Béo phì và viêm do stress oxy hóa làm tăng nguy cơ kháng insulin, kiểm soát lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường týp 2 kém. Kháng insulin là tình trạng các tế bào không phản ứng đúng với hormone insulin – chất chịu trách nhiệm duy trì kiểm soát lượng đường trong máu.
Các flavonoid trong khoai mỡ đã được chứng minh là giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường týp 2. Chúng còn giúp giảm stress oxy hóa và kháng insulin bằng cách bảo vệ các tế bào sản xuất insulin trong gan. Ngoài ra, một nghiên cứu trên 20 con chuột đã phát hiện thêm rằng việc cho dùng chiết xuất khoai mỡ với lượng cao hơn làm giảm sự thèm ăn, khuyến khích giảm cân. Khả năng kiểm soát lượng đường trong máu được cải thiện. Một nghiên cứu khác báo cáo rằng bổ sung khoai mỡ làm giảm tốc độ hấp thụ đường trong máu ở chuột với mức độ cao, cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.
Bạn đang xem: Khoai mỡ có tác dụng gì? 7 lợi ích sức khỏe từ khoai mỡ
Lợi ích này có thể là do khoai mỡ có chỉ số đường huyết thấp trong khoảng từ 0-100. Chỉ số đường huyết là thước đo tốc độ đường được hấp thụ vào máu của bạn. Khoai mỡ tím có chỉ số này là 24. Điều này có nghĩa là carbohydrate được phân hủy thành đường từ từ, dẫn đến việc giải phóng năng lượng ổn định hơn, lượng đường trong máu không bị tăng đột biến.
4. Có thể giúp hạ huyết áp
Huyết áp cao là một yếu tố chính gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Khoai mỡ có thể giúp hạ huyết áp nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa ấn tượng của chúng. Một nghiên cứu cho thấy khoai mỡ có khả năng này tương tự như các loại thuốc hạ huyết áp thông thường như thuốc ức chế men chuyển angiotensin.
Một nghiên cứu khác cho thấy các chất chống oxy hóa trong khoai mỡ có thể ngăn chặn sự chuyển đổi angiotensin 1 thành angiotensin 2, một hợp chất chịu trách nhiệm cho việc làm tăng huyết áp.
Xem thêm : ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Dù những kết quả này có vẻ rất tươi sáng nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn ở phạm vi con người. Do đó, bạn đừng tự ý dùng khoai mỡ làm phương cách duy nhất để trị chứng cao huyết áp của mình nhé!
5. Có thể cải thiện triệu chứng hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh viêm mạn tính đường thở. Nếu hấp thu một lượng đủ chất chống oxy hóa như vitamin A và C có thể giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Một đánh giá trên 40 nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện của bệnh hen suyễn ở người lớn có liên quan đến lượng vitamin A thấp. Trên thực tế, những người mắc bệnh hen suyễn chỉ đáp ứng khoảng 50% lượng vitamin A được khuyến nghị trung bình hàng ngày. Ngoài ra, tỷ lệ mắc hen suyễn cũng tăng 12% ở những người có chế độ ăn uống ít vitamin C.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp