Mẹ sau sinh không nên ăn rau gì và 10 cái tên tuyệt đối tránh xa

7 lợi ích tuyệt vời của rau xanh với mẹ sau sinh

Rau xanh là nguồn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu với mẹ sau sinh bởi nó không chỉ cung cấp vitamin hồi phục sức khỏe, làm đẹp cho mẹ mà còn mang đến nguồn dưỡng chất dồi dào cho dòng sữa của bé.

Cung cấp đầy đủ năng lượng

Rau xanh có khả năng cung cấp các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong rau xanh chứa nhiều các loại vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B12, biotin, choline, axit folic và vitamin C là những loại vitamin tan trong nước, không thể lưu trữ trong cơ thể, cần bổ sung hàng ngày. Trong khi đó, rau xanh là nguồn thực phẩm phong phú cho một hỗn hợp đầy đủ các loại vitamin tan trong nước này.

Rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. (Nguồn: Internet)

Giúp xương chắc khỏe

Rau xanh chứa hàm lượng canxi, vitamin K cao, có khả năng củng cố xương, cải thiện mật độ xương, làm chúng dày và khỏe mạnh hơn. Mẹ sau sinh ăn nhiều rau xanh giúp xương chắc khỏe, nhanh chóng phục hồi, đồng thời hỗ trợ cho việc phát triển răng và hệ xương của trẻ nhỏ.

Tăng cường thị lực

Trong rau có nhiều chất chống oxy hóa cũng như giàu vitamin A rất tốt cho thị lực. Ngoài ra chúng còn chứa hàm lượng lutein và zeaxanthin cao. Đây là những thành phần rất quan trọng cho đôi mắt, giúp bảo vệ các điểm vàng, ngăn chặn những tác động do ánh sáng xanh. Đồng thời còn ngăn ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra beta – carotein trong rau lá xanh được cơ thể chuyển đổi thành viatamin A rất tốt cho mắt.

Điều hòa huyết áp

Rau xanh có khả năng duy trì huyết áp ổn định và hàm lượng cholesterol lành mạnh, ngăn ngừa nguy cơ bị cao huyết áp cho mẹ. Mẹ sau sinh nên bổ sung thêm rau xanh để giúp duy trì mức huyết áp ổn định.

Tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột

Rau xanh chứa nhiều chất xơ hỗ trợ rất tốt cho tiêu hóa và đường ruột cho mẹ sau sinh, chống táo bón hiệu quả.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Theo nhiều khảo sát, những người ăn nhiều rau xanh có nguy cơ mắc các chứng bệnh tim mạch thấp hơn so với người ít sử dụng. Ngoài ra rau xanh còn có tác dụng phòng chống sự phát triển của nhiều loại bệnh khác. Hàm lượng vitamin C cao có trong các loại rau xanh giúp phòng chống bệnh ung thư. Đồng thời chống lại tình trạng lão hóa hiệu quả, chống lo âu và trầm cảm.

Kali và magie trong rau xanh giúp bình tĩnh, thư giãn các mạch máu và giảm huyết áp. Chất xơ giữ cho lượng đường trong máu được ổn định hơn. Ngăn chặn sự sụt giảm năng lượng cũng như sự thay đổi tâm trạng.

Giảm cholesterol, giảm cân hiệu quả

Những mẹ muốn giảm cân, lấy lại vóc dáng sau sinh nên bổ sung thêm nhiều rau xanh vào trong thực đơn của mình. Rau xanh có ít calo nhưng lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng đảm bảo cho sức khỏe. Đồng thời giúp ngăn chặn cholesterol xấu và bổ sung lượng cholesterol tốt cho cơ thể

Phụ nữ sau sinh không nên ăn rau gì?

Mẹ sau sinh mổ, sinh thường không nên ăn rau gì? Có thể thấy, ăn rau xanh rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé mới sinh. Tuy nhiên, mẹ cần TUYỆT ĐỐI TRÁNH các loại rau dưới đây để không bị mất sữa hoặc giảm chất lượng sữa.

Lá lốt

Theo dân gian, lá lốt thường được kết hợp với một số loại cây khác dùng để sắc nước uống hoặc dùng lá lốt ngâm tay chân nhằm chữa các chứng đau nhức xương khớp, chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân, đau vùng ngực và bụng do lạnh, mụn nhọt, đau đầu, đau răng,… Tuy nhiên lá lốt cực kì kị cho các bà mẹ đang cho con bú vì nó gây ra khả năng tắc sữa. Các bà mẹ muốn cai sữa cho con mới được uống nước lá lốt để ngừng tiết sữa, tiêu sưng, giảm cơn đau tức ngực.

Lá lốt giảm tiết sữa ở mẹ. (Nguồn: Internet)

Bạc hà

Tinh dầu trong bạc hà có có công dụng làm giảm tình trạng đau đầu, giúp giải tỏa căng thẳng và làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, trong bạc hà có chất làm suy giảm lượng sữa của mẹ, dẫn đến tình trạng bị mất sữa đột ngột, thậm chí còn có nguy cơ gây mất sữa hoàn toàn. Vì thế các mẹ sau sinh nên hạn chế sử dụng loại rau này.

Mặt khác, bạc hà có tính cay nóng nên mẹ ăn nhiều dẫn đến tổn hại dạ dày có thể khiến mẹ bị tiêu chảy. Mẹ không nên sử dụng quá 20-30g bạc hà mỗi ngày để tránh bị mất sữa.

Mẹ nên hạn chế sử dụng bạc hà để tránh mất sữa. (Nguồn: Internet)

Bắp cải

Bắp cải là một loại rau có tính hàn, có khả năng gây ức chế quá trình tiết sữa ở tuyến vú, khiến mẹ không có đủ sữa cho con. Sử dụng quá nhiều bắp cải có nguy cơ dẫn đến tình trạng mất sữa. Vì thế mẹ chỉ nên ăn một lượng ít hoặc tốt hơn hết là không nên dùng để đảm bảo lượng sữa cho con.

Ăn nhiều bắp cải có nguy cơ bị mất sữa. (Nguồn: Internet)

Măng

Mẹ sau sinh không nên sử dụng măng vì độc tính của nó, trong măng có hàm lượng cyanide rất cao, chất này đi vào hệ tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành acid cyanhydric (HCN), đây là chất cực độc và có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Ngoài ra măng còn gây ảnh hưởng đến mùi vị của sữa khiến trẻ khó chịu, bỏ bú. Để đảm bảo nguồn sữa cũng như sức khỏe của mẹ và bé thì mẹ sau sinh không nên ăn măng.

Măng dễ gây ngộ độc. (Nguồn: Internet)

Rau muống

Rau muống có tính hàn, có thể gây lạnh bụng hoặc đau bụng, vì vậy mẹ mới sinh không nên ăn do hệ tiêu hóa lúc này vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Ngoài ra rau muống còn khiến vết thương lâu lành hơn, gây sẹo lồi nên các mẹ không nên sử dụng, đặc biệt với mẹ sinh mổ.

Rau muống khiến vết thương lâu lành, dễ gây sẹo lồi. (Nguồn: Internet)

Mướp đắng

Mướp đắng là loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C thuộc top đầu trong các loại rau, có tác dụng chống oxy hóa cho cơ thể, giúp thanh nhiệt, giải độc tốt. Tuy nhiên, trong hạt mướp đắng có thành phần vicine gây đau đầu và có thắt bụng, ảnh hưởng đến việc tổng hợp sữa cho con; thành phần chất xơ và chất béo trong mướp đắng cũng thấp nên không mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho mẹ. Sử dụng nhiều mướp đắng có thể tác động đến dạ dày, gây nên tình trạng tiêu chảy. Việc ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ có thể tác động xấu đến chất lượng nguồn sữa, gây mất sữa, ít sữa, thậm chí ảnh hưởng đến cả sức khỏe của bé nên mẹ tránh ăn mướp đắng để hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn.

Mướp đắng gây ảnh hưởng không tốt tới dạ dày. (Nguồn: Internet)

Lá dâu tằm

Là dâu tằm bản chất có rất nhiều tác dụng với cơ thể như giúp thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, chữa ho… Mặt khác, lá dâu tằm có tính hàn nên khi ăn hoặc uống nước lá dâu tằm có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy. Trong dân gian còn lưu truyền bài thuốc tiêu sữa cho mẹ đó là lấy lá dâu tằm tươi hoặc lá dâu tằm sao thơm hạ thổ sắc lên uống thay nước lọc hằng ngày. Mẹ sau sinh sử dụng lá dâu tằm sẽ làm giảm lượng sữa.

Lá dâu tằm tuy trị được ho, chữa mụn nhọt nhưng lại gây mất sữa. (Nguồn: Internet)

Rau mùi tây

Rau mùi tây là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày để gia tăng hương vị cho các món ăn, tăng cảm giác con miệng. Tuy nhiên, dùng nhiều rau mùi tây trong bữa ăn có thể khiến mẹ bị giảm lượng sữa, mất sữa. Mùi vị lạ của rau mùi tây có thể khiến em bé chán bú, bỏ bú. Vì vậy, mẹ sau sinh cần chú ý khi thêm rau mùi tây vào các bữa ăn hàng ngày.

Vị của rau mùi có thể khiến bé chán ăn, bỏ bú. (Nguồn: Internet)

Rau răm

Điều kinh, bổ huyết, chữa rong huyết, đau bụng kinh là những tác dụng được biết đến từ loại rau có tên là rau răm này.

Vì rau răm có tính ấm và có tác dụng điều kinh nên phụ nữ sau sinh chỉ nên dùng khi đã hết sản dịch. Rau răm cũng khiến một số mẹ sau sinh bị mất sữa khi ăn thường xuyên hoặc ăn với lượng nhiều.

Sau khi hết sản dịch phụ nữ mới được sử dụng loại rau này. (Nguồn: Internet)

Cần tây

Cần tây được sử dụng trong các món xào, đặc biệt là với thịt bò. Tuy nhiên, ăn nhiều cần tây cũng gây nên nguy cơ mất sữa ở mẹ. Tuy ngon miệng nhưng mẹ cũng nên hạn chế sử dụng nhé

Cần tây có thể gây ra tình trạng mất sữa.(Nguồn: Internet)

Những loại rau tốt cho bà mẹ mới sinh

Như vậy, qua những thông tin trên, mẹ đã biết bà đẻ không nên ăn rau gì sau khi sinh. Vậy còn những loại rau nào mà mẹ nên bổ sung thường xuyên để mau hết sản dịch và tăng chất lượng sữa?

Rau ngót

Rau ngót lành tính, chứa nhiều vitamin và chất xơ hỗ trợ rất tốt cho tiêu hóa. Loại rau này vừa giúp lợi sữa cho mẹ lại vừa hỗ trợ đẩy sản dịch dư thừa cho mẹ sau sinh.

Rau lang

Rau lang chứa nhiều các loại vitamin B1, B2, B6, vitamin C, sắt, canxi,… hỗ trợ điều chị rất tốt các bệnh vàng da, kinh nguyệt không đều. Thành phần xenlulozơ cao giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, chống táo bón.

Cải bó xôi (cải bina)

Cải bó xôi là loại rau có nhiều công dụng đối với mẹ sau sinh. Loại rau này có chứa nhiều mangan hỗ trợ cho quá trình phục hồi vết thương, giúp tái tạo collagen. Đồng thời folate có trong nó cũng hỗ trợ cho việc phát triển trí não của trẻ nhỏ

Măng tây

Nhiều người thắc mắc bà đẻ sau sinh có ăn được măng tây không. Câu trả lời là có bởi theo chuyên gia việc sử dụng loại rau này sẽ giúp bổ sung thêm nhiều vi chất quan trọng trong cơ thể. Trong đó có thể kể tới các vitamin A, B, E, Kẽm, sắt và magie. Các thành phần giúp mẹ tăng khả năng tiết sữa và mang lại nguồn sữa chất lượng hơn.

Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa nhiều dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ và sắt khá cao, hỗ trợ tuyệt vời cho quá trình tái tạo máu của mẹ, đặc biệt với những mẹ bị mất nhiều máu sau sinh.

Những lưu ý khi chọn rau cho bà đẻ sau sinh

Mới sinh không nên ăn rau gì, nên ăn rau gì là điểm quan trọng mẹ cần nhớ và dặn người thân chú ý khi mua. Ngoài ra, việc chọn mua rau cho mẹ sau sinh còn cần lưu ý thêm các vấn đề dưới đây:

  • Lựa chọn mua rau ở những nơi uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ để đảm bảo rau sạch sẽ, không dư hàm lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Chọn mua khi rau còn tươi, không bị bầm dập, úng nát vì khi đó vi khuẩn đã xâm nhập, có thể gây hại đến sức khỏe.

  • Ưu tiên lựa chọn những loại rau có màu xanh đậm bởi chúng có chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với các loại rau khác.

  • Thay đổi đa dạng thực đơn, tránh lạm dụng 1 loại rau quá nhiều dẫn đến nhàm chán hoặc gây nên tác dụng phụ khác.

Trên đây là một số gợi ý cho câu hỏi bà đẻ sau sinh nên kiêng ăn rau gì mà các mẹ có thể tham khảo. Hãy sử dụng sau xanh kết hợp với các loại thực phẩm khác để mẹ có bữa ăn đa dạng, ngon miệng và đảm bảo dinh dưỡng hơn nhé.