Tìm hiểu khái niệm "bạo loạn lật đổ" [Cập nhật 2024]

Hiện nay những thế lực thù địch đang thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, lợi dụng những vấn đề về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo…tạo ra lực lượng chính trị đối lập để gây bạo loạn lật đổ, nhằm chống phá lại Đảng và Nhà nước. Vậy bạo loạn lật đổ là gì? Mời quý bạn đọc cùng Tìm hiểu khái niệm “bạo loạn lật đổ” trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu khái niệm “bạo loạn lật đổ” [Cập nhật 2022]

1. Khái niệm bạo loạn lật đổ

Là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng ly khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành gây rối loạn, phá hoại an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay Trung ương.

Bạo loạn lật đổ mang tính chất đối kháng quyết liệt, một mất một còn giữa nhữngh mạng và phản nhữngh mạng. Hình thức bạo loạn do lực lượng phản nhữngh mạng tiến hành gồm bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, bạo loạn chính trị kết hợp vũ trang.

2. Âm mưu, thủ đoạn và quy mô của bạo loạn lật đổ

Với chủ trương lật đổ chính quyền, xóa bỏ vai trò của Đảng Công sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta, những thế lực thù địch chú trọng nuôi dưỡng những tổ chức phản động sống lưu vong ở nước ngoài kết hợp với một số phần tử cực đoan, bất mãn trong nước, gây rối, kích động ly khai và tôn giáo hóa dân tộc, làm mất ổn định xã hội ở một số vùng, khu vực nhạy cảm, những trung tâm kinh tế – xã hội của Việt Nam, nhằm từng bước lật đổ chính quyền ở địa phương và trung ương.

Thủ đoạn cơ bản mà những thế lực thù địch có thể sử dụng đó là: kích động sự bất bình của quần chúng, dụ dỗ và mua chuộc nhân dân biểu tình làm chỗ dựa cho lực lượng phản động trà trộn hoạt động đập phá, khống chế cơ quan nhà nước; tìm nhữngh để mở rộng phạm vi, quy mô lực lượng khi thực hiện bạo loạn; kêu gọi sự tài trợ tiền của, vũ khí, lực lượng quân sự từ nước ngoài; lợi dụng phần tử phản động ở một số tôn giáo kích động giáo dân đấu tranh; kích động đồng bào dân tộc ở một số vùng nhạy cảm đòi ly khai; kích động khiếu kiện đông người, kéo dài gây mất ổn định chính trị – xã hội…

Quy mô bạo loạn lật đổ, có thể diễn ra ở nhiều mức độ, từ quy mô nhỏ đến lớn. Phạm vi địa bàn xảy ra bạo loạn lật đổ có thể ở nhiều nơi, nhiều vùng của đất nước, trọng điểm là những vùng trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hoá của Trung ương và địa phương, nơi nhạy cảm về chính trị hoặc ở những khu vực, địa bàn mà cơ sở chính trị của địa phương yếu kém.

3. Mối quan hệ giữa bạo loạn lật đổ với chiến lược “diễn biến hòa bình”

Diễn biến hòa bình được tiến hành thường là tổng hợp nhiều biện pháp buộc đối phương trong cùng một lúc phải đối phó với nhiều thế lực, nhiều hoạt động chống đối tạo ra tình thế bạo loạn lật đổ chế độ. Do đó, bạo loạn lật đổ là một bộ phận của chiến lược “diễn biến hòa bình”. Việc đấu tranh chống diễn biến hòa bình phải gắn liền với đấu tranh phòng, chống bạo loạn lật đổ và ngược lại.

Khi tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình”, những thế lực thù địch làm cho nội bộ nước đối phương suy yếu, rối loạn, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mạnh mẽ, những thế lực thù địch lợi dụng thời cơ đó để tổ chức lực lượng tiến hành bạo loạn lật đổ. Vì vậy, chiến lược “diễn biến hòa bình” là điều kiện tiền đề để thực hiện thù đoạn bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ chế độ chính trị – xã hội của nước đối phương.

Lực lượng trực tiếp thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ là những thế lực thù địch, phản động lưu vong chỉ đạo, hỗ trợ lực lượng phản động trong nước hay lực lượng ly khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài; những phần tử cơ hội, phản động trong bộ máy lãnh đạo, điều hành đất nước và địa phương, một bộ phận quần chúng nhân dân có tâm trạng bất mãn với chính quyền bị lôi kéo, kích động, mua chuộc… tiến hành chống phá bằng bạo lực có tổ chức nhằm lật đổ chính quyền địa phương hoặc trung ương.

Như vậy, có thể nói, bạo loạn lật đổ là bước phát triển của “diễn biến hòa bình” và chỉ diễn ra khi có điều kiện và thời cơ. Tuy nhiên, dù bạo loạn lật đổ chỉ xảy ra ở một vài địa phương thì cũng có tác động rất lớn tới tâm lý và tình cảm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở những địa phương khác, đồng thời có khả năng làm mất uy tín của Đảng và chính quyền những cấp, đây là cơ hội để “diễn biến hòa bình” đẩy nhanh tiến độ.

Trên đây là nội dung Tìm hiểu khái niệm “bạo loạn lật đổ”. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một nhữngh nhanh chóng nhất.