Trong sự bất an thường trực về an toàn vệ sinh thực phẩm, gần đây nỗi lo này hướng vào các loại trứng gia cầm có cấu tạo và hình dáng bất thường. Đó là trứng có hai lòng đỏ, kích thước gấp đôi bình thường.
Trứng bổ hay trứng giả?
Bạn đang xem: Giải mã ‘trứng lạ’ 2 lòng đỏ
Bà Nguyễn Thị Nhỏ ở quận 11 (TP.HCM) ghé vào sạp trứng quen, dặn hai chục trứng gà “đặc biệt” để làm quà thăm cô cháu gái mới sinh con đầu lòng. Bà Nhỏ thiệt tình giới thiệu: “Trứng gà này béo lắm vì có tới hai lòng đỏ. Nghe nói người đang mang bầu hay mới sinh ăn bổ lắm!” Tuy nhiên, không giống bà Nhỏ, một số người khác lại e ngại vì không biết người nuôi cho gà ăn thứ gì để sinh ra loại trứng này?
Một câu chuyện khác là vào đầu tháng 10.2013, chị Huỳnh Thị Thanh Hương, nhân viên văn phòng ở quận 1 được người quen tặng một chục trứng vịt. Nhìn quả trứng vịt lớn gần bằng trứng ngỗng, chị Hương không dám ăn mà mang đến… tòa soạn báo cùng nghi vấn: “Chắc là trứng Trung Quốc hay trứng giả!” Chục trứng vịt của chị Hương mỗi trứng nặng 115 – 140g, chu vi 13 -14cm. Một số người suy đoán người ta đã dùng hoá chất nào đó làm mềm vỏ trứng rồi bơm nước vào để trứng to ra. Tuy nhiên, khi đập trứng ra, đa số đều có hai lòng đỏ bên trong. Những người từng ăn qua loại trứng này đều có chung nhận xét dở hơn trứng thường. Nỗi nghi ngại càng lớn khi chúng tôi liên hệ một số trại chăn nuôi vịt, đều nhận được những cái lắc đầu và một số thông tin ít ỏi như trứng lớn bất thường là do một loại vịt siêu thịt, nặng tới 3,5kg đẻ ra.
Trứng hai lòng đỏ: “nếu để ăn thì không vấn đề gì”.
Xem thêm : Tết Trung thu năm 2022 vào ngày nào, có ý nghĩa gì?
Bất thường một cách… bình thường
Không chỉ trứng gà, trứng vịt mới có hai lòng đỏ, chị Đỗ Thị Vân, chủ trại nuôi chim cút ở Chơn Thành (Bình Phước) cho biết: “Trứng cút thỉnh thoảng cũng có hai lòng đỏ”.
Được coi là một trong những trại gà có tỷ lệ trứng hai lòng đỏ chiếm tỷ lệ cao, anh Lâm Thanh Đức, chủ trại gà Lâm Thanh Đức ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cho biết, khi đến tuổi sinh đẻ vào khoảng tuần thứ 19, đàn gà 70.000 con sẽ cho mỗi ngày 300-400 trứng hai lòng đỏ trong sáu tháng đầu, sau đó chỉ còn 100-200 trứng/ngày. Anh Đức giải thích: “Do môi trường khí hậu, thức ăn tốt, gà được chích thuốc ngừa, sức khoẻ tốt nên có hai noãn rụng trứng sớm”.
Về chuyên môn, đại diện chi cục Thú y TP.HCM lý giải, thông thường noãn hoàn từ buồng trứng rụng xuống, đi qua ống dẫn trứng và quá trình cấu tạo quả trứng diễn ra tại đây, bổ sung lòng trắng và một số chất cần thiết, đến cuối ống dẫn trứng mới hình thành vỏ cứng và được sinh ra ngoài, kết thúc chu trình đẻ trứng trong vòng 24 tiếng. Ở những con gà mới bước vào giai đoạn đẻ trứng, quá trình này chưa hoàn chỉnh nên sẽ làm chậm lại và khi quả trứng thứ nhất chưa kịp hình thành vỏ cứng thì lòng đỏ thứ hai lại rơi xuống, tạo thành quả trứng hai lòng đỏ. Hiện tượng này thường gặp ở các trại gà nuôi công nghiệp, trên gà mái tơ. Nếu một quả trứng bình thường nặng 56 – 62g, thì trứng hai lòng đỏ nặng tới 70-80g. Căn cứ khối lượng quả trứng mà người ta phân loại ra để bán với giá cao hơn.
Kích thước gấp đôi của trứng hai lòng đỏ (trái).
Còn theo PGS.TS Hoàng Kim Giao, chuyên gia chăn nuôi, nguyên cục trưởng cục Chăn nuôi, trong một đàn gia cầm bình thường vẫn có tỷ lệ nhất định trứng hai lòng đỏ và trứng to vượt trội do bất thường trong cơ thể con vật, phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, con giống, cũng có thể do ảnh hưởng bởi thời tiết, ánh sáng, thức ăn… Rối loạn cơ thể dẫn đến sản sinh loại trứng một lòng đỏ nhưng có lượng lòng trắng gấp đôi bình thường, hoặc hai lòng đỏ.
Xem thêm : Thanh long bao nhiêu calo? Ăn thanh long có tăng cân không?
Thỉnh thoảng trong cơ thể con vật cũng rụng hai trứng, như trường hợp sinh đôi ở người nhưng tỷ lệ ở gia cầm nhiều hơn. Trong vài ba quả có một quả lớn hơn là chuyện bình thường, “Nếu sau khi sinh trứng bất thường, một thời gian sau con vật bị ốm chết đi thì mới là bất thường đáng lưu ý” – ông Giao lưu ý.
Chỉ là lo ngại cảm quan
Đại diện chi cục Thú y TP.HCM giải thích thêm, quá trình đẻ trứng của gà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loài, giống, lứa tuổi, trạng thái sinh lý, đặc điểm cá thể, điều kiện ngoại cảnh, điều kiện nuôi dưỡng, tác động của ánh sáng, thức ăn, nước uống… nhất là lượng đạm trong thức ăn. Dựa vào những đặc điểm sinh lý của gia cầm, người chăn nuôi ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi (như chọn giống gà chuyên trứng, điều kiện nuôi kín, tăng lượng ánh sáng…) để việc đẻ trứng đạt năng suất cao. “Trứng hai lòng đỏ nếu dùng để ăn thì không có vấn đề gì cả. Tuy nhiên, trứng này không thích hợp cho việc làm giống”, vị này khẳng định.
Ông Giao cho biết thêm: “Kích thước trứng tuy lớn nhưng chất lượng không hơn, chỉ có khối lượng lớn hơn. Còn hương vị trứng bất thường ngon hay dở hơn trứng bình thường là tuỳ cảm quan mỗi người”. Về nghi vấn trứng giả, ông Giao khẳng định: “Không thể làm quả trứng giả nguyên vẹn như vậy”.
(Theo SGTT)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp