Bảng xếp hạng dân số thế giới

bảng xếp hạng dân số thế giới

Dân số các quốc gia trên thế giới là bao nhiêu? Thứ tự dân số thế giới như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn bảng xếp hạng dân số thế giới mới nhất để bạn có cái nhìn đầy đủ nhất về tình hình dân số thế giới hiện nay. Mời bạn cùng theo dõi nhé.

Bảng xếp hạng dân số thế giới những năm gần đây- Dân số các quốc gia trên thế giới

Từ bảng xếp hạng dân số thế giới 2022, ta có thể thấy Trung Quốc hiện vẫn đang là quốc gia đông dân nhất thế giới với dân số hơn 1,4 tỷ người. Đây là một trong hai quốc gia có dân số hơn 1 tỷ người cùng với Ấn Độ. Tính đến năm 2018, Ấn Độ có dân số hơn 1,355 tỷ người và sự gia tăng dân số dự kiến ​​sẽ tiếp tục cho đến ít nhất là năm 2050.

Dự kiến năm 2030, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất trên thế giới. Điều này là do dân số của Ấn Độ sẽ tăng lên, trong khi Trung Quốc được dự báo sẽ giảm dân số.

Danh sách 15 quốc gia đông dân nhất thế giới tiếp theo bao gồm:

Ấn Độ

Hoa Kỳ

Indonesia

Brazil

Pakistan

Nigeria

Bangladesh

Nga

Mexico

Nhật Bản

Ethiopia

Philippines

Egypt

Việt Nam

Dr Congo

Trong số các quốc gia này (trừ Việt Nam, Dr Congo, Egypt, Philippines) thì đều có dân số vượt quá 100 triệu người. Những quốc gia này tất cả các quốc gia này đều được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển ngoại trừ Nga và Nhật Bản, những quốc gia sẽ chứng kiến ​​dân số của họ giảm vào năm 2030 trước khi giảm lại đáng kể vào năm 2050.

Nhiều quốc gia khác có dân số ít nhất một triệu người, trong khi cũng có những quốc gia chỉ có hàng nghìn người. Dân số nhỏ nhất trên thế giới có thể được tìm thấy ở Thành phố Vatican, nơi chỉ có 801 người cư trú.

Năm 2018, tỷ lệ tăng dân số của thế giới là 1,12%. Cứ sau 5 năm kể từ những năm 1970, tỷ lệ gia tăng dân số tiếp tục giảm. Dân số thế giới dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều. Đến năm 2030, dân số sẽ vượt 8 tỷ người. Vào năm 2040, con số này sẽ tăng lên hơn 9 tỷ. Vào năm 2055, con số này sẽ tăng lên hơn 10 tỷ và một tỷ người khác sẽ không được thêm vào cho đến gần cuối thế kỷ này. Ước tính gia tăng dân số hàng năm hiện tại của Liên hợp quốc là hàng triệu người – ước tính rằng hơn 80 triệu cuộc sống mới được thêm vào mỗi năm.

Dự đoán dân số thế giới tương lai đến năm 2050

Theo các dự đoán từ Cục điều tra dân số, đến năm 2050 dân số toàn thế giới sẽ chạm mốc 9,5 tỷ người. Đến năm 2056 sẽ chính thức chạm mốc 10 tỷ người, tăng 33% so với 7,4 tỷ người vào năm 2016.

Dân số ở các quốc gia kém phát triển có thể sẽ tăng gấp đôi từ nay cho đến năm 2050. Có 48 quốc gia kém phát triển theo Liên hợp quốc và hầu hết đều nằm ở Châu Phi. Có 42 nước sẽ giảm dân số, nằm rải rác ở châu Á, châu Âu và Mỹ Latinh.

Phân tích hệ quả của bảng xếp hạng dân số

Dân số thế giới đạt mốc 8 tỉ người tính đến ngày 15.11.2022. Kèm theo cột mốc quan trọng này là không ít niềm vui, hi vọng chen lẫn nỗi buồn.

Theo dự đoán của Liên Hiệp Quốc, dân số toàn cầu sẽ đạt 9 tỉ vào năm 2037. Loài người từ thời tiền sử phải mất hơn 5 triệu năm để đạt đến con số 1 tỉ nhưng chỉ cần thêm 200 năm để đạt mốc 7 tỉ người.

Trong một tuyên bố, Liên Hiệp Quốc cho biết con số 8 tỉ có nghĩa là 1 tỉ người đã được thêm vào dân số toàn cầu chỉ sau 12 năm.

Niềm vui

“Sự tăng trưởng chưa từng có này là do tuổi thọ con người nâng cao dần nhờ những cải thiện về sức khỏe cộng đồng, dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân và thuốc men. Nó cũng là kết quả của mức sinh cao và dai dẳng ở một số quốc gia”, tuyên bố của Liên Hiệp Quốc ghi.

Các quốc gia có thu nhập trung bình, chủ yếu ở châu Á, chiếm phần lớn mức tăng trưởng dân số trong thập kỷ qua, đạt khoảng 700 triệu người kể từ năm 2011. Ấn Độ đã tăng thêm khoảng 180 triệu người và sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm tới, theo CNN.

Nhưng ngay cả khi dân số toàn cầu đạt mức cao mới, các nhà nhân khẩu học lưu ý rằng tốc độ tăng trưởng đã giảm dần xuống dưới 1% mỗi năm. Điều này sẽ ngăn thế giới đạt mốc 9 tỉ người cho đến năm 2037. Theo Liên Hiệp Quốc, hầu hết trong số 2,4 tỉ người được bổ sung trước khi dân số toàn cầu đạt đỉnh sẽ được sinh ra ở vùng cận Saharan châu Phi, đánh dấu sự chuyển dịch khỏi Trung Quốc và Ấn Độ.

Liên Hiệp Quốc ca ngợi sự gia tăng dân số đạt được khi mức tử vong giảm và tuổi thọ tăng lên. Tuổi thọ toàn cầu là 72,8 tuổi vào năm 2019, tăng gần 9 năm kể từ năm 1990. Tuổi thọ trung bình của toàn nhân loại được dự đoán là 77,2 tuổi vào năm 2050.

“Đây là dịp để tôn vinh sự đa dạng của chúng ta, đồng thời ngạc nhiên trước những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y tế, sức khỏe giúp kéo dài tuổi thọ và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở bà mẹ, trẻ em. Đồng thời, đó là lời nhắc nhở về trách nhiệm chung của chúng ta trong việc chăm sóc hành tinh này và là thời điểm để suy ngẫm về những gì chúng ta vẫn chưa thực hiện được qua cam kết giữa các quốc gia với nhau”, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres nhận định.

Tác động môi trường

Rất nhiều người trên trái đất gây ra áp lực lớn, tàn phá thiên nhiên khi con người cạnh tranh với động vật hoang dã để giành nước, thức ăn và không gian sống. Trong khi đó, dân số tăng nhanh kết hợp với biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng di cư hàng loạt và xung đột trong những thập kỷ tới, các chuyên gia nhận định.

Và cho dù đó là thức ăn hay nước uống, pin hay xăng dầu, mỗi cá nhân sẽ có ít thứ được dùng hơn khi dân số toàn cầu tăng lên. Nhưng con người đạt mốc 8 tỉ sẽ tiêu thụ bao nhiêu tài nguyên, năng lượng cũng rất quan trọng, buộc các nhà hoạch định chính sách phải tạo ra sự khác biệt lớn bằng cách thay đổi mô hình tiêu dùng mà ở đó người dân các nước giàu cần tiết kiệm hơn trong việc sử dụng và khai thác tài nguyên.

Tờ USA Today đưa tin: theo một phân tích năm 2020 của Viện Môi trường Stockholm và tổ chức phi lợi nhuận Oxfam International, lượng khí thải carbon của 1% người giàu nhất, tức khoảng 63 triệu người, cao hơn gấp đôi lượng khí thải của một nửa nhân loại nghèo nhất trong giai đoạn 1990-2015.

Các chuyên gia cho biết áp lực về tài nguyên đặc biệt khó khăn ở các quốc gia châu Phi, nơi dân số dự kiến ​​sẽ bùng nổ. Đây cũng là những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước tác động của khí hậu và cần nhiều tài chính hơn để chống biến đổi khí hậu.

bảng xếp hạng dân số thế giới

Đà tăng trưởng dân số mạnh mẽ bắt đầu chậm lại

Dân số đã tăng gấp đôi trong 5 thập kỷ qua từ khi dân số toàn cầu đạt 4 tỉ người vào năm 1974. Và chỉ mất hơn 1 thập kỷ để hành tinh xanh có thêm 1 tỉ người, rồi đạt mốc 7 tỉ vào năm 2011.

Các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và rất thấp “đóng góp” nhiều nhất vào các cột mốc quan trọng này. Châu Á và châu Phi “góp” nhiều nhất vào sự tăng trưởng, trong khi dân số châu Âu trên đà giảm sút.

Giúp thúc đẩy tăng trưởng dân số ở châu Á là Ấn Độ – quốc gia sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất thế giới trong năm 2023. Trung Quốc được dự đoán sẽ chứng kiến ​​sự sụt giảm dân số trong vài thập kỷ tới.

Nhưng có thể mất một thời gian nữa để loài người tiếp nhận thêm 1 tỉ người trên hành tinh. Liên Hiệp Quốc cho biết vào năm 2020 tỷ lệ tăng dân số toàn cầu lần đầu tiên giảm xuống dưới 1% kể từ năm 1950. Hiện tại, tỷ lệ sinh ở mức 2,3 ca sinh/phụ nữ, giảm so với mức trung bình 5 ca sinh/phụ nữ vào năm 1950. Đến năm 2050, tỷ lệ này dự kiến ​​sẽ giảm nhẹ xuống còn 2,1 ca sinh/phụ nữ.

Dân số toàn cầu được dự đoán sẽ đạt mốc 9 tỉ vào năm 2037 và 10 tỉ vào năm 2058, báo hiệu tốc độ tăng trưởng dân số đang giảm dần.

Liên Hiệp Quốc dự đoán dân số toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào khoảng 10,4 tỉ người vào những năm 2080 và duy trì ở mức đó cho đến năm 2100.

Bất chấp xu hướng tích cực về tuổi thọ được ca ngợi trong báo cáo của Liên Hiệp Quốc, ông Guterres cho biết trong một ý kiến đăng trên tờ USA Today rằng hàng tỉ người vẫn tiếp tục đấu tranh để kiếm miếng ăn và khoảng cách giàu nghèo phải được thu hẹp để chấm dứt bất bình đẳng. Ông cảnh báo biến đổi khí hậu, nạn đói và chiến tranh ở Trung Đông, Ukraine là những rào cản quan trọng.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres nhìn nhận: “Chúng ta đang chuẩn bị cho một thế giới với dân số 8 tỉ dân, đầy căng thẳng, ngờ vực, khủng hoảng và xung đột”.

Top 15 quốc gia đông dân nhất thế giới mới nhất. Việt Nam đứng thứ mấy?

Theo UNFPA, năm 2022, dân số thế giới đạt hơn 8 tỷ người. Trong đó, 15 quốc gia có dân số lớn nhất thế giới gồm có: Trung Quốc (1,45 tỷ người), Ấn Độ (1,42 tỷ người), Hoa Kỳ (336 triệu người), Indonesia (281 triệu người), Pakistan (232 triệu người), Nigeria (220 triệu người), Brazil (216 triệu người), Bangladesh (169 triệu người), Nga (146 triệu người), Mexico (132 triệu người), Nhật Bản (125,48 triệu người), Ethiopia (122,8 triệu người), Philippines (113,47 triệu người), Ai Cập (107,56 triệu người) và Việt Nam (99,5 triệu người).

Trong top 15 quốc gia đông dân nhất thế giới năm 2022, có 3 nước thuộc khu vực Đông Nam Á lọt top, đó là Indonesia xếp thứ 4, Philippines xếp thứ 13 và Việt Nam xếp thứ 15 trên thế giới.

Xét riêng các nước trong khu vực Đông Nam Á, măm 2022, Indonesia là nước có dân số đông nhất khu vực Đông Nam Á, đạt khoảng 281,17 triệu người. Xếp ngay sau Indonesia là Philippines, dân số đạt khoảng 113,46 triệu dân. Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.

Hiện nay, dân số Việt Nam đang xếp trên Thái Lan (70,25 triệu dân), Myanmar (54 triệu dân), Malaysia (34 triệu dân), Campuchia (17 triệu dân), Lào (8 triệu dân), Singapore (5,5 triệu dân), Đông Timor (1,4 triệu dân) và Brunei (0,45 triệu dân).

Như vậy, dân số Việt Nam hiện đang gấp 221 lần Brunei; 75,35 lần Đông Timor; 18,25 lần Singapore; 13,4 lần Lào; 6 lần Campuchia; 3 lần Malaysia; 2 lần Myanmar và 1,4 lần Thái Lan.

Theo Báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2022, Tổng cục Thống kê đã công bố dân số Việt Nam tương tự với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc. Cụ thể, dân số trung bình năm 2022 của Việt Nam ước tính 99,46 triệu người, tăng 955,5 nghìn người, tương đương tăng 0,97% so với năm 2021.

Trong đó, dân số thành thị 37,09 triệu người, chiếm 37,3%; dân số nông thôn 62,37 triệu người, chiếm 62,7%; nam 49,61 triệu người, chiếm 49,9%; nữ 49,85 triệu người, chiếm 50,1%. Tỷ số giới tính của dân số năm 2022 là 99,5 nam/100 nữ. Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2022 là 73,6 tuổi, trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,4 tuổi.

Năm 2022, chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm thấp nhất trong giai đoạn 2018-2022 và duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây, Tổng cục Thống kê cho biết.

Tổng cục Thống kê cho biết thêm, tình hình lao động, việc làm năm 2022 phục hồi tích cực nhưng có xu hướng tăng chậm lại trong quý IV năm 2022. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của lao động quý IV năm 2022 tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng so với quý trước do một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, các đơn hàng bị cắt giảm vào dịp cuối năm.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 51,7 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với năm trước; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46 triệu người, tăng 1,4 triệu người; lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 50,6 triệu người.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cả nước năm 2022 là 2,32%, trong đó khu vực thành thị là 2,79%; khu vực nông thôn là 2,03%.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2022 là 2,21%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,7%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,51%.

Ngoài ra, theo kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư, ước tính thu nhập bình quân đầu người đạt 4,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 9,5% so với năm 2021. Tỷ lệ nghèo tiếp cận đa chiều ước khoảng 3,6%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với năm ngoái.

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã nắm được bảng xếp hạng dân số thế giới mới nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh.