Sau khi kết thúc giai đoạn mầm non và lớp 1, bé sẽ bắt đầu bước chân vào lớp 2 với nhiều điều mới mẻ. Nội dung bài giảng lớp 2 là từ sự kế thừa và tiếp nối của lớp 1 có bổ sung nhiều kiến thức mới. Nhằm mục đích nâng cao kỹ năng của trẻ được tốt hơn, mở rộng kiến thức cho các bé. Để tìm hiểu kỹ hơn về tiếng việt lớp 2, chúng ta sẽ cùng Rabbit Edu chinh phục về từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm và củng cố kiến thức bằng một vài bài tập nhỏ.
Về định nghĩa, sự vật là những danh từ chỉ con người, đồ vật, cây cối, hiện tượng, khái niệm, đơn vị,… Trong từ điển Tiếng việt, sự vật được định nghĩa là danh từ chỉ những cái tồn tại được thông qua nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt những cái tồn tại khác nhau. Từ đó có thể thấy, sự vật là những thứ tồn tại hữu hình, nhận biết được. Hay có thể hiểu, những từ chỉ sự vật là những danh từ có khái niệm bao quát, phản ánh về người, vật, hiện tượng hoặc đơn vị,…
Bạn đang xem: Củng cố kiến thức tiếng việt lớp 2 cùng Rabbit Edu
Bên cạnh đó, trong tiếng việt lớp 2 và cả trong thực tiễn, danh từ chỉ sự vật cũng có vai trò quan trọng và là một phần không thể thiếu của hệ thống danh từ. Được dùng để nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm, tên địa danh, tên địa phương,…
– Danh từ chỉ người: Nằm trong một phần của hệ thống danh từ chỉ sự vật. Được dùng để chỉ tên riêng, chức vụ, nghề nghiệp của một người nào đó. Ví dụ: Chị Hoa đang làm giáo viên ở trường tiểu học.
– Danh từ chỉ đồ vật: Là từ để chỉ những vật thể được con người sử dụng thường xuyên trong cuộc sống. Ví dụ: Chiếc xe, cái ghế, cái tủ,…
– Danh từ chỉ con vật: Dùng để chỉ các loài muông thú, sinh sống và tồn tại trên Trái Đất. Ví dụ: Con mèo, con hươu, con vượn,…
– Danh từ chỉ hiện tượng: Chỉ sự vật mà con người có thể cảm nhận được bằng những giác quan của cơ thể và đó là hiện tượng xảy ra trong không gian và thời gian. Ví dụ: mưa, gió, nắng, sấm chớp,…
– Danh từ chỉ khái niệm: Là các danh từ mà ta không thể cảm nhận được bằng các giác quan như tinh thần, ý nghĩa,..Đây cũng là loại danh từ không chỉ vật thể, chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể. Danh từ chỉ khái niệm dùng để biểu thị các khái niệm trừu tượng như đạo đức, thái độ, khả năng,…Các khái niệm này tồn tại trong nhận thức của con người, không cụ thể hóa được. Ví dụ: khái niệm độ C, khái niệm từ, khái niệm từ chỉ sự vật trong tiếng việt lớp 2,….
– Danh từ chỉ đơn vị: Là những từ chỉ đơn vị các sự vật, căn cứ vào đặc trưng ngữ pháp, phạm vi sử dụng, ta có thể chia danh từ chỉ đơn vị thành các loại sau đây:
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Các danh từ này chỉ rõ loại sự vật nên còn gọi là danh từ chỉ loại, chẳng hạn như: cái, con, quyển,…..
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Các danh từ dùng để tính đếm, đo đếm sự vật, chất liệu,…Cụ thể: tấn, tạ, yến,…
+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Ví dụ như: bộ, đôi, nhóm,…
+ Danh từ chỉ đơn vị thời gian: giây, phút, tuần,…
+ Danh từ chỉ đơn vị hành chính: Huyện, Xã, Thôn, Xóm,…
Trong giao tiếp hàng ngày, người Việt Nam sử dụng rất nhiều các từ mô tả đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Các từ ngữ đó được gọi là từ chỉ đặc điểm và nó là một bộ phận quan trọng của Tiếng việt.
Trong tiếng việt lớp 2 nói riêng và tiếng việt nói chung, đặc điểm là từ được dùng để chỉ nét riêng biệt, đặc trưng của một sự vật hiện tượng nào đó. Khi nhắc đến đặc điểm, người ta thường chú trọng đến vẻ bề ngoài mà có thể cảm nhận thông qua các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác). Đó là các đặc trưng về màu sắc hình khối, hình dáng, âm thanh của sự vật hiện tượng.
Tuy nhiên, hầu hết các sự vật đều có những đặc trưng trong cấu tạo và tính chất mà chỉ có thể nhận biết qua quá trình quan sát, khái quát, suy luận và kết luận. Từ đó: Từ chỉ đặc điểm là những từ được dùng để mô tả đặc trưng của một sự vật hiện tượng về hình dáng, màu sắc, mùi vị và các loại đặc điểm khác.
Ví dụ:
Bạn Nam là người cao nhất lớp.
Bạn Hoa là người rất dễ nổi nóng.
Quả na có vỏ màu xanh và ruột màu trắng.
Tiếng việt lớp 2 có hai loại từ chỉ đặc điểm thông dụng là:
– Từ chỉ đặc điểm bên ngoài: là các từ chỉ nét riêng của sự vật thông qua các giác quan của con người như hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị,…
– Từ chỉ đặc điểm bên trong: là các từ chỉ nét riêng được nhận biết qua quá trình quan sát, khái quát, suy luận và kết quả. Bao gồm các từ chỉ tính chất, cấu tạo và tính tình,…
Nhìn chung, khái niệm từ chỉ đặc điểm không quá khó. Đối với tiếng việt lớp 2, để giúp bé học tốt hơn có rất nhiều cách, ba mẹ có thể tham khảo như:
– Nắm rõ đặc điểm và các loại từ chỉ đặc điểm. Để giúp bé hiểu thì ba mẹ nên là người hiểu rõ nhất mới có thể hướng dẫn con nắm những điểm mấu chốt trong khái niệm như: đây là từ chỉ hình dáng, màu sắc, mùi vị, của một sự vật hiện tượng.
– Giúp con gia tăng vốn từ vựng tiếng việt bằng cách cho bé tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài, thường xuyên trò chuyện cùng bé, đọc sách cho bé nghe và rèn luyện cho bé đọc sách,…Vì vốn dĩ từ chỉ đặc điểm vô cùng thông dụng và đa dạng, với những cách thức này bé sẽ được tiếp xúc nhiều hơn và có thể dễ dàng tìm được.
– Học đi đôi với hành: cho con ứng dụng việc học vào đời sống, làm bài tập thường xuyên,…qua đó mới hình thành khả năng ghi nhớ, tư duy sáng tạo để làm bài tập chính xác hơn.
– Gợi ý thêm nhiều ví dụ minh họa sinh động và tổ chức các trò chơi cho bé, ba mẹ có thể tự tạo ra hoặc có thể tham khảo trên các nền tảng Internet.
– Thường xuyên tương tác gợi nhắc cho con bằng cách đặt câu hỏi liên quan đến loại từ này như: “Từ chỉ đặc điểm là từ như thế nào ?”, “ Tìm từ chỉ đặc điểm từ những ví dụ minh họa cụ thể”. Việc đặt nhiều câu hỏi như vậy sẽ giúp bé hiểu, ghi nhớ tốt và học tiếng việt lớp 2 được hoàn hảo hơn.
1. Gọi tên các sự vật sau đây:
(Đáp án: quả táo, quả cam, con voi, con mèo)
2. Tìm các từ chỉ sự vật trong các từ sau đây: Chiếc thuyền, đi bộ, ăn táo, xe đạp, cô giáo, nhảy xa, cây phượng, cái ghế, bế em, ca hát.
(Đáp án: chiếc thuyền, xe đạp, cô giáo, cây phượng, cái ghế)
3. Đặt câu với các sự vật sau: cái ly, bàn học, cái tủ, bảng con, quyển tập.
(Ví dụ đáp án: Cái ly màu xanh
Xem thêm : Bà bầu có nên uống ca cao hay không?
Bàn học to hơn cái ghế
Cái tủ rất rộng
Bảng con của em đã được lau sạch
Quyển tập có bao bì màu vàng rất đẹp)
4. Tìm từ chỉ đặc điểm trong bài thơ sau đây:
Con cua
Con cua tám cẳng
Nghênh ngang hai càng
Đeo chiếc yếm trắng
Dạo chơi đồng làng
(sưu tầm)
(Đáp án: tám cẳng, hai càng, yếm trắng)
5. Đặt câu với các từ chỉ đặc điểm sau: màu xanh, thấp, vị ngọt, già, to.
(Đáp án ví dụ: Quả chanh này màu xanh
Bạn Minh thấp hơn bạn Lam
Ô mai lúc nào cũng có vị ngọt
Con mèo nhà em già quá rồi
Cái xe của bố rất to).
Nhìn chung, từ chỉ sự vật và từ chỉ đặc điểm vô cùng đơn giản, đa dạng và gần gũi nhưng lại là hai nội dung quan trọng trong quá trình học tiếng việt lớp 2 của bé. Vì thế, chúng ta cần giúp bé hiểu và vận dụng được vào thực tiễn, góp phần phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của bé. Rabbit Edu sẽ luôn là người bạn đồng hành với quá trình học tập của bé. Rất mong quý phụ huynh sẽ cùng Rabbit Edu giúp bé yêu chinh phục hành trình học tập.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 10/02/2024 19:25
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024