Ăn uống là nhu cầu cần thiết của con người mỗi ngày trong cuộc sống. Dinh dưỡng là yếu tố quyết định cơ thể sở hữu sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ. Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng theo các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng phải đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng, trong đó, chất đạm là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu, giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể không thể thiếu. Vậy chất đạm là gì? Hãy cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất đạm còn được gọi là protein – đây là dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Protein là chất tham gia xây dựng và tái tạo tất cả các mô của cơ thể. Hơn nữa, còn có vai trò điều tiết các hoạt động sống diễn ra trong cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
Bạn đang xem: Chất đạm là gì? Vai trò và phân biệt giữa đạm thực vật và đạm động vật
Những yếu tố cấu thành nên cơ thể như da, xương, cơ bắp, cơ quan nội tạng phần lớn được cấu tạo từ protein. Không chỉ vậy, protein còn tạo ra nhiều hormone và enzyme giúp điều hòa các quá trình cũng như các phản ứng hóa học trong cơ thể.
Về cấu tạo, protein (chất đạm) là những phân tử sinh học hay đại phân tử, gồm một 1 hay nhiều chuỗi acid amin liên kết với nhau bằng liên kết peptid. Trình tự các chuỗi acid amin khác nhau sẽ tạo thành các loại protein khác nhau, trình tự này do nucleotit của gen quy định. Cấu trúc của protein được ổn định bởi một số loại liên kết, bao gồm liên kết cộng hóa trị, liên kết hydro, liên kết ion, liên kết van der Waals và liên kết kỵ nước.
Trong tự nhiên có khoảng 20 loại acid amin khác nhau, trong đó, có 9 loại acid amin thiết yếu ( histidine, leucine, isoleucine, lysine, phenylalanine, methionine, threonine, tryptophan và valine) cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ thực phẩm bên ngoài, số còn lại là acid amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tự tổng hợp được.
Protein được hình thành bởi sự liên kết của các chuỗi acid amin nên sau khi được tạo ra, protein chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Khi liên kết nối các acid amin bị phá hủy thì protein cũng bị thoái hóa.
Do protein chiếm đến 50% khối lượng thô của tế bào và là thành phần thiết yếu trong việc hình thành, duy trì, cấu trúc, tái tạo cơ thể nên cần phải bổ sung hằng ngày qua chế độ ăn uống. Nếu cơ thể thiếu hụt protein sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như kém phát triển, suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn, bệnh tật thường xuyên do suy giảm sức đề kháng.
Có tổng cộng 7 loại protein khác nhau, bao gồm kháng thể, protein co bóp, enzyme, protein nội tiết tố, protein cấu trúc, protein dự trữ và protein vận chuyển.
Kháng thể
Protein co bóp
Enzyme
Protein nội tiết tố
Protein cấu trúc
Protein dự trữ
Protein vận chuyển
Xem thêm : Hắc kỷ tử kỵ gì và những tác hại của hắc kỷ tử ? ( 4)
Sau khi đã tìm hiểu chất đạm là gì, mời bạn đọc cùng khám phá vai trò của chất đạm đối với cơ thể. Sở dĩ chất đạm được khuyên phải bổ sung đầy đủ cho cơ thể bởi nhiều vai trò sau đây:
Phần lớn các chất dinh dưỡng được vận chuyển trong cơ thể từ nơi hấp thu ở quá trình tiêu hóa thức ăn đến màu, vận chuyển qua các mô, tế bào đều do protein thực hiện.
Bên cạnh đó, vận chuyển oxy từ phổi cung cấp đến các tế bào trong cơ thể cùng nhờ sự vận chuyển của protein hemoglobin có trong tế bào hồng cầu.
Các tế bào bạch cầu có thành phần chính là protein đóng vai trò như lớp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Hệ thống miễn dịch sản xuất các protein được gọi là các interferon có khả năng chống lại virus, vi khuẩn, các kháng thể giúp cơ thể chống lại nhiều tác nhân gây bệnh khác.
Nếu như quá trình tổng hợp protein của cơ thể bị suy giảm thì hệ miễn dịch cũng suy yếu, khả năng bảo vệ cơ thể cũng trở nên yếu đi.
Protein có vai trò như một chất đệm, giúp cân bằng pH, đảm bảo cho hệ tuần hoàn vận chuyển các ion trở nên dễ dàng hơn. Ngoài vai trò cân bằng pH, protein cũng có nhiệm vụ kéo nước từ tế bào và các mạch máu, từ đó giúp cân bằng và điều hòa lượng nước trong cơ thể.
Khi hàm lượng protein trong máu thấp, nước sẽ bị ứ đọng trong mô và tế bào dẫn đến hiện tượng phù nề.
Protein chiếm 12-20% năng lượng khẩu phần ăn cơ bản, cung cấp năng lượng cho tế bào, cơ thể để duy trì các hoạt động sống. Ngoài ra, protein là thành phần chiếm lượng nhiều sau nước, chiếm đến 50% trọng lượng thô ở cơ thể người trưởng thành.
Bổ sung chất đạm trong chế độ ăn hằng ngày là điều quan trọng để giúp bảo vệ sức khỏe cơ thể. Vậy chất đạm là gì? Chất đạm có trong những loại thực phẩm nào?
Chất đạm được chia thành 2 nhóm: chất đạm từ động vật và chất đạm từ thực vật.
Chất đạm được cung cấp từ động và thực vật có nguồn khác nhau, do đó mỗi loại đều có sự khác biệt về giá trị dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe và hàm lượng acid amin.
Về giá trị dinh dưỡng, nguồn đạm động vật được xem là nguồn mang đến giá trị sinh học cao hơn so với đạm thực vật. Đồng thời, protein động vật có xu hướng mang đến nhiều chất dinh dưỡng hơn protein thực vật, cụ thể là:
Mặc dù chất đạm từ động vật hay thực vật đều đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng, thực tế, một chế độ ăn giàu đạm thực vật còn gọi là ăn chay sẽ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe hơn. Theo các nghiên cứu, những người hạn chế đạm động vật, bổ sung nhiều đạm thực vật sẽ kiểm soát cân nặng tốt hơn, hàm lượng cholesterol thấp, huyết áp ổn định cũng như phòng ngừa các bệnh mãn tính tốt hơn. Tình trạng đột quỵ, ung thư và tử vong vì bệnh tim mạch cũng thấp hơn.
Hơn nữa, bổ sung đạm thực vật trong chế độ ăn còn góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Chế độ dinh dưỡng giàu đạm thực vật mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, có thể do khẩu phần ăn kết hợp với lối sống lành mạnh chứ không hẳn là đạm động vật hay đạm thực vật có sự khác biệt.
So với đạm thực vật, đạm động vật vẫn đem đến lợi ích cho sức khỏe nhưng không lành mạnh bằng. Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu đạm động vật nhưng các loại thịt nạc, cá béo sẽ tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời, ăn trứng đúng cách, đúng số lượng sẽ giúp cải thiện hàm lượng cholesterol và giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, thường xuyên bổ sung protein động vật sẽ giúp tăng cường khối lượng cơ nạc và giảm mất cơ do tuổi tác gây ra.
Xem thêm : Top 15 Shop giày thể thao đẹp nhất ở thành phố Hồ Chí Minh
Chất đạm sẽ bị phân hủy thành các acid amin trong quá trình tiêu hóa, sẽ có khoảng 20 acid amin, trong đó có 9 loại thiết yếu mà cơ thể không thể tổng hợp cần bổ sung từ nguồn bên ngoài và còn lại là các acid amin không thiết yếu được cơ thể tự tổng hợp.
Protein động vật có chứa sự cân bằng tốt của tất cả 9 acid amin thiết yếu, tỷ lệ acid amin cân đối. Còn hầu hết các thực phẩm đạm có nguồn gốc thực vật chỉ chứa một số ít loại acid amin thiết yếu. Chẳng hạn như gạo thiếu tryptophan,lysin…
Như vậy, đạm động vật và đạm thực vật đều là những dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho sức khỏe cơ thể. Thế nên, chúng ta không nên đặt nặng vấn đề nên bổ sung loại nào mà cần cân đối dinh dưỡng, thiết kế thực đơn khoa học với đạm động vật và thực vật hợp lý.
Để cân đối hàm lượng dinh dưỡng, mọi người nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ hay có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng từ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành. Điều này giúp am hiểu kiến thức về dinh dưỡng, nắm được nguyên tắc thiết kế thực đơn ăn uống mỗi ngày phù hợp.
Việc đảm bảo lượng protein cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe và chức năng cơ thể. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách tính lượng protein cần nạp cho từng độ tuổi:
Độ tuổi Lượng protein/ kg cân nặng/ ngày Từ 0-5 tháng tuổi 1,86g Từ 6-8 tháng tuổi 2,22g Từ 9-11 tháng tuổi 2,22g Từ 1-2 tuổi 1,63g Từ 3-5 tuổi 1,55g
Giai đoạn Lượng protein 3 tháng đầu Tăng 1g protein/ ngày so với bình thường 3 tháng giữa Tăng 10g protein/ ngày so với bình thường 3 tháng cuối Tăng 31g protein/ ngày so với bình thường.
Thiếu chất đạm có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, điển hình như:
Để tránh những vấn đề này, bạn cần duy trì một chế độ ăn cân đối và đảm bảo cung cấp đủ chất đạm cần thiết cho cơ thể.
Xem thêm:
Để cơ thể khỏe mạnh và đầy đủ dưỡng chất cần thiết, khi bổ sung đạm, cần chú ý một số điều sau:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cần bổ sung cho cơ thể cả đạm động vật và thực vật để có đủ hàm lượng acid amin cần thiết.
Mặc dù đạm là chất dinh dưỡng quan trọng cần phải bổ sung mỗi ngày để duy trì hoạt động sống, trao đổi chất. Tuy nhiên, mỗi chất dinh dưỡng vào cơ thể đều thực hiện nhiệm vụ, chức năng riêng biệt nhằm hỗ trợ sức khỏe cơ thể. Do đó, không chỉ tập trung đạm mà chế độ ăn uống hằng ngày còn phải cung cấp đa dạng thực phẩm để đáp ứng đầy đủ các dưỡng chất: chất béo, chất bột đường, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Theo khuyến nghị của Bộ Y tế về nhu cầu dinh dưỡng, mỗi ngày trung bình người Việt Nam trưởng thành cần cung cấp 1,25 g đạm / 1kg thể trọng. Tuy nhiên, cũng tùy theo tình trạng sức khỏe, thể trạng mà điều chỉnh lượng phù hợp. Để biết cơ thể cần bao nhiêu đạm cho 1 ngày, nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ.
Mong rằng với những thông tin trong bài viết, mọi người bổ sung thêm kiến thức về chất đạm là gì cũng như các kiến thức liên quan đến chất đạm. Từ đó, biết cách cân đối và lựa chọn thực phẩm giàu đạm trong chế độ ăn uống hằng ngày để tốt và bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia khoá học “Dinh dưỡng cơ bản” tại NRECI để biết được nhu cầu đạm, béo, carb cần thiết cho cơ thể để hạn chế tối đa tình trạng dư thừa đạm, gây tác hại xấu đối với sức khoẻ.
Xem thêm:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/03/2024 02:33
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024