Lễ cúng thôi nôi đơn giản dành cho bé trai 1 tuổi hay còn gọi là lễ mừng bé đầy năm. Đây là lễ cúng rất quan trọng, đánh dấu mốc kết thúc những ngày tháng nằm trong nôi và chuyển sang nằm giường. Đồng thời nó thể hiện một giai đoạn trưởng thành, độc lập của trẻ trước xã hội. Với ý nghĩa đặc biệt trên, các bậc phụ huynh luôn mong muốn tổ chức một buổi lễ cúng thôi nôi long trọng, chu toàn. Đồng thời phải theo đúng phong tục nghi thức truyền thống.
Theo ông bà xưa có câu: “Gái lùi hai, trai lùi một” để nói về cách tính ngày cúng thôi nôi cho trẻ nhỏ. Đối với bé trai, các ông bố bà mẹ sẽ tính ngày thôi nôi dựa trên ngày âm và lùi lại một ngày so với ngày sinh thật. Chẳng hạn như bé trai nhà bạn sinh ngày 16/3 âm lịch, thì bố mẹ sẽ tổ chức cúng vào ngày 15/3 âm lịch.
Bạn đang xem: Lễ Cúng Thôi Nôi Đơn Giản Dành Cho Bé Trai 1 Tuổi
Riêng đối với năm nhuận, có hai tháng sát nhau như có hai tháng 4 hoặc tháng 7 âm lịch. Thì phụ huynh sẽ tính ngày như sau bé sinh vào tháng 7 đầu thì cúng thôi nôi sẽ vào tháng 6 năm sau. Nếu bé sinh vào tháng 7 âm lịch sau thì sẽ cúng thôi nôi vào tháng 7 năm sau.
Tuy nhiên với sự phát triển hiện đại của xã hội, để tiện lợi các bậc phụ huynh hay chọn lựa tổ chức cúng thôi nôi cho bé vào ngày dương. Hoặc tổ chức đúng vào ngày sinh nhật của bé.
Xem thêm : Ăn gì uống gì để nhanh ra kinh nguyệt? 9 thực phẩm có tác dụng ngay
Theo quan niệm dân gian xưa, để một đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa đầu thai). Và Tiên Mụ mà đó là 12 bộ Tiên Nữ (12 Bà Mụ) đã nặn ra hình hài của bé và ban cho gia đình mình.
Chính vì vậy, một lễ cúng thôi nôi cho bé trai được chuẩn bị để cảm tạ các vị Đại Tiên phù hộ. Mong sao các vị thụ hưởng lễ vật và luôn bên cạnh che chở. Phù hộ cho trẻ luôn khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn, thông minh.
Vậy lễ cúng thôi nôi đơn giản dành cho bé trai cần chuẩn bị những gì?
- 1 bình hoa: bạn có thể lựa chọn các loại hoa như cát tường, đồng tiền, lay ơn…
- 1 dĩa trái cây ngũ quả
- 13 ly đèn cầy nhỏ
- 1 hủ gạo
- 1 hủ muối
- 1 bó nhang
- 3 ly trà nhỏ
- 3 ly rượu trắng nhỏ
- 3 ly nước nhỏ
- 13 phần bánh kẹo
- 1 bộ giấy cúng: 1 mâm hài, áo, giấy cúng mụ
- 13 phần trầu têm cánh phượng
- Chè đậu trắng: 1 chén chè lớn và 12 chén chè nhỏ
- Xôi:1 đĩa xôi lớn và 12 đĩa xôi nhỏ
- Gà trống luộc
- Heo quay sữa
- 1 dĩa bánh hỏi
- 1 phần đồ chơi em bé: để em bé bốc dự đoán nghề nghiệp tương lai
Sau khi bày biện mâm cúng và đọc xong văn khấn cúng thôi nôi cho bé trai. Người chủ trì sẽ tiến hành nghi thức “bắt miếng”. “Bắt miếng” là nghi thức cho trẻ bốc lễ vật dự đoán nghề nghiệp tương lai sau này. Mâm lễ vật sẽ được chuẩn bị những món đồ như: tiền bạc, vòng vàng, xôi cục, sách vở, bút viết, máy tính, gương lược. Bố mẹ có thể bổ sung thêm một vài món đồ công nghệ như điện thoại, ipad…
Để thực hiện nghi thức này, trước hết phải đặt trẻ lên bàn giữa, chủ trì buổi lễ rót trà và thắp hương xin phép “bắt miếng”. Khi xong nghi thức thắp hương, chủ trì sẽ bế trẻ trên tay cầm nhánh hoa quơ qua quơ lại trên miệng trẻ. Đồng thời sẽ đọc lời chúc:
Xem thêm : Khái Niệm Nhà Nước Quân Chủ Chuyên Chế? Sự Hình Thành Và Phát Triển
“Mở miệng ra cho có bông, có hoa
Mở miệng ra cho người thương, kẻ nhớ
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến”
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp