1,1K
Giải quyết những vấn đề về nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức là một trong những bước đi ban đầu để giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Cùng tìm hiểu khái niệm ý thức là gì, các nguồn gốc của ý thức; kết cấu của ý thức…
Bạn đang xem: Ý thức là gì? Nguồn gốc, bản chất, kết cấu (Triết học Mác Lenin)
Trên cơ sở khái quát thành tựu của khoa học, của thực tiễn xã hội, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định nguồn gốc vật chất, bản chất phản ánh vật chất của ý thức để rút ra vai trò của ý thức trong mối quan hệ với ý thức.
Ý thức có hai nguồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh sáng tạo, năng động.
Về bộ óc người: Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc. Điều này lý giải tại sao quá trình tiến hóa của loài người cũng là quá trình phát triển năng lực của nhận thức, của tư duy và tại sao đời sống tinh thần của con người bị rối loạn khi sinh lý thần kinh của con người không bình thường do bị tổn thương bộ óc.
Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo: Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu ngay từ khi con người xuất hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan, thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên quá trình phản ánh.
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Những đặc điểm được tái tạo ở dạng vật chất chịu sự tác động bao giờ cũng mang thông tin của dạng vật chất tác động. Những đặc điểm mang thông tin ấy được gọi là cái phản ánh. Cái phản ánh và cái được phản ánh không tách rời nhau nhưng không đồng nhất với nhau. Cái được phản ánh là những dạng cụ thể của vật chất, còn cái phản ánh chỉ là đặc điểm chứa đựng thông tin của dạng vật chất đó (cái được phản ánh) ở một dạng vật chất khác (dạng vật chất nhận sự tác động).
Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất, song phản ánh được thể hiện dưới nhiều hình thức. Những hình thức này tương ứng với quá trình tiến hóa của vật chất.
Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh. Phản ánh vật lý, hóa học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh. Hình thức phản ánh này mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật nhận tác động.
Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh. Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh, phản ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ. Tính kích thích là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hướng sinh trưởng, phát triển, thay đổi màu sắc, thay đổi cấu trúc…khi nhận sự tác động trong môi trường sống. Tính cảm ứng là phản ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảm giác, được thực hiện trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện, khi có sự tác động từ bên ngoài môi trường lên cơ thể sống.
Phản ánh tâm lý là phản ứng của động vật có hệ thần kinh trung ương được thực hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh qua cơ chế phản xạ có điều kiện.
Phản ánh năng động sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản ánh, nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất có tổ chức cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Phản ánh năng động, sáng tạo được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người khi thế giới khách quan tác động lên các giác quan của con người. Đây là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin. Sự phản ánh sáng tạo năng động này được gọi là ý thức.
Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ. hai yếu tố này vừa là nguồn gốc, vừa là tiền đề của sự ra đời ý thức.
Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là quá trình trong đó bản thân con người đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với giới tự nhiên. Đây cũng là qúa trình làm thay đổi cấu trúc cơ thể, đem lại dáng đi thẳng bằng hai chân, giải phóng hai tay, phát triển khí quan, phát triển bộ não,… của con người. Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm cho thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của nó, biểu hiện thành những hiện tượng nhất định mà con người có thể quan sát được. Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của các giác quan, tác động vào bộ óc người, thông qua hoạt động của bộ não con người, tạo ra khả năng hình thành nên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung.
Xem thêm : Vị trí nốt ruồi trong lòng bàn tay nam có ý nghĩa gì?
Như vậy, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thông qua quá trình lao động.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện.
Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để biểu đạt. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai chất kích thích chủ yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển hóa thành bộ óc người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức.
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại,.. trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người. Theo Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”.
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học mà chủ yếu là của các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
Ý thức có kết cấu cực kỳ phức tạp. Có nhiều ngành khoa học, nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu về kết cấu của ý thức.
Theo cách tiếp cận này, ý thức bao gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm và ý chí, trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất. Ngoài ra ý thức còn có thể bao gồm các yếu tố khác như niềm tin, lí trí,…
Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ.
Mọi hoạt động của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng. Mọi biểu hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển. Theo Mác: “phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó tồn tại đối với ý thức là tri thức”.
Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể chia thành nhiều loại như tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức nhân văn. Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận thức, tri thức có thể chia thành tri thức đời thường và tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính,…
Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan hệ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người; là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn. Lênin cho rằng: không có tình cảm thì “xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý”; không có tình cảm thì không có một yếu tố thôi thúc những người vô sản và nửa vô sản, những công nhân và nông dân nghèo đi theo cách mạng.
Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng đó trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau, như tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo,…
Xem thêm : Ngắt nguồn điện tủ lạnh khi không sử dụng có thực sự an toàn, tiết kiệm?
Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của con người. Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự giác được mục đích của hoạt động nên tự đấu tranh với mình để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn. có thể coi ý chí là quyền lực của con người đối với mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác; nó cho phép con người tự kìm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình. Giá trị chân chính của ý chí không chỉ thể hiện ở cường độ của nó mạnh hay yếu mà chủ yếu thể hiện ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến. Lênin cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình, giải phóng nhân loại.
Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau song tri thức là yếu tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác
Tiếp cận theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, ý thức bao gồm tự ý thức, tiềm thức, vô thức.
– Tự ý thức:
Trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, con người đồng thời cũng tự nhận thức bản thân mình. Đó chính là tự ý thức. Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là một thành tố quan trọng của ý thức, nhưng đây là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài. Nhờ vậy con người tự nhận thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác có tư duy, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội. Những cảm giác của con người về bản thân mình trên mọi phương diện giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành tự ý thức. Con người chỉ tự ý thức được bản thân mình trong quan hệ với những người khác, trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới. Chính trong quan hệ xã hội, trong hoạt động thực tiễn xã hội và qua những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần do chính con người tạo ra, con người phải tự ý thức về mình để nhận rõ bản thân mình, tự điều chỉnh bản thân theo các quy tắc, các tiêu chuẩn mà xã hội đề ra.
Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân mà còn là tự ý thức của cả xã hội, của một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội về địa vị của mình trong hệ thống những quan hệ sản xuất xác định, về lý tưởng và lợi ích chung của xã hội mình, của giai cấp mình, hay của tầng lớp mình.
– Tiềm thức:
Là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể, song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy. Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Do đó, tiềm thức có thể chủ động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức mà chủ thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp. Tiềm thức có vai trò quan trọng cả trong hoạt động tâm lý hàng ngày của con người, cả trong tư duy khoa học. Trong tư duy khoa học, tiềm thức chủ yếu gắn với các loại hình tư duy chính xác, với các hoạt động tư duy thường được lặp đi lặp lại nhiều lần. ở đây tiềm thức góp phần giảm sự quá tải của đầu óc trong việc xử lý khối lượng lớn các tài liệu, dữ kiện, tin tức diễn ra một cách lặp đi lặp lại mà vẫn đảm bảo được độ chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học.
– Vô thức:
Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí.
Vô thức biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, mặc cảm, sự lỡ lời, nói nhịu, trực giác… Mỗi hiện tượng ấy có vùng hoạt động riêng, có vai trò, chức năng riêng, song tất cả đều có một chức năng chung là giải tỏa những ức chế trong hoạt động thần kinh vượt ngưỡng nhất là những ham muốn bản năng không được phép bộc lộ ra và thực hiện trong quy tắc của đời sống cộng đồng. Nó góp phần lập lại thế cân bằng trong hoạt động tinh thần của con người mà không dẫn tới trạng thái ức chế quá mức như ấm ức, “libiđo”…
Như vậy, vô thức có vai trò tác dụng nhất định trong đời sống và hoạt động của con người. Nhờ vô thức mà con người tránh được tình trạng căng thẳng không cần thiết khi làm việc “quá tải”. Nhờ vô thức mà chuẩn mực con người đặt ra được thực hiện một cách tự nhiên… Vì vậy, không thể phủ nhận vai trò cái vô thức trong cuộc sống, nếu phủ nhận vô thức sẽ không thể hiểu đầy đủ và đúng đắn về con người.
Tuy nhiên không nên cường điệu, tuyệt đối hóa và thần bí vô thức. Không nên coi vô thức là hiện tượng tâm lý cô lập, hoàn toàn tách khỏi hoàn cảnh xã hội xung quanh không liên quan gì đến ý thức. Thực ra, vô thức là vô thức nằm trong con người có ý thức. Giữ vai trò chủ đạo trong con người là ý thức chứ không phải vô thức. Nhờ có ý thức mới điều khiển được các hiện tượng vô thức hướng tới chân, thiện, mỹ. Vô thức chỉ là một mắt khâu trong cuộc sống có ý thức của con người.
Xem thêm:
(Nguồn: Tổng hợp)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 02:32
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024