Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một thuộc tính của tội phạm thể hiện ở việc gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là đối tượng bảo vệ của luật hình sự. Nó là thuộc tính cơ bản và quan trọng nhất, quyết định những thuộc tính khác của tội phạm. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính có tính khách quan, tính xã hội, tính giai cấp và tính lịch sử. Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm với tư cách là một thuộc tính xã hội của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức đúng đắn tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, là chìa khóa để làm sáng tỏ bản chất xã hội và giai cấp của các chế định tội phạm và hình phạt, từ đó làm cơ sở cho việc xã hội hóa đấu tranh phòng, chống tội phạm. Việc nghiên cứu tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính xã hội của tội phạm có thể được thực hiện bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dưới góc độ triết học:
Với tư cách là một hiện tượng xã hội, tội phạm cũng có thể được phân thành hai chất: chất tự nhiên và chất xã hội. Theo đó:
Bạn đang xem: Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
– Chất tự nhiên của tội phạm (đặc tính tự nhiên) đó là những dấu hiệu vật chất mang tính khách quan mà chúng ta có thể nhận biết được bằng các giác quan của mình – đó chính là các yếu tố thực tế của hành vi.
– Chất xã hội (đặc tính xã hội) của tội phạm đó chính là tính nguy hiểm cho tội phạm của tội phạm. Hay nói cách khác là đánh giá của xã hội đối với hành vi thực tế được thực hiện.Phân tích tội phạm thành hai đặc tính tự nhiên và xã hội là cơ sở phương pháp luận để lý giải nhiều vấn đề quan trọng của tội phạm.
Với tư cách là một chất tự nhiên – tội phạm bao gồm những dấu hiệu vật chất mang tính khách quan mà chúng ta có thể nhận biết được bằng các giác quan, chúng chịu sự tác động của các quy luật tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học… và không phụ thuộc vào các hình thái kinh tế – xã hội. Đây là cơ sở để cho phép chúng ta phân biệt tội phạm này với tội phạm khác trong luật hình sự.
Với tư cách là một chất xã hội (tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm): tội phạm chỉ có thể nhận biết bằng tư duy và chúng chịu sự tác động của các quy luật xã hội, đặc biệt là lợi ích, quan điểm của giai cấp thống trị và vì vậy biến đổi qua các hình thái kinh tế – xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội là một thuộc tính phát sinh trong mối quan hệ giữa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm với xã hội, là thuộc tính chung, giống nhau của mọi tội phạm.
PGS-TS Trần Văn Độ cũng đã viết: “Tính nguy hiểm cho xã hội là thuộc tính khách quan, là dấu hiệu vật chất của tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội bao gồm những dấu hiệu thực tế khách quan của hành vi và đặc tính xã hội của những dấu hiệu đó. Nếu chúng ta nhận biết được những dấu hiệu thực tế khách quan của hành vi bằng các giác quan thì đặc tính xã hội của chúng chỉ có thể nhận biết được bằng tư duy. Các dấu hiệu thực tế khách quan mà thiếu sự đánh giá các đặc tính xã hội của nó thì không thể khẳng định đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không”.
Với tư cách là một thuộc tính xã hội của tội phạm, tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm do vậy nó có tính lịch sử – có nghĩa là chúng xuất hiện, biến đổi và mất đi theo những hoàn cảnh và thời điểm nhất định. Điều này cho phép chúng ta lý giải tại sao cùng một hành vi nhưng ở trong nhà nước này, thời điểm này thì nó được coi là tội phạm, còn ở nhà nước khác hoặc thời điểm khác thì nó không bị coi là tội phạm hoặc chỉ là hành vi vi phạm pháp luật hành chính, dân sự…; hoặc trường hợp mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã có sự biến đổi theo thời gian.
Như vậy, dưới góc độ triết học cho phép chúng ta đưa ra kết luận: tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một thuộc tính phát sinh trong mối quan hệ giữa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm với xã hội và chỉ có thể nhận biết bằng tư duy.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định, như sau:
“1- Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
Xem thêm : Chi ủy là gì? Trách nhiệm công việc khi chi bộ không có chi ủy viên?
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2- Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.”
Như vậy, căn cứ theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tội phạm được phân thành 04 loại: tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest
Theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
“Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Xem thêm : Tháng 11 là ngày gì của con trai? NNN là gì?
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ”.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest
Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp:
“Điều 28. Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:
1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;
2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;
3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.”
Như vậy, theo quy định thì tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng,… sẽ có thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự khác nhau. Đối với một số tội, một số trường hợp đặc biệt thì sẽ không áp dụng hời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 06/01/2024 03:05
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…