Tương tự phép cộng, phép nhân cũng có tính chất giao hoán. Hôm nay, hãy cùng Vuihoc.vn tìm hiểu và làm bài tập về toán lớp 4 tính chất giao hoán của phép nhân nhé.
Sau đó các em hãy thử áp dụng tính chất này để làm một số bài tập tự luyện và bài tập Sách giáo khoa nhé!
Bạn đang xem: Luyện tập toán lớp 4 tính chất giao hoán của phép nhân
1. Ví dụ về tính chất giao hoán của phép nhân
Các em hãy quan sát và so sánh giá trị của biểu thức a x b và b x a trong bảng sau:
==> Ta thấy giá trị của a x b và của b x a luôn luôn bằng nhau, ta viết:
a x b = b x a
2. Kiến thức về tính chất giao hoán của phép nhân
- Công thức tổng quát của tính chất giao hoán trong phép nhân
A x B = B x A
- Phát biểu về tính chất giao hoán của phép nhân: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
3. Bài tập vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân (Có hướng dẫn giải + đáp án)
3.1. Bài tập vận dụng
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ trống
a) 152 x 9 = …… × 152
b) 999 × 9 = …… × 999
c) 39 × (4 + 4) = 8 × …..
d) (12 – 10) × 87 = ….. × 2
Bài 2. Tính theo mẫu:
Mẫu: 123 x 45 = 45 x 123
= 5535
a) 6 × 125 = ……………
= ……………
b) 9 × 1937 = ……………
= ……………
c) 6 × 2357 = ……………
= ……………
d) 8 × 3745 = ……………
= ……………
e) 7 × 9896 = ……………
= ……………
Bài 3: Điền dấu >
a) 54 x 30 … 30 x 50
b) 12000 x 456 … (400 + 56) x 1200
c) 762 x 100 … ( 760 + 7) x 100
d) 3456 x 5678 … 5678 x 3456
3.2. Hướng dẫn và đáp án
Bài 1. Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân
a) 152 x 9 = 9 × 152
b) 999 × 9 = 9 × 999
c) 39 × (4 + 4) = 8 × 39
Xem thêm : THỜI HẠN XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
d) (12 – 10) × 87 = 87 × 2
Bài 2. Thực hiện bài tập theo mẫu đề bài cho sẵn.
a) 6 × 125 = 123 x 6 = 738
b) 9 × 1937 = 1937 x 9 = 17433
c) 6 × 2357 = 2357 x 6 = 14142
d) 8 × 3745 = 3745 x 8 = 29960
e) 7 × 9896 = 9896 x 7 = 69272
Bài 3: Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để so sánh mà không cần tính kết quả của biểu thức.
a) 54 x 30 > 30 x 50
b) 12000 x 456 > (400 + 56) x 1200
c) 762 x 100
d) 3456 x 5678 = 5678 x 3456
4. Bài tập tự luyện toán lớp 4 tính chất giao hoán của phép nhân (Có đáp án)
4.1. Bài tập tự luyện
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống
a) 45 x 34 = … x 45
b) 150 x 50 = … x (100 + … )
c) … x 78 = … x 30
d) (64 + 36) x 5000 = … x 100
Bài 2: Tính theo mẫu
Mẫu: 1000 x 2 = 2 x 1000= 2000
a) 40 x 30
b) 145 x 70
c) 300 x 450
d) 2000 x 6
e) 4587 x 7
Bài 3: Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau:
a) 5 × 2100 b) (10000 + 280) x ( 6 + 1 )
c) 2469 × 8 d) (2000 + 10 + 90) × 5
e) 10280 × 7 g) (5 + 3) × (2000 + 469)
Bài 4: Hình dưới đây có bao nhiêu hình chữ nhật?
4.2. Đáp án
Bài 1:
a) 45 x 34 = 34 x 45
b) 150 x 50 = 50 x (100 + 50 )
c) 30 x 78 = 78 x 30
d) (64 + 36) x 5000 = 5000 x 100
Bài 2:
Mẫu: 1000 x 2 = 2 x 1000= 2000
a) 40 x 30 = 30 x 40 = 1200
b) 145 x 70 = 70 x 145 = 10150
c) 300 x 450 = 450 x 300 = 135000
d) 2000 x 6 = 6 x 2000 = 12000
e) 4587 x 7 = 7 x 4587 = 32109
Bài 3: Các cặp biểu thức bằng nhau là
- a – d
- b – e
- c – g
Bài 4: Có 9 hình chữ nhật.
5. Giải bài tập sách giáo khoa toán lớp 4 tính chất giao hoán của phép nhân
Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống:
Đáp án:
Bài 2. Tính:
a) 1357 ×5 b) 40263 × 7 c) 23109 × 8
7 × 853 5 × 1326 9 × 1427
Đáp án:
a) 1357 × 5 = 6785 b) 40263 × 7 = 281841
7 × 853 = 853 × 7 = 5971 5 × 1326 = 1326 × 5 = 6630
c) 23109 × 8 = 184872
9 × 1427 = 1427 × 9 = 12843
Bài 3. Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau:
a) 4 × 2145 b) (3 + 2) × 1087
c) 3964 × 6 d) (2100 + 45) × 4
e) 10287 × 5 g) (4 + 2) × (3000 + 964)
Đáp án:
(a) 4 × 2145 = (2100 + 45) × 4 (d)
(c) 3964 × 6 = (4 + 2) × (3000 + 964) (g)
(e) 10287 × 5 = (3 + 2) × 10287 (b)
Bài 4. Số?
a) a x … = … x a = a ; b) a x … = … x a = 0
Đáp án:
a) a x 1 = 1 x a = a ; b) a x 0 = 0 x a = 0
Trên đây là nội dung về toán lớp 4 tính chất giao hoán của phép nhân. Vuihoc còn rất nhiều nội dung kiến thức quan trọng khác giúp các em học tốt toán lớp 4.
Hãy tham khảo và chia sẻ với bạn bè để cùng nhau học tập tiến bộ từng ngày nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp