Tham gia nghĩa vụ quân sự là trọng trách của mỗi công dân để bảo vệ tổ quốc. Nhưng với những người không may “quá cân” thì sao? Nói một cách khác là người béo có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Hãy xem bài viết Béo phì có được tham gia nghĩa vụ quân sự không? [Mới 2022] dưới đây để được giải đáp về vấn đề này.
- Thịt gà nấu với rau gì để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé? Các loại rau kị không nấu với thịt gà
- Nghiên cứu mới chỉ ra bữa sáng không còn là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày
- Cách reset máy tính Windows 10 bằng bàn phím
- 100g bột củ sen mix hạt bao nhiêu calo? Ăn bột củ sen mix hạt có giảm cân không? Bật mí cách sử dụng bột củ sen giảm cân hiệu quả
1. Tiêu chuẩn sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự
Cụ thể, sức khỏe sẽ được phân loại theo các tiêu chuẩn tại bảng 1, 2 và 3 – phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP:
Bạn đang xem: Béo phì có được tham gia nghĩa vụ quân sự không? [Mới 2022]
– Về thể lực: Nam có các tiêu chuẩn về chiều cao khi đứng từ đủ 152 – 163cm, cân nặng từ đủ 39 – 51 kg, vòng ngực từ đủ 70 – 81 cm và nữ có các tiêu chuẩn về chiều cao khi đứng từ đủ 146 – 154 cm, cân nặng từ đủ 37 – 48 kg tương ứng với 06 loại sức khỏe từ 01- 06.
Nếu quá béo hoặc quá gầy thì phải xem xét đến chỉ số BMI.
– Về bệnh tật: Các loại bệnh được xem xét khi khám sức khỏe đi nghĩa vụ gồm:
+ Bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, mộng thịt, viêm kết mạc, đục thủy tinh thể bẩm sinh, mù màu, quáng gà…
+ Bệnh về răng, hàm, mặt: Răng sâu, mất răng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống răng, biến chứng răng khôn, viêm loét niêm mạc ở miệng và lưỡi, viêm tuyến nước bọt, xương hàm gãy…
+ Các bệnh về tai, mũi, họng: Sức nghe, tai ngoài, tai giữa, xương chũm, tai trong, mũi, họng, amidan, chảy máu cam, thanh quản, xoang mặt, liệt mặt không hồi phục do viêm tai xương chũm…
– Các bệnh về thần kinh, tâm thần: Nhức đầu thành cơn, dai dẳng, kéo dài, ảnh hưởng đến lao động; suy nhược thần kinh; động kinh; ra mồ hôi bàn tay hoặc cả bàn tay, bàn chân; Liệt thần kinh ngoại vi; Chấn thương sọ não…
– Các bệnh về tiêu hóa: Bệnh thực quản, Bệnh dạ dày, tá tràng, tiểu tràng, viêm ruột thừa, thoát vị bẹn các loại, Các đường mổ bụng thăm dò (không can thiệp vào nội tạng), Bệnh đại, trực tràng…
– Các bệnh về hô hấp: Hội chứng và triệu chứng bệnh hô hấp; phế quản, nhu mô phổi, các bệnh màng phổi, lao phổi, lao ngoài phổi…
– Các bệnh về tim, mạch: Huyết áp, tăng huyết áp, mạch, Rối loạn dẫn truyền và nhịp tim, bệnh tim…
– Các bệnh về cơ, xương, khớp: Bệnh khớp, bàn chân bẹt, chai chân, mắt cá, rỗ chân, Dính kẽ ngón tay, ngón chân; Thừa ngón tay, ngón chân; Mất ngón tay, ngón chân; Co rút ngón tay, ngón chân; Chấn thương, vết thương khớp (vừa và lớn)…
Xem thêm : Lưu ý khi dùng thuốc đặt viêm phụ khoa
– Các bệnh về thận, tiết niệu, sinh dục: Thận, tiết niệu; Các hội chứng tiết niệu; Viêm đường tiết niệu…
– Các bệnh về nội tiết, chuyển hóa, hạch, máu: Bệnh tuyến giáp, bệnh đái tháo đường, thiếu máu nặng thường xuyên do các nguyên nhân…
– Bệnh da liễu: Nấm da, hắc lào, nấm móng, nấm kẽ, lang ben, nấm tóc, rụng tóc do các nguyên nhân, ghẻ, viêm da dị ứng…
Căn cứ vào từng mức độ bệnh tật để bác sĩ cho điểm từ 1-6 tương ứng với tình trạng sức khỏe rất tốt, tốt, khá, trung bình, kém, rất kém. Đồng thời, căn cứ vào số điểm chấm cho các chỉ tiêu trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe thành 06 loại gồm:
– Loại 1: Tám chỉ tiêu đều đạt điểm 01;
– Loại 2: Có ít nhất một chỉ tiêu điểm 02;
– Loại 3: Có ít nhất một chỉ tiêu điểm 03;
– Loại 4: Có ít nhất một chỉ tiêu điểm 04;
– Loại 5: Có ít nhất một chỉ tiêu điểm 05;
– Loại 6: Có ít nhất một chỉ tiêu điểm 06.
Và theo điểm a, điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư số 148/2018/TT-BQP, chỉ tuyển công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 và không gọi công dân cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ, nghiện ma túy, bị HIV, AIDS nhập ngũ.
Như vậy, tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự là có sức khỏe loại 1, 2 và 3; không bị cận từ 1,5 diop trở lên, không bị viễn thị các mức độ, không nghiện ma túy, không nhiễm HIV, AIDS.
2. Béo phì thì có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?
Theo như phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một người trưởng thành nếu có chỉ số BMI trong khoảng 25 – 29,9 được xem là thừa cân, và một người trưởng thành có chỉ số BMI > = 30 được xem là béo phì.
Việc xác định thể lực của công nhân để gọi nhập ngũ theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP:
Xem thêm : 10 công dụng của mãng cầu xiêm cho sức khỏe
Căn cứ Mục I Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về tiêu chuẩn phân loại theo thể lực.
Theo đó, những trường hợp công dân quá béo sẽ xem xét đến chỉ số BMI, cụ thể:
- Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể đánh giá mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng:
- BMI = Cân nặng (kg) : Chiều cao (m)2
Chỉ số BMI được xem xét trong trường hợp đủ tiêu chuẩn về thể lực, nhưng có sự mất cân đối giữa chiều cao và cân nặng: không nhận những trường hợp có chỉ số BMI ≥ 30.
Như phân loại của WHO thì trường hợp người trưởng thành có chỉ số BMI > = 30 được xem là béo phì, cũng theo quy định vừa phân tích thì sẽ không nhận những trường hợp có chỉ số BMI như thế này. Cho nên người bị béo phì sẽ không được gọi để nhập ngũ đi nghĩa vụ quân sự.
3. Bị béo phì nhưng vẫn bị gọi nhập ngũ đi nghĩa vụ quân sự thì nên làm thế nào?
Theo khoản 5 Điều 34 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định danh sách công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo đề nghị của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp.
Căn cứ vào Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
“Trình tự khiếu nại
- Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
…
Trường hợp công dân bị béo phì nhưng vẫn bị gọi nhập ngũ thì trước hết nên khiếu nại lần đầu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp).
Trường hợp, không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp