So sánh biện pháp bảo đảm cầm cố và thấp chấp.
1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
Bạn đang xem: So sánh biện pháp bảo đảm cầm cố và thấp chấp
Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản.
2. Giống nhau giữa cầm cố và thế chấp:
– Đều là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
– Đều giao dịch thông qua Hợp đồng bởi 2 bên, không có sự tham gia của bên thứ 3.
Xem thêm : Thay bát hương mới vào tháng nào trong năm để cả gia đình luôn bình an, tài lộc?
– Tài sản bảo đảm: Cả cầm cố và thế chấp thì tài sản đều có thể là Bất động sản hoặc động sản được phép giao dịch.
– Tính sở hữu tài sản: đều được quy định là thuộc sở hữu của bên cầm cố, thế chấp.
– Cả cầm cố và thế chấp đều là Hợp đồng phụ.
3. Khác nhau giữa cầm cố và thế chấp:
– Tài sản cầm cố thực tế sẽ thường là Động sản. Tài sản thế chấp thường là Bất động sản.
– Việc cầm cố thì bắt buộc phải chuyển giao tài sản từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố. Còn thế chấp thì không chuyển giao tài sản mà chỉ giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản.
Xem thêm : 10 quốc gia giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người
– Tài sản hình thành trong tương lai: Chỉ được phép thế chấp, cầm cố phải là tài sản hiện tại có thể cầm, nắm và sử dụng, định đoạt.
– Quyền lợi và nghĩa vụ: Bên nhận cố sẽ khai thác, sử dụng, bảo quản, sửa chữa .. đối với tài sản cầm cố. Bên nhận thế chấp không được khai thác, sử dụng, bảo quản, sửa chữa .. đối với tài sản thế chấp.
– Vấn đề rủi ro, lưu thông tài sản:
+ Bên nhận Cầm cố sẽ gặp rủi ro ít hơn thế chấp do bên cầm cố trực tiếp nắm giữ tài sản cầm cố, và được quyền bán, đổi tài sản cầm cố khi bên cầm cố vi phạm nghĩa vụ.
+ Bên nhận Thế chấp sẽ gặp nhiều rủi ro hơn do tài sản thế chấp được quản lý, sử dụng bởi bên thế chấp nên khi đến thời hạn bên thế chấp thực hiện nghĩa vụ mà không thực hiện thì việc chuyển giao tài sản thế chấp sang cho bên nhận thế chấp thường ít có sự đồng thuận, thậm chí xảy ra tranh chấp, kiện tụng.
– Đối tượng thực hiện giao dịch thế chấp: là các cá nhân, tổ chức nhưng thực tế thì thường một bên là tổ chức tín dụng cho vay.
– Đối tượng thực hiện giao dịch cầm cố: là các cá nhân, tổ chức nhưng thực tế thì thường rất đa dạng, không chỉ là tổ chức tín dụng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp