Nêu nội dung của bản vẽ lắp

Câu hỏi: Nội dung của bản vẽ lắp là gì?

A. Hình biểu diễn.

B. Kích thước và bảng kê.

C. Khung tên.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án đúng D.

Nội dung của bản vẽ lắp là hình biểu diễn, kích thuóc và bảng kê, khung tên, bảng vẽ lắp là tài liệu kỹ thuật chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.

Giải thích lý do lựa chọn đáp án D:

– Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy của sản phẩm, cụ thể:

+ Hình biểu diễn:

Gồm hình chiếu và hình cắt diễn tả hình dạng, kết cấu và vị trí các chi tiết máy của bộ vòng đai.

+ Bảng kê:

Gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng và vật liệu.

+ Kích thước:

Gồm kích thước chung của sản phẩm, kích thước lắp của các chi tiết.

+ Khung tên:

Tên sản phẩm, tỉ lệ, ký hiệu bản vẽ và cơ sở thiết kế.

– Cách đọc bản vẽ lắp: Đọc bản vẽ lắp là thông qua các nội dung của bản vẽ lắp để biết được hình dạng. Kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm. Khi đọc thường theo một trình tự nhất định, cụ thể:

+ Tổng hợp.

+ Phân tích chi tiết

+ Kích thước.

+ Hình biểu diễn,

+ Bảng kê.

+ Khung tên.

– Cần chú ý một số điểm như sau:

+ Trình tự tháo lắp ghi số chi tiết theo trình tự tháo và lắp.

+ Cho phép vẽ một phần hình cắt (hình cắt cục bộ) ở trên hình chiếu.

+ Vị trí của chi tiết mỗi chi tiết được tô một màu để xác định vị trí của nó ở trên bên vẽ.

+ Kích thước chung kích thước chiều dài, chiều cao và chiều rộng của sản phẩm.

+ Kích thước lắp kích thước chung của hai chi tiết ghép với nhau như đường kính của trục và lỗ, đường kính ren.

– Trình tự đọc cụ thể được xác định như sau:

+ Khung tên:

Nội dung cần hiểu: tên gọi của sản phẩm (bộ vòng đai); tỉ lệ bản vẽ (1:2).

+ Bảng kê:

Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết: Vòng đai, đai ốc, vòng đệm, bu lông.

+ Hình biểu diễn:

Tên gọi hình chiếu, hình cắt: Hình chiếu bằng, hình chiêys đứng có cắt cục bộ.

+ Kích thước:

Kích thước chung (149, 50, 78), kích thước lắp giữ các chi tiết (M10), kích thuóc xác định khoảng cách giữa các chi tiết (50, 110).

+ Phân tích chi tiết:

Vị trí của các chi tiết: Tô màu cho các chi tiết.

+ Tổng hợp:

Trình tự tháp, lắp (tháo chi tiết 2-3-4-5 chi tiết 1-4-3-2), công dụng của sản phẩm: ghép nối chi tiết hình chi tiết khác.

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi 1: Bản vẽ lắp là gì?

Trả lời: Bản vẽ lắp là một tài liệu kỹ thuật cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách lắp ráp và xây dựng một sản phẩm hoặc hệ thống cụ thể. Nó thường đi kèm với các hình ảnh, ký hiệu và thông số kỹ thuật để hỗ trợ quá trình lắp đặt.

Câu hỏi 2: Nội dung của bản vẽ lắp bao gồm những gì?

Trả lời: Nội dung của bản vẽ lắp thường bao gồm:

  1. Bản vẽ kỹ thuật: Hiển thị hình ảnh chi tiết của các bộ phận, linh kiện hoặc cấu trúc cần lắp đặt. Bản vẽ này thường đi kèm với các ký hiệu, chi tiết kỹ thuật và kích thước.

  2. Hướng dẫn lắp đặt: Mô tả cụ thể cách thức lắp ráp các bộ phận hoặc linh kiện theo thứ tự nhất định. Điều này bao gồm các bước cụ thể, cần thực hiện theo trình tự để đảm bảo sự hoàn thiện đúng và an toàn.

  3. Thông số kỹ thuật: Cung cấp thông tin về các thông số kỹ thuật quan trọng như khối lượng, áp lực, kích thước, và các yêu cầu kỹ thuật khác cần tuân thủ trong quá trình lắp đặt.

  4. Danh sách vật liệu và công cụ: Liệt kê các linh kiện, vật liệu và công cụ cần thiết cho quá trình lắp đặt. Điều này giúp đảm bảo rằng tất cả các yếu tố cần thiết đã được sắp xếp và sẵn sàng trước khi thực hiện.

Câu hỏi 3: Ai sử dụng bản vẽ lắp?

Trả lời: Bản vẽ lắp được sử dụng bởi các nhà sản xuất, kỹ sư, công nhân và người tham gia vào quá trình lắp ráp và xây dựng. Nó cung cấp hướng dẫn chi tiết giúp họ thực hiện công việc một cách chính xác và hiệu quả.

Câu hỏi 4: Tại sao bản vẽ lắp quan trọng?

Trả lời: Bản vẽ lắp là công cụ quan trọng để đảm bảo rằng quá trình lắp đặt và xây dựng diễn ra một cách đúng đắn và theo đúng thiết kế. Nó giúp tránh sai sót, đảm bảo an toàn, và đảm bảo rằng sản phẩm hoặc hệ thống đạt được chất lượng và hiệu suất mong muốn.