- Uống nước chanh vào buổi sáng rất tốt nhưng uống trước hay sau khi ăn sáng mới THỰC SỰ TỐT?
- Qui luật thích ứng (Law of Psychological Adaptation) là gì? Ứng dụng trong quản trị
- Sóng – Xuân Quỳnh
- Sự cần thiết và cách xác định lượng nước bạn cần uống trong 1 ngày
- BẢO LÃNH NGƯỜI THÂN SANG MỸ BAO NHIÊU TIỀN?
Đa dạng sinh học là gì? Quy định về thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
Bạn đang xem: Đa dạng sinh học là gì? Quy định về thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
1. Khái niệm về đa dạng sinh học, bảo tồn đa dạng sinh học
1.1. Đa dạng sinh học là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008, đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
Trong đó:
– Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật.
– Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.
(Khoản 7, 9 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008)
1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học là gì?
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
(Khoản 1 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008)
2. Thế nào là cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học?
Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
Trong đó, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bao gồm:
– Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
– Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;
– Cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa – lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
Xem thêm : Nói với con – Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
(Khoản 4 Điều 3 và khoản 1 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học 2008)
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
3.1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
Cơ sở có đủ các điều kiện sau đây được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
– Diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
– Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp;
– Năng lực tài chính, quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
(Khoản 2 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học 2008)
3.2. Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh
Theo khoản 3 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học 2008, hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học gồm có:
– Mẫu đơn đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BTNMT.
Mẫu đơn đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
– Mẫu dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BTNMT.
Mẫu dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy
– Giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện theo quy định tại mục 2.1 (Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BTNMT).
Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
(Điều 3 Thông tư 25/2016/TT-BTNMT)
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét để cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đơn đề nghị thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và nêu rõ lý do.
Xem thêm : Sao nào chiếu mệnh tuổi Kỷ Tỵ 1989 – Nữ mạng vào năm 2023
(Khoản 3 Điều 17 Nghị định 65/2010/NĐ-CP)
4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
4.1. Quyền của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
Cụ thể tại khoản 1 Điều 43 Luật Đa dạng sinh học 2008, tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có các quyền sau đây:
– Hưởng chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
– Tiếp nhận, thực hiện dự án hỗ trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
– Hưởng các khoản thu từ hoạt động du lịch và các hoạt động khác của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
– Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phát sinh từ nguồn gen do mình quản lý;
– Nuôi, trồng, nuôi sinh sản, cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
– Trao đổi, tặng cho loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật;
– Quyền khác theo quy định của pháp luật.
4.2. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Đa dạng sinh học 2008, cụ thể như sau:
– Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
– Đăng ký, khai báo nguồn gốc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Có biện pháp phòng dịch, chế độ chăm sóc, chữa bệnh cho các loài tại cơ sở của mình;
– Tháng 12 hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình trạng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở của mình;
– Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Luật Đa dạng sinh học 2008 cho phép đưa loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của mình hoặc thả loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ cơ sở cứu hộ của mình vào nơi sinh sống tự nhiên của chúng;
– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp