1. Dấu hiệu nhận biết say tàu xe
Hiện tượng say tàu xe xảy ra khi cơ thể, tai trong và mắt gửi tín hiệu trái ngược nhau đến não. Điều này thường xảy ra nhất khi bạn đang ở trên ô tô, tàu thuyền hoặc máy bay, nhưng nó cũng có thể xảy ra trên các thiết bị mô phỏng chuyến bay hoặc các trò chơi trong công viên giải trí.
Từ bên trong xe, khoang tàu, tai trong của bạn có thể cảm nhận được những chuyển động lăn mà mắt bạn không thể nhìn thấy. Mặt khác, mắt bạn có thể nhìn thấy cả chuyển động trên chuyến đi “thực tế ảo” mà cơ thể bạn không cảm nhận được. Ngay cả khi xem phim 3D cũng có thể gây ra triệu chứng say tàu xe.
Bạn đang xem: Mẹo ăn uống tránh say tàu xe khi đi du lịch
Khi một người đã quen với chuyển động và chuyển động dừng lại, các triệu chứng có thể quay trở lại (mặc dù thường chỉ trong thời gian ngắn). Đôi khi chỉ cần nghĩ đến chuyển động cũng có thể gây ra sợ hãi và triệu chứng say tàu xe.
Các dấu hiệu say tàu xe phổ biến nhất bao gồm:
- Buồn nôn và nôn ói.
- Da nhợt nhạt.
- Đổ mồ hôi lạnh.
- Chóng mặt.
- Đau đầu
- Tăng tiết nước bọt.
- Mệt mỏi.
Theo PGS.TS Vũ Đức Định, nguyên Giảng viên Học viện Quân y, các chứng say tàu xe đều xuất phát từ sự khác biệt về cảm nhận giữa cơ thể bạn (khi đang ngồi định vị trong tàu, xe) và những gì bạn thấy đang chuyển động bên ngoài. Và tiền đình là một cơ quan nằm ở ống tai trong cảm nhận vị trí, giúp cơ thể giữ thăng bằng, cho cảm giác đang di chuyển trong khi những gì bạn thấy lại cho cảm giác tĩnh.
Sự mất đồng bộ giữa cảm giác thị giác và cảm giác tiền đình (rối loạn cơ chế mắt – tiền đình) dẫn tới cơ thể mất định hướng, tạo ảo giác khiến cho các triệu chứng say tàu xe xuất hiện.
2. Một số biện pháp phòng tránh say tàu xe
Xem thêm : Dầu ô liu so với dầu thực vật: Loại nào tốt cho sức khỏe hơn?
Nếu bạn biết mình bị say tàu xe hoặc dễ bị say tàu xe, hãy cân nhắc thực hiện các biện pháp sau:
Khi đi tàu: Khi đặt chỗ hãy chọn cabin ở giữa tàu và gần mực nước. Luôn hướng mặt về phía trước và ngồi gần cửa sổ. Khi ở trên tàu, nên đi lên boong và tập trung vào đường chân trời.
Khi đi ô tô: Nên ngồi ở ghế trước, nhìn phong cảnh ở đằng xa. Quan sát phong cảnh chuyển động giúp cho cơ thể cảm nhận đồng bộ việc đang di chuyển. Không làm bất cứ việc gì khiến cho mắt tập trung vào một điểm như đọc sách hoặc xem điện thoại. Không nhìn quanh hoặc nhìn từ bên nọ sang bên kia.
Nếu cảm thấy hơi nôn nao, hãy nhắm mắt lại và cố gắng ngủ. Mở cửa sổ an toàn để giúp xe thông thoáng và làm giảm cảm giác nôn nao, chóng mặt và đau đầu.
3. Ăn gì giúp giảm cảm giác buồn nôn khi đi tàu xe?
Nôn nao, buồn nôn là triệu chứng phổ biến nhất khiến mọi người mệt mỏi, kiệt sức khi bị say tàu xe. Để tránh cảm giác say xe, bạn nên ăn nhẹ trước khi bắt đầu chuyến du lịch vì bụng đói có thể khiến bạn dễ bị say hơn.
Cần tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc có tính axit trong vài giờ trước khi đi du lịch. Không uống nhiều rượu vào buổi tối trước mỗi chuyến đi vì rượu làm tăng tốc độ mất nước và thường làm giảm khả năng chống say tàu xe của cơ thể. Không hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc.
Trước khi lên tàu xe, nên chuẩn bị một số đồ ăn nhẹ như: kẹo gừng, kẹo bạc hà, trà gừng, trà bạc hà, bánh quy… để nhấm nháp sẽ giúp giảm đáng kể cảm giác buồn nôn và nôn.
– Kẹo gừng, trà gừng: Gừng là một vị thuốc truyền thống chữa buồn nôn và nôn hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp chống say tàu xe vì nó làm dịu sự kích ứng của dạ dày và mang lại cảm giác dễ chịu tức thì. Nhấm nháp trà gừng hoặc ngậm kẹo gừng sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn khi đi xe.
– Kẹo bạc hà, trà bạc hà: Bạc hà là một phương thuốc truyền thống khác được sử dụng để điều trị chứng say tàu xe. Mùi hương tinh dầu bạc hà giúp giải quyết chứng khó tiêu và có thể làm giảm buồn nôn.
– Chuối: Buồn nôn và say tàu xe thường do mất nước và dư thừa axit trong dạ dày. Ăn nhẹ một quả chuối nếu bạn cảm thấy mất nước và buồn nôn. Chuối có thể giúp phục hồi lượng kali thường bị cạn kiệt do tiêu chảy và nôn mửa.
– Các loại hạt: Các loại hạt là món ăn vặt lành mạnh được nhiều người yêu thích nhờ những lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại. Không chỉ chứa lượng protein dồi dào, các loại hạt còn có khả năng phục hồi năng lượng hiệu quả và đánh tan cảm giác buồn nôn.
– Bánh quy giòn: Bánh quy là loại đồ ăn nhẹ tuyệt vời bạn nên chuẩn bị cho mỗi chuyến đi. Chúng không chỉ giúp giảm kích ứng dạ dày do axit gây ra mà hương vị dịu nhẹ của chúng còn giúp ngăn ngừa nôn mửa và giảm bớt chứng say xe. Bạn nên chọn loại bánh quy giòn, có vị mặn nhẹ.
Xem thêm video đang được quan tâm
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp