1. Hệ thống ATM là gì??
ATM là viết tắt tên Tiếng Anh của cụm từ Automatic Teller Machine hay Automated Teller Machine. 2 từ này khi dịch ra Tiếng Việt đều là máy rút tiền tự động. Cụm từ Automatic Teller Machine được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều Quốc Gia. Tuy nhiên ở Canada họ lại hiểu ATM là Automatic Banking Machine hay dịch sang Tiếng Việt là máy ngân hàng tự động.
Bạn đang xem: Hệ thống ATM là gì? Và thẻ ATM là gì?
Đúng như tên gọi, hệ thống ATM có chức năng chính là một chiếc máy rút tiền tự động. Bạn có thể vào đúng cây ATM của Ngân hàng bạn có tài khoản để thực hiện rút tiền ngay tại máy mà không cần phải tìm và vào đúng Ngân hàng đó để chờ làm thủ tục rút tiền trực tiếp. Tại ATM có sẵn một hệ thống nhận diện chính xác thẻ thanh toán (thẻ ATM) qua hệ thống cá thể hóa của thẻ, mã PIN cá nhân và một lượng tiền lưu trữ sẵn trong máy để bạn có thể rút tiền trong tài khoản Ngân hàng ra tại máy luôn.
2. Thẻ ATM là gì?
Thẻ ATM bạn có thể hiểu đơn giản là thẻ thanh toán do các Ngân hàng hay các Tổ chức Tài chính lớn phát hành giúp người dùng có thể tiến hành giao dịch tại Ngân hàng và rút tiền tại các cây ATM. Bình thường bạn cứ ra Ngân hàng mở một tài khoản là sẽ đi kèm với một thẻ ATM, chức năng thanh toán như thẻ nội địa hay Quốc Tế thì còn tùy thuộc vào bạn đăng ký dịch vụ với Ngân hàng đó. Và như đã nói, thẻ ATM sẽ được chia làm 2 loại chính là thẻ thanh toán nội địa dùng để mua sắm trong nước và thẻ thanh toán Quốc Tế dùng mua sắm cho cả ở nước ngoài.
Thẻ ATM ngoài được chia thành thẻ thanh toán nội địa và thẻ thanh toán Quốc Tế như chức năng thì theo cấu tạo thì nó còn được chia lại thành 2 loại chính là thẻ từ và thẻ có chip điện tử để lưu trữ trực tiếp thông tín thẻ, thông tin cá nhân chủ thẻ trên thẻ. Hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng thẻ từ là chủ yếu nhưng tính bảo mật của nó không cao được như thẻ chip điện tử. Làm sao phân biệt được thẻ từ và thẻ chip? Bạn có thể thấy thẻ Ngân hàng bình thường hay dùng là thẻ từ, ở mặt sau thẻ có một dãy từ màu đen như dán băng dính lên vậy. Còn thẻ chip điện tử thì trên thẻ có một miếng chip màu vàng như chip trên thẻ sim điện thoại hiện nay.
3. Kết cấu của một chiếc thẻ ATM thông thường gồm:
· Mã số dập nổi, được phủ nhũ trên mặt trước của thẻ: Đây là mã số thẻ của bạn. Đối với thẻ thanh toán nội địa thì đây không phải là số tài khoản ngân hàng của bạn nên bạn không thể gửi tiền vào mã số này được. Còn nếu là các thẻ thanh toán nội địa như Visa, MasterCard thì số được dập nổi này thường chính là số tài khoản của bạn nên bạn cần phải bảo quản kỹ số này, tránh bị lộ ra ngoài kẻo sẽ bị hack thẳng tài khoản Ngân hàng. Hiện nay MK Group cung cấp các giải pháp máy in dập nổi thẻ nhựa như sản phẩm Datacard CE840 đáp ứng nhu cầu in cá thể hóa này của các Ngân hàng.Datacard CE840 đáp ứng nhu cầu in cá thể hóa này của các Ngân hàng.
Xem thêm : Chạy bộ 1 tiếng giảm bao nhiêu calo?
· Valid From: Thời gian chính thức thẻ có hiệu lực hoạt động (thời gian được Ngân hàng phát hành)
· Good thru: Thời điểm thẻ hết hiệu lực. Đến thời điểm này bạn sẽ phải đi gia hạn và làm thẻ mới
· Tên chủ thể, loại thẻ nếu là thanh toán Quốc Tế như Visa Debit, Visa Credit, Mastercard Credit,…
· Đằng sau thẻ sẽ có dải từ và số CVV được coi như chữ ký số của thẻ. Thẻ thanh toán Quốc Tế mới có số CVV. Số CVV và số hiệu thẻ thanh toán Quốc Tế phải bảo mật thật kỹ, nếu không sẽ bị hack mất nếu lộ ra ngoài.
· Mã số PIN (không có trên thẻ) là được cấp cho chủ thẻ cùng lúc với thẻ ATM. Số PIN này là personal identification number, hay còn gọi là mã số nhận dạng cá nhân. Nó được coi như là mã số xác nhận chủ thẻ để bạn có thể thực hiện rút tiền tại các hệ thống cây ATM. Thông thường mã PIN sẽ có 4 hoặc 6 số tùy Ngân hàng phát hành và bạn phải cực nhớ cũng như không để lộ nó ra. MK Group cung cấp hệ thống giải pháp đóng gói thẻ và Pin Mailer cho các Ngân Hàng phục vụ công tác in ấn, cá thể hóa thẻ rồi đóng gói kèm luôn Pin Mailer đảm bảo bảo mật an toàn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp