Ngộ độc thức ăn là một trong những bệnh thường gặp nhưng với hầu hết mọi người sẽ khỏi nhanh chóng. Nhưng với bà bầu thì sao? Liệu có nguy hiểm không?
Ngộ độc thực phẩm không phải lúc nào cũng trở nên nghiêm trọng đối với người bình thường, nhưng đối với mẹ bầu và thai nhi thì sẽ có nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
1 Dấu hiệu bà bầu bị ngộ độc thức ăn
Dấu hiệu bà bầu bị ngộ độc thức ănBạn đang xem: Bị ngộ độc thức ăn trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Ngộ độc có thể biểu hiện khi ăn khoảng 30 phút đến 2-3 giờ sau khi ăn hoặc sau vài ngày. Tình trạng ngộ độc xảy ra có thể do ăn thực phẩm không vệ sinh, chứa hại khuẩn, virus, ký sinh trùng,.. Bệnh sẽ khỏi sau vài ngày nhưng với bà bầu có thể diễn biến nghiêm trọng hơn nếu không chữa trị kịp thời.
Một trong những dấu hiệu thường thấy của ngộ độc là tiêu chảy, phân lỏng. Bên cạnh đó, đi kèm nôn mửa, đau bụng, đau đầu, nhức mỏi, có thể sốt hoặc không, trầm trọng hơn sẽ co giật, mê sảng.
2 Bà bầu bị ngộ độc thức ăn có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ngộ độc thức ăn có ảnh hưởng đến thai nhi?
Xem thêm : Ý nghĩa, lịch sử ngày Quốc tế Đàn ông 19/11 và chủ đề năm 2023
Ngộ độc thật sự có ảnh hưởng đến thai nhi. Tình trạng này gây hại đến tính mạng, cũng như sự phát triển của thai nhi. Tùy theo mức độ độc tính và độ tuổi thai nhi mà tình trạng ngộ độc có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng.
Với thai nhi 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu ngộ độc vào khoảng thời gian này có nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai hoặc thai lưu. Với 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ mắc phải ngộ độc, khiến thai nhi chậm phát triển, thai suy, sinh non hoặc chết lưu.
3 Làm gì khi bị ngộ độc trong thai kỳ?
Làm gì khi bị ngộ độc trong thai kỳ?
Đầu tiên, mẹ bầu cần kích nôn bằng cách dùng ngón tay sạch móc họng, để đẩy hết những món vừa ăn, ngăn cản ruột hấp thụ độc tố, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Ngay sau đó, nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Nếu tình trạng ngộ độc nghiêm trọng, mẹ bầu sẽ được yêu cầu rửa dạ dày bằng nước ấm hay nước muối sinh lý. Phương pháp dùng than hoạt tính hấp thụ độc tố sẽ được áp dụng.
Mẹ cầu cần chịu khó uống nước để bù lại lượng nước đã mất và uống thuốc đầy đủ theo chỉ định. Hãy nghỉ ngơi, thư giãn để nhanh hồi phục.
4 Thực phẩm bầu cần tránh để ngăn ngừa ngộ độc
Xem thêm : Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?
Thực phẩm bầu cần tránh để ngăn ngừa ngộ độc
Mẹ bầu cần tránh những loại thực phẩm dưới đây để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc:
- Đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn: Những dạng thực phẩm này dễ nhiễm vi khuẩn listeria, gây nên hiện tượng sảy thai, sinh non. Nếu phải ăn thì nên đun sôi trước khi ăn để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
- Đồ sống: Sashimi, lẩu, gỏi,… và những món sống là món mẹ bầu cần tránh sử dụng khi mang thai vì nguy cơ ngộ độc, nhiễm khuẩn, giun sán rất cao.
- Chế phẩm từ sữa chưa qua tiệt trùng, diệt khuẩn: Phô mai, bơ, sữa chua nếu chưa qua diệt khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là phô mai cừu và sữa dê.
- Nội tạng động vật: Chứa nhiều cholesterol và vitamin A nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Thực phẩm này, nhất là phần gan, chứa nhiều độc tố, gây hại cho cả mẹ và bé.
- Quẩy: Có thành phần phèn chua, chứa nhôm, nếu ăn quá nhiều có nguy cơ dẫn đến down ở thai nhi.
Trên đây là bài viết về ngộ độc thức ăn trong thai kỳ. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin cũng như cách xử lý và phòng tránh ngộ độc ở bà bầu.
Nguồn: Marrybaby
Mua sữa bột các loại cho mẹ tại Bách hoá XANH:
Bách hóa XANH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp