết với yêu cầu của nền kinh tế mới, rút ngắn thời gian thực hiện và đảm bảo phát triển bền vững.
Công nghiệp hóa kiểu mới có những yêu cầu được đề ra khác nhau, mặt khác cũng có những điểm tương đồng như:
Phát triển bền vững, coi trọng kinh tế, xã hội và môi trường.
Gắn chặt công nghiệp hóa với hiện đại hóa, để phát triển song song cả kinh tế lẫn công nghệ để phát triển đất nước thêm vững mạnh.
Tích cực khắc phục các nhược điểm còn thiếu sót từ công nghiệp hóa truyền thống như: thời gian kéo dài, lãng phí vật chất, ảnh hưởng đến môi trường,…
Công nghiệp hóa đối với nền kinh tế – xã hội Việt Nam đã có những tác động không nhỏ và ảnh hưởng toàn diện đến sự phát triển kinh tế và xã hội tại Việt Nam, Vậy cụ thể tác dụng của công nghiệp hóa là gì?
Tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật: Đây là yếu tối quan trọng để Việt nam xây dựng nền kinh tế độc lập và tự chủ kết hợp chặt chẽ với việc chủ động hội nhập với kinh tế quốc tế nhiều hơn để củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh quốc gia.
Xem thêm : Kích thước trên bản vẽ kỹ thuật có đơn vị?
Tạo điều kiện để thay đổi về nền sản xuất xã hội: làm tăng năng suất lao động và tăng sức chế ngự của con người với thiên nhiên. Nhằm góp phần phát triển nền kinh tế, cải thiện được đời sống của nhân dân và cũng là một phần quan trọng quyết định tới sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động xã hội: Đó sẽ là yếu tố để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Song song đó là giải quyết việc làm, nâng cao đời sống và tăng thu nhập cho nhân dân.
Tạo các điều kiện vật chất: Nhờ vào việc tăng cường và củng cố vai trò của nền kinh tế nhà nước, nhân dân sẽ được phát triển một cách toàn diện nhất trong mọi hoạt động kinh tế và xã hội.
Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa công nhân, giữa nông dân và trí thức.
Tạo điều kiện cho nền khoa học – công nghệ được phát triển nhanh chóng và đạt tới trình độ tiên tiến, hiện đại.
Tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa và phát triển nền văn hóa tiên tiến, cao đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tạo điều kiện bổ sung lực lượng vật chất và kỹ thuật cho hệ thống quốc phòng, an ninh, giúp đảm bảo về đời sống kinh tế, chính trị và xã hội trong đất nước ngày càng phát triển hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 10/01/2024 01:48
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024