Cách làm bánh mì bơ tỏi và ăn thế nào tốt cho sức khỏe?

Bánh mì bơ tỏi là loại bánh chứa hàm lượng calo rất cao do được làm từ các nguyên liệu như bột mì, bơ, đường, sữa… Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về bánh mì bơ tỏi như thành phần nguyên liệu, hàm lượng calo, cách làm bánh mì bơ tỏi và quan trọng là làm sao để không bị tăng cân khi ăn loại bánh này.

Bánh mì bơ tỏi có béo không?

Để duy trì hoạt động, mỗi ngày cơ thể cần nạp khoảng 2.000 – 2.200 calo. Nếu khẩu phần ăn mỗi ngày được chia thành ba bữa chính thì mỗi bữa cần khoảng 667 – 733 calo.

Một chiếc bánh mì bơ tỏi với trọng lượng 110g đã chứa đến 560,3 calo, gần bằng lượng calo cần thiết trong một bữa ăn của người trưởng thành. Ngoài ra, do những nguyên liệu như đường, sữa, bột mì, bơ lạt… nên bánh còn chứa nhiều carb cùng chất béo… Nếu ăn quá nhiều bánh mì bơ tỏi, bạn rất dễ bị tăng cân đồng thời gặp phải một số vấn đề về sức khỏe.

Cách làm bánh mì bơ tỏi

Sau đây là phần hướng dẫn cách làm bánh mì bơ tỏi, bạn cần chuẩn bị các thành phần nguyên liệu, dụng cụ sau:

Nguyên liệu

  • 1 ổ bánh mì;
  • 2 quả trứng gà;
  • 30 tép tỏi;
  • 60g bơ;
  • Ngò rí;
  • Gia vị: Dầu ăn, tương ớt, sốt mayonnaise.

Dụng cụ: Nồi chiên không dầu, rây, tô, chén.

Hướng dẫn làm bánh mì bơ tỏi tại nhà

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bóc vỏ khoảng 30 tép tỏi. Rửa sạch ngò rí, cắt rễ rồi cắt nhỏ.

Sau đó bạn cắt bánh mì thành từng miếng vừa ăn.

Bước 2: Phi tỏi

Bắc chảo lên bếp, cho vào 200ml dầu ăn, chờ dầu sôi thì cho 30 tép tỏi vào đảo đến khi tỏi vàng thì tắt bếp, dùng rây vớt tỏi ra chén.

Bước 3: Trộn hỗn hợp bơ tỏi

Bạn cho vào cối xay hai quả trứng gà, 100ml dầu ăn để nguội, 30 tép tỏi đã phi vàng, rồi xay nhuyễn hỗn hợp, cho ra tô.

Cho 60g bơ vào chảo rồi bắc lên bếp, nấu đến khi bơ chảy hết thì cho vào tô hỗn hợp trứng tỏi vừa xây rồi trộn đều.

Bước 4: Phết bơ tỏi

Lót sẵn lớp giấy bạc vào khay, xếp bánh mì đều trong khay, rưới từ từ hỗn hợp bơ tỏi lên bánh mì, sau đó rắc thêm lá hương thảo trên bề mặt bánh.

Làm nóng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 120 độ C trong vòng 5 phút và cho bánh vào nướng 2 lần. Lần đầu nướng 10 phút ở nhiệt độ 150 độ C, lần sau nướng 5 phút ở nhiệt độ 180 độ C.

Bước 5: Thành phẩm

Nếu thực hiện đúng cách làm bánh mì bơ tỏi, thành phẩm đạt yêu cầu là bánh có màu vàng, giòn, thơm mùi bơ tỏi.

Để ngon miệng hơn, bạn có thể ăn bánh mì bơ tỏi kèm với xúc xích, chà bông, thịt nguội, phết một chút tương cà, tương ớt và mayonnaise. Ngoài ra bạn cũng có thể thay đổi khẩu vị một chút với cách làm bánh mì bơ tỏi phô mai kéo sợi thơm ngon. Tuy nhiên, bạn không nên ăn nhiều khi cho thêm phô mai vào bánh.

Khi làm bánh mì bơ tỏi cần lưu ý gì?

Trong cách làm bánh mì bơ tỏi bao gồm hai khâu chính là làm bánh mì và làm sốt bơ tỏi. Nếu không tự làm bánh mì, bạn có thể mua bánh mì làm sẵn rồi cắt bánh, phết sốt và mang nướng giòn để tiết kiệm thời gian.

Diện tích của nồi chiên không dầu khá nhỏ nên cần chia bột bánh mì với trọng lượng vừa phải, mỗi bánh cỡ 100 – 110g. Nếu bánh có trọng lượng lớn, khi nở bánh đụng thanh nhiệt dễ làm cháy mặt trên bánh.

Bánh mì nên được nướng ở nhiệt độ thấp khoảng 165 độ C và thời gian nướng bánh là 10 phút, ngắn hơn thời gian dùng lò nướng.

Cho nhiều sốt sẽ dễ ngán nên lúc đầu bạn phết sốt vừa phải, lúc nướng xong có thể thêm sốt nếu thích ăn béo hơn.

Sau khi hoàn thành, có thể bảo quản bánh mì bơ tỏi bằng cách cho vào hộp kín rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn cho bánh vào lò vi sóng quay lại cho nóng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng bánh trong khoảng 1 – 2 ngày để giữ được vị ngon như ban đầu.

Làm sao ăn bánh mì bơ tỏi không béo?

Do chứa nhiều hàm lượng calo nên bánh mì bơ tỏi không thích hợp để dùng trong bữa chính mà chỉ nên ăn trong bữa phụ hoặc ăn tráng miệng. Để cơ thể hấp thụ ít chất béo đồng thời giúp bản thân no nhanh, tránh ăn nhiều bánh, bạn nên uống nước lọc hoặc trà mỗi khi ăn bánh.

Nếu đã ăn quá nhiều bánh mì bơ tỏi bạn nên giảm bớt lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày để tránh vượt quá giới hạn calo cho phép. Đồng thời chủ động dành thời gian để tập luyện thể dục giúp tiêu hao bớt năng lượng dư thừa trong cơ thể. Một chế độ luyện tập thường xuyên còn giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý.

Để giảm nguy cơ bị tăng cân, bạn có thể thay đổi và điều chỉnh nguyên liệu làm bánh mì bơ tỏi như dùng đường ăn kiêng, sữa không đường, giảm bơ…

Thời gian thích hợp để ăn bánh mì bơ mà không lo bị béo phì chính là bữa sáng. Lượng calo trong bánh mì bơ tỏi sẽ chuyển hóa thành năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể nếu bạn ăn vào buổi sáng.

Hơn nữa, trong bánh mì bơ vẫn có chất xơ nên sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn.

Ngược lại, bạn không nên ăn bánh mì bơ tỏi nhiều vào buổi tối, đêm khuya. Vì cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh chóng nhất vào thời điểm này. Do buổi tối cơ thể không hoạt động nhiều, năng lượng nạp vào cơ thể không được sử dụng hết, tích tụ lâu ngày thành mỡ thừa và dẫn đến nguy cơ bị tăng cân.

Nếu ăn quá nhiều bánh mì bơ tỏi sẽ khiến bạn không kiểm soát được cân nặng. Khác với bánh mì trắng, bánh mì bơ với hàm lượng calo cao hơn, bạn không nên ăn quá 3 miếng mỗi ngày.

Có một cách có thể làm giảm lượng calo là bạn chọn các loại bánh mì được làm từ yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt hay nguyên cám… để làm bánh mì bơ tỏi. Ngoài ra, hãy ăn kèm bánh mì với các loại rau củ quả để tăng dưỡng chất.

Tóm lại, bạn vẫn có thể ăn bánh mì bơ tỏi mà không sợ béo nếu ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Dựa vào cách làm bánh mì bơ tỏi như hướng dẫn trên, bạn có thể giảm thành phần nguyên liệu tùy thích để giảm lượng chất béo.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp