Ăn mì tôm có nổi mụn không, làm cách nào để ăn mì tôm mà không nổi mụn? Cùng xem với Bách hóa XANH nhé!
Mì tôm là món khoái khẩu của nhiều người vì nước cốt đậm đà, giàu hương vị, sợi mì dai ngon, giá rẻ lại vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ăn mì tôm sẽ bị nổi mụn. Chuyện này thực hư ra sao, mời các bạn đọc bài viết bên dưới nhé!
1Ăn mì tôm có nổi mụn không ?
Ăn mì tôm có nổi mụn không ?
Bạn đang xem: Ăn mì tôm có nổi mụn không? Ăn mì như thế nào để không bị nóng?
Mì tôm có thành phần chính là tinh bột, protein và chất béo. Trung bình một gói mì tôm 75 gram chứa khoảng 350 kcal.
Chưa có nghiên cứu khoa học vào chứng minh việc ăn mì tôm có thể gây mụn. Tinh bột và chất béo khi nạp một lượng lớn vào cơ thể đều có khả năng nóng trong người, không riêng gì mì tôm.
Đối với một số người không thường xuyên tập thể dục hay vận động, hoặc cơ địa ít ra mồ hôi, việc nạp tinh bột và chất béo sẽ làm cho nhiệt trong cơ thể không được thải ra ngoài, gây nóng trong người và nổi mụn. Do đó, ăn mì tôm không phải là nguyên nhân chính gây nổi mụn.
2Cách ăn mì tôm để không bị mụn
Cách ăn mì tôm để không bị mụn
- Giảm độ mặn và hạn chế sử dụng hết gói gia vị có sẵn: Gói gia vị thường chứa nhiều muối, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, da dẻ và dễ gây mụn.
- Không dùng gói dầu ăn trong mì: Gói dầu chứa nhiều ớt và lượng dầu cao, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gây nóng trong người và nổi mụn.
3Giải đáp một số câu hỏi thường gặp khác
Xem thêm : Tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp khác khi ăn mì tôm
Ăn mì cay có nổi mụn không?
Mì cay chứa capsaicin kích thích tăng tiết dầu và gây kích ứng da, dẫn đến nổi mụn đỏ và mụn đầu đen. Do đó, bạn nên hạn chế ăn để bảo vệ da.
Ăn mì tôm sống có nổi mụn không?
Hiện chưa có kết luận chính thức, tuy nhiên một số trường hợp có thể nổi mụn do cơ địa hoặc chế độ ăn uống. Nên dừng ăn nếu nghi ngờ nguyên nhân nổi mụn đến từ mì tôm sống.
Ăn mì Ý có nổi mụn không?
Chưa có bằng chứng khoa học chứng minh gây mụn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều tinh bột (thành phần chính có trong mì) có thể dẫn đến nổi mụn. Nên điều chỉnh chế độ ăn nếu thấy tình trạng da nổi mụn sau khi ăn.
Ăn mì tương đen có nổi mụn không?
Ăn mì tương đen có nổi mụn không phụ thuộc vào cơ địa và nguyên liệu. Nên ăn vừa phải, kết hợp rau củ và uống đủ nước để hạn chế mụn.
Ăn mì gạo có nổi mụn không?
Thành phần trong mì hạo khá an toàn, ít gây mụn so với mì tôm. Tuy nhiên, bạn nên nấu mì với rau củ, thịt để cân bằng dinh dưỡng.
Lưu ý: Không nên ăn mì tôm thay cơm hoặc ăn mì tôm mà không bổ sung các chất dinh dưỡng khác từ rau củ, thịt, cá và trứng nhé bạn!
Ăn mì tôm thực chất không hề gây nổi mụn. Tuy vậy, mì tôm vẫn không thể thay thế được cơm, rau củ, trái cây và protein từ thịt, cá và trứng.
Bạn sẽ quan tâm:
Chọn mua mì gói các loại tại Bách hóa XANH:
Bách hoá XANH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp