Categories: Tổng hợp

Sử dụng thuốc kích sữa mẹ: Bạn cần hết sức thận trọng!

Published by

Bên cạnh đó, khi dùng, bạn cũng không nên uống lâu hơn 12 tuần. Đặc biệt, nếu bạn bị trầm cảm, rối loạn co giật, hen suyễn hoặc huyết áp cao thì cũng nên tránh sử dụng.

Thuốc kích sữa mẹ Domperidone (Motilium)

Domperidone từng được xem an toàn và ít gây ra tác dụng phụ hơn so với metolclopramide vì không qua hàng rào máu não, do đó không có tác dụng phụ của hệ thần kinh.

Cũng giống như metoclopramide, đây cũng là một loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh về dạ dày. Bên cạnh đó, domperidone cũng có tác dụng làm tăng nồng độ prolactin trong máu, giúp tăng tiết sữa mẹ.

Tác dụng phụ thường gặp

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng loại thuốc này thường là đau đầu, co thắt dạ dày và khô miệng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu gần đây còn cho thấy domperidone có thể gây tác dụng phụ cho tim mạch.

Thuốc kích sữa mẹ oxytocin

Oxytocin là một dạng thuốc xịt mũi có tác dụng giúp tăng tiết sữa mẹ ở phụ nữ sau sinh. Các nghiên cứu cho thấy, loại thuốc này có thể làm tăng 3 – 5 lần lượng sữa ở các bà mẹ sinh con đầu lòng và tăng 2 lần lượng sữa ở các bà mẹ sinh con thứ. Tuy nhiên, tác dụng phụ của loại thuốc này hiện vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi, do đó, bạn vẫn nên hạn chế sử dụng.

Các loại thuốc kích sữa mẹ khác

Các loại thuốc an thần như chlorpromazine (Thorazine), haloperidol (Haldol) và thuốc huyết áp methyldopa (Aldomet) cũng có thể được sử dụng để kích thích cơ thể sản xuất sữa mẹ. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, bạn cần cân nhắc thật kỹ và hỏi bác sĩ trước khi dùng.

Nhìn chung, các loại thuốc kích sữa mẹ đều tiềm ẩn một vài tác dụng phụ và có thể gây nguy hiểm. Thế nên, bạn đừng bao giờ tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ, đặc biệt là nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Thuốc kích sữa mẹ được sử dụng trong những trường hợp nào?

Nếu bạn sử dụng dưới sự theo dõi của bác sĩ, thuốc kích sữa mẹ sẽ giúp bạn tái lập lại nguồn sữa hoặc làm tăng lượng sữa tiết ra. Đa phần, những loại thuốc này thể được sử dụng trong những tình huống sau:

  • Bạn muốn nuôi con bằng sữa mẹ
  • Bạn đã cai sữa cho bé và muốn cho bé bú lại
  • Bé nhà bạn đang được chăm sóc trong bệnh viện nhưng lượng sữa mẹ tiết ra lại quá ít.

This post was last modified on 15/04/2024 21:45

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Thìn âm lịch: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

1 giờ ago

SINH CON NĂM 2025: Cẩm nang đón em bé tuổi Tị khỏe mạnh, phúc lộc song toàn

SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc

1 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

6 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

6 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

7 giờ ago