Categories: Tổng hợp

Thận trọng khi sử dụng kali clorid trong phòng ngừa và điều trị hạ kali máu

Published by

Kali clorid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ (giảm bạch cầu, tăng kali máu, viêm dạ dày…) và tương tác thuốc làm tăng kali máu, nên việc sử dụng thuốc này phải hết sức thận trọng!

Tìm hiểu hạ kali máu

Hạ kali máu là tình trạng nồng độ kali trong máu < 3,5 mmol/L. Bình thường nồng độ kali trong máu 3,5 – 5,5 mmol/L.

Hạ kali máu được chia làm 3 mức độ:

Nhẹ: 3,1 – 3,4 mmol/L.

Trung bình: 2,5 – 3 mmol/L.

Nặng: < 2,5 mmol/L.

Kali là một khoáng chất có vai trò quan trọng đối với cơ xương và mô mềm, tham gia vào quá trình dẫn truyền xung động thần kinh, sự co bóp của tim, sản xuất năng lượng và duy trì trương lực nội bào, duy trì huyết áp bình thường cho cơ thể.

Nguồn cung cấp kali cho cơ thể chủ yếu từ nguồn thực phẩm rau xanh, trái cây (chuối, bơ…), ngũ cốc, sữa, thịt, cá… với nhu cầu trung bình cho người lớn là 4.700mg kali mỗi ngày.

Kali clorid có thể gây viêm dạ dày

Có nhiều nguyên nhân làm hạ kali máu:

– Chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ nhu cầu kali.

– Mất kali do nôn mửa, tiêu chảy, tăng tiết mồ hôi quá mức.

– Rối loạn bài tiết kali do suy thận.

– Bệnh lý: bệnh đái tháo đường, hội chứng Cushing, ung thư máu… cũng gây hạ kali máu.

– Thuốc: một số loại thuốc khi sử dụng một thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ làm hạ kali máu như thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc nhuận trường, thuốc kháng viêm corticosteroid…

Khi nồng độ kali trong máu hạ, sẽ gây ra những tác động ảnh hưởng trên tim và cơ (chậm nhịp tim, yếu hay liệt cơ…). Trong trường hợp nghiêm trọng, gây suy hô hấp, ngừng tim có thể dẫn đến tử vong!

Thận trọng khi sử dụng

Kali clorid (KCl) có tác dụng bổ sung kali, điều chỉnh nồng độ kali trong máu trở lại bình thường nên thường được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị hạ kali máu.

Trong dược phẩm, KCl thường được trình bày ở hai dạng:

KCl dạng thuốc viên (viên nang hay viên nén với hàm lượng 100mg, 500mg, 600mg, 1.500mg) được sử dụng qua đường miệng trong phòng ngừa hay điều trị hạ kali máu ở mức độ nhẹ hay trung bình.

KCl dạng thuốc tiêm 10% hay 20% được sử dụng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch trong điều trị hạ kali máu ở mức độ nặng.

Cần lưu ý

KCl có thể gây ra tác dụng phụ giảm bạch cầu, tăng kali máu, buồn nôn, viêm dạ dày, ngứa…

Với dạng thuốc viên, nên uống thật nhiều nước để phòng tránh tắc nghẽn gây xuất huyết đường tiêu hóa.

Không sử dụng KCl cho người tăng kali máu, suy thận, suy tuyến thượng thận.

Tránh phối hợp KCl với các thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali (Spinorolacton, amilorid…), thuốc ức chế men chuyển ACE (Captopril, lisnopril…) thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin II (Losartan, Ibersartan…) do gây tương tác thuốc làm tăng kali máu.

Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chẽ nồng độ kali trong máu.

This post was last modified on 14/03/2024 01:02

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

9 phút ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

2 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

2 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

3 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

17 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

17 giờ ago