Ăn khoai lang có béo không là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là phụ nữ. Khoai lang thực sự là một loại thực phẩm giàu chất xơ và chứa ít chất béo, đặc biệt là so với các loại khoai khác. Điều này làm cho khoai lang trở thành một lựa chọn tốt cho những người muốn duy trì cân nặng hoặc giảm cân.
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
Khoai lang là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có thể hỗ trợ quá trình giảm cân cũng như duy trì sức khỏe. Trong 1 củ khoai lang (180g) bao gồm các giá trị dinh dưỡng sau:
Bạn đang xem: Mẹo ăn khoai lang đúng cách giúp giảm cân nhanh chóng
Calo: Một củ khoai lang lớn cung cấp khoảng 162 calo. Điều này là một mức calo tương đối thấp, khiến khoai lang trở thành một sự lựa chọn tốt cho những người đang tập trung vào việc giảm cân.
Protein: Khoai lang chứa khoảng 3,6g protein trong mỗi củ. Mặc dù lượng protein không cao, nhưng nó vẫn cung cấp một phần nhỏ của nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.
Carbohydrate: Với 37g carbohydrate, khoai lang cung cấp năng lượng cho cơ thể và động lực cho các hoạt động hàng ngày.
Chất béo: Khoai lang chỉ chứa khoảng 0,2g chất béo, là một lượng rất thấp. Điều này giúp khoai lang trở thành một thực phẩm thích hợp cho những người muốn kiểm soát lượng chất béo trong chế độ ăn uống.
Vitamin và khoáng chất: Khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C (cung cấp sức kháng cho cơ thể), vitamin A (tốt cho thị lực và làn da), và kali (có vai trò quan trọng trong cân bằng nước và điện giải cơ thể).
Như vậy, với lượng calo thấp, ít chất béo và nhiều chất dinh dưỡng, khoai lang có thể là một phần quan trọng của chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh.
Ăn khoai lang có béo không? Ăn khoai lang có tác dụng gì?
Vậy khoai lang có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe? Ăn khoai lang có béo không? Dưới đây là những lợi ích mà khoai lang đem lại cho cơ thể của chúng ta.
1. Phòng ngừa nguy cơ ung thư
Ăn khoai lang có tốt không? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoai lang có chứa một số chất chống oxy hóa, chẳng hạn như hợp chất phenolic, carotenoid, ascorbate, chất xơ có thể cản trở sự phát triển của một số dạng tế bào ung thư.
Xem thêm : BẢO HIỂM Y TẾ – BẢO HIỂM SỨC KHỎE CHO CƯ DÂN QUẬN 12, HÓC MÔN
Đặc biệt, khoai lang tím có hàm lượng anthocyanin cao giúp phòng ngừa các tế bào ung thư. Các thành phần có trong khoai lang tím có thể ức chế sự phát triển của các bệnh ung thư cụ thể như ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư ruột kết.
2. Ăn khoai lang giảm béo
Nhiều người thường lo ngại rằng “Ăn khoai lang có béo không?” Câu trả lời là KHÔNG, nếu bạn ăn đúng cách. Khoai lang có tác dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả nhờ vào nhiều yếu tố dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ. Khoai lang chứa một lượng chất xơ đáng kể, bao gồm cả chất xơ có khả năng lên men và hòa tan.
Chất xơ trong khoai lang có khả năng hấp thụ nước, kiểm soát cảm giác đói và giảm nguy cơ cảm giác thèm ăn. Điều này giúp bạn ăn ít hơn và kiểm soát lượng calo tiêu thụ và giúp ngăn chặn quá trình hấp thụ đường từ thức ăn.
3. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Trong khoai lang chứa anthocyanin có tác dụng chống viêm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, chất xơ trong khoai làm cũng làm giảm cholesterol, trong khi hàm lượng kali cao trong khoai lang giúp hạ huyết áp.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ flavonoid từ thực phẩm thực vật như khoai lang tím có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
4. Khoai lang ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Khoai lang là một lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc đang cố gắng kiểm soát mức đường huyết. Mức độ GI thấp của khoai lang thích hợp trong chế độ ăn uống của những người bị tiểu đường.
Glycemic Index (GI) là một chỉ số đo khả năng tăng đường huyết sau khi ăn một loại thực phẩm chứa carbohydrate. Thực phẩm có GI thấp thường lành mạnh cho người tiểu đường, vì chúng không gây tăng đột ngột đường huyết và giúp duy trì mức đường huyết ổn định hơn.
5. Chăm sóc da và tóc
Với các chất dinh dưỡng giàu vitamin, khoia lang mang lại một số lợi ích cho làn da và tóc. Khoai lang chứa vitamin A giúp duy trì làn da khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy tái tạo tế bào da, giúp da mềm mịn và sáng hơn.
Vitamin C có trong khoai lang có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi sự tổn hại của các gốc tự do và tác động của môi trường. Điều này giúp giảm nguy cơ lão hóa da và giữ cho làn da trông tươi trẻ hơn.
Cách ăn khoai lang giảm cân đúng cách
Để ăn khoai lang đúng cách mà không bị tăng cân, bạn cần phải áp dụng chế độ ăn uống phù hợp như sau.
Kết hợp với các nguyên liệu dinh dưỡng
Khoai lang rất dễ chế biến theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên bạn nên chế biến và kết hợp khoai lang đúng cách để giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng của loại thực phẩm này.
Xem thêm : Hột Xoàn 4 Ly Giá Bao Nhiêu? – Tú An Diamond
Bạn có thể kết hợp với các loại rau củ ăn kèm, sữa chua, các loại hạt… và chế biến theo phương thức luộc, hấp, nướng đều được. Tuy nhiên, cần hạn chế việc chiên khoai tây vì dầu mỡ chứa lượng calo cao gây ảnh hưởng đến quá trình giảm cân.
Bên cạnh đó, khi kết hợp với các loại gia vị, cần hạn chế các loại chứa nhiều đường và chất béo như sốt bơ trứng, sốt cà chua, sốt mayonnaise. Thay vào đó bạn có thể sử dụng bằng sốt tỏi, sốt phô mai.
Thời điểm thích hợp để ăn khoai lang
Bạn nên ăn khoai lang vào ba thời điểm sau để việc giảm cân trở nên hiệu quả hơn:
Bữa sáng: Ăn khoai lang vào bữa sáng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể từ nguồn carbohydrate tự nhiên và chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.
Bữa trưa: Làm tăng khả năng sử dụng năng lượng từ thức ăn trong khoảng thời gian cả ngày.
Bữa ăn xế chiều: Ăn một ít khoai lang có thể giúp giảm lượng thức ăn bạn ăn vào bữa tối. Điều này có thể ngăn chặn việc tiêu thụ quá nhiều calo vào buổi tối.
Lưu ý khi ăn khoai lang giảm cân
Thay vì ăn cơm, bạn có thể thay thế bằng khoai lang để giảm khoảng 20 – 25% lượng calo tiêu thụ. Nhưng quan trọng là bạn nên ăn đủ các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thay vì chỉ ăn khoai lang.
Ngoài chế độ ăn uống có khoa học bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm cân hiệu quả. Bạn nên kết hợp với việc tập thể dục thường xuyên, duy trì lượng nước cân đối và ngủ đủ giấc.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy ăn khoai lang có béo không là còn tùy thuộc vào cách chúng ta sử dụng và chế biến chúng. Vì vậy, với những gợi ý trên đây, chúc bạn có một chế độ ăn uống với khoai lang một cách lành mạnh nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp