Chiều 9-11, Bộ Công Thương, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức cung cấp thông tin về việc thay đổi giá bán điện từ ngày 9-11-2023.
- 1 quả dưa chuột bao nhiêu calo? Gợi ý những món ăn giảm cân hiệu quả từ dưa chuột
- Bánh quy Cosy có các loại nào? Ăn bánh quy Cosy có béo không?
- LỪA BAO NHIÊU TIỀN THÌ BỊ TRUY TỐ HÌNH SỰ?
- Ngay tình là gì? Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu?
- Bật mí lương nhân viên kinh doanh FPT và mô tả công việc chi tiết
Chi phí sản xuất điện duy trì mức cao
Bạn đang xem: Giá bán lẻ điện tăng 4,5% từ ngày 9-11
Theo đó, ngày 8-11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có Quyết định số 1416/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân là 2006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 9-11-2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Trước đó, ngày 31-3-2023, Bộ Công Thương đã công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg. Kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và năm 2022 của EVN cho thấy giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đ/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021.
Theo tính toán, chi phí sản xuất điện năm 2023 vẫn duy trì ở mức cao, giá thành điện năm 2023 tiếp tục cao hơn năm 2022. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 ước tính khoảng 2.098 đồng/kWh.
Xem thêm : Hoa bỉ ngạn là gì? Ý nghĩa và truyền thuyết về hoa bỉ ngạn
Để hạn chế thấp nhất tác động đến nền kinh tế và đời sống người dân, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có quyết định về việc điều chỉnh giá điện tăng 4,5%.
Theo Trưởng ban kinh doanh của EVN Nguyễn Quốc Dũng, việc tăng giá điện tác động đến khách hàng sinh hoạt cụ thể như sau: Với nhóm khách hàng sử dụng điện bậc 1 (dưới 50 kWh), số tiền trả tăng thêm tối đa là 3.900 đồng/tháng; khách hàng sử dụng điện bậc 2 (từ 51 đến 100 kWh), tiền điện tăng thêm tối đa là 7.900 đồng/tháng.
Khách hàng sử dụng điện bậc 3 (từ 101 – 200 kWh), tiền điện tăng thêm tối đa là 17.200 đồng; nhóm khách hàng bậc 4 (từ 201-300 kWh), tiền điện tăng thêm tối đa là 28.900 đồng/tháng; nhóm khách hàng bậc 5 (từ 301-400 kWh), tiền điện tăng thêm tối đa 42.000 đồng/tháng và nhóm khách hàng bậc 6 (từ 401 kWh trở lên), tiền điện trả tăng thêm là 55.600 đồng/tháng.
Cũng sau khi thay đổi giá điện, khách hàng kinh doanh dịch vụ (có 547 nghìn khách hàng) sẽ trả thêm tiền điện là 230.000 đồng/tháng; khách hàng sản xuất (1.090 nghìn khách hàng), sẽ trả thêm 432.000 đồng/tháng; khách hàng hành chính sự nghiệp ( 681 nghìn khách hàng), sẽ trả thêm 90.000 đồng/tháng.
Tác động không đáng kể đến người nghèo, người yếu thế
Xem thêm : Tuyệt chiêu khiến chàng quay lại sau chia tay
Cũng theo ông Dũng, việc tăng giá bán lẻ điện từ ngày 9-11 sẽ làm tăng doanh thu cho Tập đoàn khoảng 3200 tỷ đồng. Số tăng này sẽ giảm một phần khó khăn tài chính của Tập đoàn trong năm 2023.
Đánh giá tác động với khách hàng sử dụng điện, theo ông Nguyễn Quốc Dũng, về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện lần này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể. Theo số liệu thống kê, năm 2022, cả nước có trên 1,27 triệu hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện theo chủ trương của Chính phủ.
Các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7-4-2014 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, hộ nghèo được hỗ trợ hằng tháng với mức tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. Hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/tháng được hỗ trợ hằng tháng với mức tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng.
“Như vậy, việc thay đổi giá điện, do vẫn được Chính phủ hỗ trợ nhiều, nên gần như không tác động đến người nghèo, người yếu thế. Với nhóm khách hàng sử dụng điện nhiều, từ bậc 6 trở lên, việc tăng thêm là 55.600 đồng cũng sẽ tác động ít, bởi đây là đối tượng có khả năng chi trả”, ông Dũng khẳng định.
Cũng tại buổi trao đổi thông tin, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết chưa ghi nhận tác động đến khách hàng từ việc điều chỉnh giá bán điện.
Trao đổi về việc thay đổi ghi chỉ số công tơ về ngày cuối cùng của tháng, ông Nguyễn Quốc Dũng cho biết thêm, khách hàng sử dụng điện thay vì sau 30 ngày sử dụng sẽ trả tiền điện sẽ tăng lên 40 ngày. Do đó, tiền điện chi trả có thể tăng lên nhưng bản chất chỉ tăng do thêm số ngày sử dụng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp