Đậu phộng thuộc nhóm thực phẩm có thể gây dị ứng khiến nhiều bà bầu lo ngại. Vậy, có thai 3 tháng đầu ăn đậu phộng được không? Câu hỏi này sẽ được chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Bạn đang xem: Có thai 3 tháng đầu ăn đậu phộng được không?
- Bầu 3 tháng đầu ăn đậu phụ có sao không?
- Bầu 3 tháng đầu ăn đậu xanh được không?
- Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn gà ác không?
1. Có thai 3 tháng đầu ăn đậu phộng được không?
Với câu hỏi: “Bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn được đậu phộng?”. Câu trả lời đó là: nếu cơ địa không bị dị ứng với loại thực phẩm này. Các mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng. Bởi đây là loại thực phẩm chứa nhiều protein, chất xơ, Omega-3, Omega-6, magie, fotale, canxi,…
Nhờ đó, ăn đậu phộng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu 3 tháng đầu như: ổn định huyết áp, tốt cho hệ tiêu hóa, duy trì sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh,…
Tại sao đậu phộng có thể mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mẹ bầu trong 3 tháng đầu như vậy? Phần tiếp theo sẽ trả lời cụ thể cho câu hỏi này.
Xem thêm: Bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu tiên có được ăn giá đỗ hay không?
2. Tác dụng của đậu phộng đối với bà bầu 3 tháng đầu
Theo nghiên cứu khoa học của Viện dinh dưỡng, trong 100gr đậu phộng có chứa những thành phần như sau:
Thành phần Định lượng Năng lượng 567 calo Protein 27.5g Chất xơ 2.5g Chất béo không bão hòa (lipid) 49g Canxi 68mg Natri 4mg Kali 421mg Mangan 1.57mg Magiê 182mg Vitamin B1 0.44mg Folate 236mmg
Từ bảng thành phần dinh dưỡng có thể thấy đậu phộng có khả năng mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Điển hình như:
2.1 Ổn định đường huyết cho bà bầu 3 tháng đầu
Xem thêm : Đổi lít sang kg như thế nào? 1 lít bằng bao nhiêu kg?
* Đậu phộng có khả năng ổn định đường huyết vì có các thành phần như kali (421mg), vitamin B1 (0.44mg), lipid (49g),…
- Kali, vitamin B1: có tác dụng giảm và kiểm soát nồng độ cholesterol có trong máu.
- Chất béo không bão hòa (lipid): có tác dụng duy trì ổn định cho nồng độ insulin trong máu, hạn chế tình trạng tăng lượng đường trong máu gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Mangan: giúp chuyển hóa chất béo và carbohydrate, hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
2.2 Đậu phộng giúp hỗ trợ giảm nồng độ muối
Tình trạng ốm nghén của bà bầu trong 3 tháng đầu thường kéo theo cảm giác nhạt miệng làm tăng nhu cầu về muối natri. Do vậy nhiều mẹ bầu thường có thói quen ăn mặn hơn so với bình thường. Việc mẹ bầu ăn quá nhiều muối có thể gây phù và dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho cả thai nhi.
Đậu phộng có vị mặn nhưng lại có hàm lượng muối không cao. Do vậy, mẹ bầu nên ăn đậu phộng để phục vụ sở thích ăn mặn của nhưng không bị tăng nồng độ muối.
2.3 Duy trì sức khỏe tim mạch cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu
Trong 100g đậu phộng có tới 49g chất béo không bão hòa và 421mg kali có tác dụng giảm cholesterol trong máu, điều hòa nhịp tim và huyết áp. Bên cạnh đó, trong đậu phộng còn có các chất chống oxy hóa mạnh như axit oleic có tác dụng ngăn chặn sự gây hại của các gốc tự do và duy trì sức khỏe tim mạch của mẹ bầu.
2.4 Bổ sung đậu phộng giúp cung cấp chất béo không bão hòa
Trong đậu phộng chứa hàm lượng lớn chất béo không bão hòa (49g). Đây là loại chất béo tốt, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bổ sung vào thực đơn hàng ngày của các mẹ bầu.
Chất béo không bão hòa giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và hạn chế tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời, giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tham gia vào quá trình hình thành não bộ cho thai nhi.
2.5 Đậu phộng giúp tăng canxi tốt cho xương của mẹ bầu và thai nhi
Trong 100gr đậu phộng cung cấp khoảng 68mg canxi. Canxi là một dưỡng chất quan trọng mà bà bầu 3 tháng đầu cần bổ sung vào cơ thể. Bởi vì khoáng chất này có tác dụng tốt cho hệ xương của mẹ bầu và quá trình hình thành xương cho thai nhi.
2.6 Cải thiện tiêu hóa, tránh táo bón ở mẹ bầu 3 tháng đầu
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, đầy hơi,… Việc ăn đậu phộng sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ phòng tránh táo bón khi mang thai. Bởi trong 100gr đậu phộng cung cấp 2.5g chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm thời gian thức ăn thừa lưu lại trong ruột và phòng tránh táo bón hiệu quả.
Tóm lại, bà bầu 3 tháng nên bổ sung đậu phộng vào thực đơn dinh dưỡng của mình đúng cách. Đối với những mẹ bầu có cơ địa dị ứng với đậu phộng thì không nên sử dụng để đảm bảo sức khỏe tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
2.7 Bổ sung lượng calo cần thiết cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu
Hàm lượng calo trong đậu phộng rất lớn (567 calo). Đây là nguồn năng lượng cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng đầu trong các hoạt động sống hàng ngày, đồng thời, cung cấp calo để nuôi dưỡng thai nhi phát triển.
3. Cách ăn đậu phộng đúng cách cho bà bầu
Xem thêm : Trễ kinh uống nước dừa có tốt không?
Ngoài câu hỏi: “Có thai 3 tháng đầu ăn đậu phộng được không?” mẹ bầu 3 tháng đầu còn cần phải ăn đậu phộng đúng cách để có thể hấp thu tối đa các dưỡng chất mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Theo khuyến cáo của viện dinh dưỡng Úc, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 30g đậu phộng/ngày (tương đương với 1 nắm tay). Bởi vì đậu phộng chứa 40% là chất béo nên nếu ăn quá nhiều, mẹ bầu có nguy cơ sẽ bị đầy bụng khó tiêu. Thậm chí là tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón chứ không hề tốt cho tiêu hóa.
* Sau đây là một số gợi ý các món ngon được chế biến từ đậu phộng mẹ bầu có thể bổ sung:
- Đậu phộng luộc: là món ăn vặt đơn giản mà các mẹ có thể ăn mỗi khi cảm thấy buồn miệng.
- Sữa đậu phộng: lẹ bầu nên uống kèm sữa đậu phộng trong bữa sáng hoặc trước khi đi ngủ 1 tiếng để có thể hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng. Mỗi ngày mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ nên uống 1 – 2 ly.
- Xôi đậu phộng: mẹ bầu có thể bổ sung vào thực đơn bữa sáng của mình món xôi đậu phộng. Tuy nhiên vì xôi có ấm và dẻo cộng với hàm lượng chất béo cao trong đậu phộng nên khuyến khích mẹ bầu 3 tháng ăn 1 lần/tuần.
- Bơ đậu phộng: mẹ bầu có thể ăn kèm bơ đậu phộng với bánh mì vào bữa sáng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
- Canh bí đỏ nấu đậu phộng, cháo đậu phộng táo đỏ: thực đơn ăn uống của các mẹ có thể làm phong phú hơn với các món như canh bí đỏ nấu đậu phộng hoặc cháo đậu phộng.
- Kẹo mè xửng, kẹo gương, kẹo kéo: đây cũng là một món ăn vặt yêu thích của nhiều mẹ bầu, vị ngọt trong kẹo có thể làm giảm cảm giác nhạt miệng của các mẹ.
- Ăn kẹo mè xửng: là một cách để bổ sung đậu phộng vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
4. Cẩn trọng với dị ứng đậu phộng ở bà bầu 3 tháng đầu
Đậu phộng tuy là món ăn giàu dưỡng chất nhưng lại là một trong những loại hạt dễ gây dị ứng. Vì vậy mẹ bầu cần cẩn trọng nắm được các dấu hiệu, triệu chứng khi ăn đậu phộng bị dị ứng để có thể phát hiện kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng.
* Một vài triệu chứng thường gặp khi dị ứng với đậu phộng:
- Cảm giác ngứa ran trong miệng.
- Co thắt dạ dày.
- Buồn nôn.
- Nổi mề đay, phát ban.
- Khó thở, chảy nước mắt.
- Sưng lưỡi.
- Sốc phản vệ – đây là triệu chứng nguy hiểm thường kèm theo biểu hiện huyết áp giảm, mạch đập nhanh, hoa mắt, mất ý thức,…
Dị ứng đậu phộng là tình trạng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với mẹ bầu trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Do đó, với những mẹ bầu dị ứng với đậu phộng tuyệt đối nên tránh xa các loại thực phẩm có thành phần này.
* Lưu ý: Nếu trong gia đình có người dị ứng với đậu phộng thì mẹ bầu nên tránh xa đậu phộng và các thực phẩm có xuất hiện đậu phộng. Bởi vì dị ứng có tính di truyền, nếu người thân trong gia đình bị dị ứng đậu phộng thì có khả năng mẹ bầu cũng sẽ dị ứng.
Đậu phộng là một thực phẩm bổ dưỡng cho mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng và cần cẩn thận tránh xa nếu mẹ bầu bị dị ứng để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu đến cả thai phụ lẫn thai nhi.
Hy vọng những chia sẻ của chuyên gia MEDIPLUS đã giúp mẹ bầu giải đáp được những thắc mắc về loại thực phẩm này. Nếu mẹ bầu còn phân vân về câu hỏi: “Có thai 3 tháng đầu ăn đậu phộng được không?” hoặc có những câu hỏi khác về mang thai, hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp