Categories: Tổng hợp

Tam giác cân và những kiến thức cơ bản – Toán lớp 7

Published by

Tam giác cân, tam giác đều là những loại tam giác đặc biệt được ứng dụng nhiều trong cả chương trình Toán học bậc THCS lẫn THPT. Vậy tam giác cân là gì? Nó có những tính chất nào? Hãy cùng Cmath tìm hiểu qua bài hôm nay nhé!

Định nghĩa tam giác cân

Định nghĩa: Tam giác cân là tam giác mà hai cạnh bất kì của tam giác đó bằng nhau.

Ta xét với tam giác cân ABC tại A có cạnh AB và AC bằng nhau.

Cạnh AB và AC là gọi các cạnh bên

Cạnh BC được gọi là cạnh đáy

Góc A là góc đỉnh

Góc B và góc C là góc ở đáy

Nhận xét: Trường hợp đặc biệt, tam giác cân có hai cạnh bên và cạnh đáy bằng nhau.

Tính chất tam giác cân

Định lý 1: Nếu một tam giác là tam giác cân thì hai góc ở đáy của tam giác đó bằng nhau.

Ví dụ: Nếu ABC cân tại A thì ABC=ACB

Nhận xét: Trường hợp đặc biệt, nếu hai góc ở đáy của 1 tam giác cân bằng 60o thì góc ở đỉnh cũng bằng 60o

Định lý 2: Nếu 1 tam giác có hai góc bằng nhau thì đó là tam giác cân.

Trường hợp đặc biệt: Nếu tam giác vừa vuông vừa cân, thì chỉ có duy nhất trường hợp là tam giác đó cân tại đỉnh góc vuông (hai cạnh góc vuông bằng nhau).

Chứng minh:

Ta có: Trong tam giác vuông: bình phương chiều cạnh huyền luôn bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.

Do vậy, giả thiết nếu 1 cạnh góc vuông bằng cạnh huyền thì cạnh còn lại bằng 0 là vô lý.

Ví dụ: Tính số đo các góc nhọn trong tam giác vuông cân:

Trong tam giác vuông cân, hai góc nhọn sẽ có số đo bằng nhau.

Góc ở đỉnh = 90o

Mà tổng ba góc = 180o

=> số đo mỗi góc nhọn = (180 – 90)/2 = 45o

Tam giác đều

Định nghĩa: Tam giác đều là tam giác mà ba cạnh của tam giác đó bằng nhau.

Từ định lý 1 và 2 trong tam giác cân, ta có các hệ quả sau:

  • Trong tam giác đều, các góc bằng nhau và bằng 60o.
  • Một tam giác bất kì mà có 3 góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.
  • Một tam giác cân có 1 góc bằng 60o thì tam giác đó là tam giác đều.

Chứng minh:

Xét tam giác ABC đều,

Ta có AB = AC => ABC cân tại A => ABC = ACB (1)

Lại có: AC = BC => ABC cân tại C => CAB = CBA (2)

Từ (1) và (2) suy ra BAC = ABC = ACB (3)

Mà theo định lý tổng ba góc trong 1 tam giác ta có BAC + CBA + BCA = 180

Từ (3) suy ra BAC = CBA = BCA = 180/3 = 60o

Mẹo ghi nhớ

Tam giác cân:

  • Là tam giác mà có 2 cạnh bằng nhau
  • Là tam giác mà có 2 góc bằng nhau

Tam giác đều:

  • Có 3 cạnh bằng nhau
  • Có 3 góc bằng nhau và bằng 60o
  • Tam giác đều là tam giác cân ở trường hợp đặc biệt . Nếu một tam giác cân có góc ở đỉnh bằng 60o thì đó là tam giác đều

Chú ý:

  • Các góc ở đáy trong tam giác cân không lớn hơn 60o, góc ở đỉnh luôn lớn hơn 60o. Nếu góc ở đỉnh bằng 90o thì đó là tam giác vuông cân.
  • Tam giác đều luôn là tam giác nhọn, các góc của tam giác đều luôn bằng 60o

Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Xét tam giác đều MNO

  1. Tính chiều dài cạnh NO biết cạnh MN = 18 cm
  2. Tính số đo góc N

Lời giải:

  1. Vì MNO đều nên: NO = MN = MO

=> NO = 18 cm

Vậy chiều dài NO = 18 cm

  1. Vì MNO là tam giác đều nên M = N = O = 180/3 = 60o

Vậy số đo góc N = 60o

Bài tập 2: Cho các nhận định sau, đâu là nhận định đúng

  1. Tam giác mà có 3 cạnh bằng nhau thì đó là tam giác cân.
  2. Tam giác mà có 3 cạnh bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.
  3. Tam giác đều là tam giác cân có góc ở đỉnh bằng 60o
  4. Chu vi tam giác đều được tính bằng cách lấy số đo chiều dài của 1 cạnh nhân 3.
  5. Đa giác có 3 góc bằng 70o là tam giác đều.

Lời giải:

  1. Sai vì nếu 1 tam giác có 3 cạnh bằng nhau thì tam giác đó phải là tam giác đều chứ không phải tam giác cân.
  2. Đúng vì theo định nghĩa tam giác đều thì tam giác đều có 3 cạnh bằng nhau
  3. Đúng vì tam giác cân có 1 góc bằng 60o là tam giác đều
  4. Đúng vì tam giác đều có 3 cạnh bằng nhau nên chu vi của nó sẽ bằng số đo 1 cạnh nhân 3.
  5. Sai vì tổng 3 góc trong 1 tam giác phải bằng 180o

Bài tập 3: Cho tam giác ABC vuông tại A có góc B = 45o, AB=5cm.

  1. Chứng minh ABC là vuông cân.
  2. Tính diện tích ABC

Lời giải:

  1. Trong tam giác ABC có:

A + B + C = 180oC = 180o – 90o – 45o = 45o

B = C = 45o

ABC cân tại A

Vì ABC vuông tại A (giả thiết)

ABC vuông cân tại A.

  1. ABC cân tại A

ABC vuông tại A

SABC=12.AB.AC=12.5.5=252 (cm2)

Bài tập 4:

  1. Dùng thước có chia centimet và compa vẽ tam giác ABC cân ở B có cạnh đáy bằng 3 cm, cạnh bên bằng 4cm.
  2. Dùng thước có chia centimet và compa vẽ tam giác đều ABC có cạnh bằng 3 cm.

Lời giải:

  1. Vẽ đoạn thẳng AC = 3 cm

Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là cạnh AC. Lấy A làm tâm, vẽ cung tròn có bán kính 4cm. Lấy C làm tâm vẽ cung tròn có bán kính 4cm.

Hai cung tròn trên cắt nhau tại điểm B.

Vẽ các đoạn thẳng AB, BC ta được ABC.

  1. Vẽ đoạn thẳng AC = 3 cm

Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là cạnh AC. Lấy A làm tâm, vẽ cung tròn có bán kính 3cm. Lấy C làm tâm vẽ cung tròn có bán kính 4cm.

Hai cung tròn trên cắt nhau tại điểm B.

Vẽ các đoạn thẳng AB, BC ta được ABC.

Bài tập 5: Trong các tam giác trên các hình 116, 117, 118. Các em hãy phân biệt tam giác đều và tam giác cân? Giải thích vì sao?

  1. Hình 116

Ta có: ABD cân vì AB = AD

ACE cân vì AC = AE

Do AB = AD, BC = DE nên AB + BC=AD + DE hay AC = AE

ACE cân

  1. Hình 117

Ta tính được:

G=180o-(H+I)

=180o-(70o+40o)

=180o-(110o)=70o

H=GGHI cân

  1. Hình 118

Ta có:

OMN là tam giác đều vì ba cạnh bằng nhau OM = MN = NO

OMK cân tại M vì: OM = MK

ONP cân tại N vì ON = NP

OMN là tam giác đều vì OM = MN = NO

OMN=ONM (1)

Lại có: OMN+OMK=180o (hai góc kề bù) (2)

Và ONM+ONP=180o (hai góc kề bù) (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra: OMK=ONP

Xét OMK và ONP có:

OM = ON (giả thiết)

OMK=ONP (chứng minh trên)

MK = NP (giả thiết)

OMK = ONP (c.g.c)

OK = OP

OKP cân tại O.

Bài tập 6: Cắt 1 tấm bìa hình tam giác cân. Hãy gắp tấm bìa đó sao cho hai cạnh bên trùng nhau để kiểm tra rằng góc ở hai đáy bằng nhau.

Lời giải:

Các bước tiến hành:

  • Cắt tấm bìa hình tam giác cân
  • Gấp tấm bìa sao cho hai cạnh bên của tam giác trùng lên nhau.
  • Quan sát cạnh đáy sau khi gấp lại chúng trùng nhau.
  • Ta thấy hai góc ở đáy của tam giác cân bằng nhau.

Bài tập 7: Cho 1 tam giác cân:

  1. Tính các góc ở đáy khi biết góc ở đỉnh bằng 40o
  2. Tính góc ở đỉnh khi biết góc ở đáy bằng 40o.

Lời giải:

  1. ABC cân và A=40o

Ta có: A+B+C=180o

A+2B=A+2C=180o

B=C=180o-A2=70o (vì B=C)

  1. ABC cân, B=C=40o

Ta có: A+B+C=180o

A=1800-B-C=180o-2.40o=100o

Bài tập 8: Hai thanh AB và AC của vì kèo một mái nhà thường bằng nhau và thường tạo với nhau một góc bằng:

  1. 145o nếu là mái tôn
  2. 100o nếu là mái ngói

Tính ABC trong các trường hợp trên.

Lời giải:

Ta có: AB = AC ABC cân ở A

B=C

ABC có A+B+C=180o mà B=C

A+2B=180oB=180o-A2

  1. Với A=145o ta được B=17,5o
  2. Với A=100o ta được B=40o

Tham khảo thêm:

  • Hàm số đồng biến khi nào? Hướng dẫn xét đồng biến nghịch biến
  • Cách tìm tâm đối xứng của đồ thị hàm số
  • Chuyên đề: Các dạng đồ thị hàm số cơ bản và nâng cao

Tạm kết

Bài viết trên đã giúp các em củng cố lại kiến thức về tam giác cân cùng với những tính chất của nó. Hi vọng các em nắm chắc kiến thức và áp dụng vào làm các bài tập vận dụng. Chúc các em luôn học tốt và gặt hái được nhiều thành công trong học tập!

This post was last modified on 03/05/2024 01:16

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

17 phút ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

2 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

2 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

3 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

17 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

17 giờ ago