Vết thương hở ăn cua được không? Danh sách các thực phẩm cần kiêng

Thông thường cua là loại hải sản mà có rất nhiều người yêu thích vì độ thơm ngon, hấp dẫn. Đặc biệt, các dưỡng chất dinh dưỡng có trong cua còn giúp bồi bổ cơ thể. Nhưng khi bị vết thương hở ăn cua được không? Cách chăm sóc vết thương hở ra sao?

Thành phần cua có chứa những dưỡng chất có lợi nào?

Cua là loại hải sản sinh sống ở nước mặn và nước ngọt, được dùng phổ biến với nhiều cách chế biến khác nhau. Thành phần chứa những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, vitamin B1, B2, B6, PP, và các khoáng chất đồng, kẽm, Omega 3… Bên cạnh đó, cua còn chứa ít hàm lượng thủy ngân có lợi cho sức khỏe. Lượng Cholesterol từ 30 – 56 mg/kg.

Ăn cua giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Trong đó, lượng protein có trong thịt cua cao hơn so với các loại thịt, cá khác. Ngoài ra, trong 100g thịt cua còn chứa những dưỡng chất như:

– Protid: 12,3g

– Lipid: 3,3g

– Canxi: 5.040g

– Phốt pho: 430mg

– Sắt: 4,7mg

Bất kể bị vết thương hở ăn cua được không thì cũng không thể phủ nhận các chất dinh dưỡng trong cua mang lại những lợi ích rất lớn cho sức khỏe, có thể phòng ngừa một số chứng bệnh như:

  • Lượng vitamin B12 và chất sắt giúp cơ thể sản xuất ra tế bào hồng cầu, ngăn ngừa được chứng thiếu máu.
  • Các loại khoáng chất, axit béo, Omega 3 có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu, giảm được nguy cơ mắc các chứng nhồi máu cơ tim, ngăn ngừa đột quỵ.
  • Hàm lượng protein cao giúp da, móng, tóc phát triển và duy trì các hoạt động cơ bắp.
  • Omega 3 là dưỡng chất giúp cho não bộ và tim mạch phát triển.
  • Chất selen đóng vai trò là chất chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh viêm khớp.

Vết thương hở ăn cua được không?

Câu trả lời là KHÔNG, nguyên nhân bởi cua là thực phẩm nằm trong nhóm hải sản. Mặc dù hải sản chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ, tuy nhiên đây cũng là loại thực phẩm cần kiêng khem khắt khe khi có vết thương hở vì dễ gây nên ngứa ngáy, khó chịu và nhiễm trùng.

Bị vết thương hở ăn cua sẽ gây kích ứng
Bị vết thương hở ăn cua sẽ gây kích ứng

Ngoài ra, hàm lượng protein lớn có trong cua có khả năng kích thích sự phát triển của các tế bào mới. Sự tăng sinh quá mức này có thể gây nên sẹo lồi sau khi vết thương hở lành lại.

Bên cạnh đó, việc ăn cua còn có thể dẫn đến một vài tình trạng kích ứng, dị ứng nhẹ ở vị trí vết thương hở bởi những nguyên nhân như sau:

  • Cua sống trong môi trường nước nên có nhiều ký sinh trùng, nếu không làm sạch và nấu chín kỹ khi ăn sẽ dễ gây viêm nhiễm vết thương.
  • Một số chất độc có thể sản sinh ra trong quá trình bảo quản và chế biến cua sai cách.
  • Những người có tiền sử bị dị ứng với các loại hải sản cũng có nguy cơ cao bị dị ứng ngứa ngáy vết thương.
Các loại hải sản cần kiêng ăn khi có vết thương
Các loại hải sản cần kiêng ăn khi có vết thương

Bị vết thương hở có ăn cua đồng được không?

Tương tự như các loại cua khác, khi bị vết thương hở bạn KHÔNG NÊN ăn cua đồng. Mắc dù là loại hải sản giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt, vitamin,... Tuy nhiên, cua đồng cũng có thể gây ngứa, khó chịu cho vết thương, làm chậm quá trình lành thương, thậm chí có thể để lại sẹo.

Nguyên nhân là do trong cua đồng có chứa một số chất có thể gây kích ứng cho da, làm cho vết thương bị ngứa, sưng tấy, khó chịu. Ngoài ra, cua đồng cũng có thể chứa một số vi khuẩn, ký sinh trùng có thể gây nhiễm trùng vết thương, làm cho vết thương lâu lành hơn.

Vết thương hở bao lâu mới lành? Cách chăm sóc ra sao?

Bạn không cần lo lắng bị vết thương hở ăn cua được không, bởi thời gian kiêng không quá lâu. Tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người mà vết thương sẽ có thời gian phục hồi kéo dài khác nhau.

Thông thường đối với những vết thương hở sâu được khâu chỉ cần phải chờ khoảng 7-10 ngày sau để vùng da tái tạo lại mới được thoải mái ăn uống. Đối với những vết thương hở không quá sâu thì thời gian phục hồi nhanh hơn, các tổ chức da nhanh lành khoảng 5-7 ngày.

Khi bị thương cần bổ sung vitamin cho cơ thể

Để thúc đẩy quá trình tái tạo da thì các bạn cần bổ sung các loại thực phẩm có chứa sắt, vitamin B12, acid folic… để kích thích tạo máu. Từ đó giúp cho các chất protein, vitamin và khoáng chất được dẫn truyền đến các mô bị tổn thương, tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập, ngăn ngừa viêm nhiễm.

Những thực phẩm có chứa các chất kể trên nằm trong một số loại thực phẩm như thịt, sữa, gan, các loại rau xanh đậm… Bên cạnh đó, cần bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng nhằm chống lại tình trạng nhiễm trùng, nổi mủ. Chất này có nhiều trong cam, bưởi, quýt, chanh, đu đủ, thanh long…

Ngoài ra, chúng ta nên cẩn thận vệ sinh vết thương thường xuyên để vùng da khô thoáng sạch sẽ. Đồng thời cần băng bó kỹ vết thương mỗi khi ra đường, tuyệt đối không để bụi bẩn bám dính.

Sau khi biết được bị vết thương hở ăn cua được không, chúng ta hãy tuân thủ những hướng dẫn khắt khe để không bị sẹo. Đặc biệt là nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ lành da, tăng cường sức khỏe trong giai đoạn dưỡng thương bạn nhé!

Xem thêm:

  • Bị vết thương có nên ăn rau muống
  • Vết thương hở ăn nấm được không