Rau ngót – một loại rau xanh tốt và mang lại các giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy rau ngót bổ dưỡng nhưng với các mẹ bầu, nhất là mẹ bầu ba tháng đầu, việc có nên ăn rau ngót không lại là điều băn khoăn. Hiện tại dù chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh việc ăn rau ngót có thể dễ gây sảy thai; tuy nhiên vấn đề này lại có rất nhiều lời đồn đại và truyền miệng nhau. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn, đồng thời có những thông tin hữu ích về vấn đề này nhé!
Bầu 3 tháng đầu ăn rau ngót được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong rau ngót chứa thành phần papaverin, đây là một trong những chất kích thích co thắt cơ trơn tử cung, ảnh hưởng không tốt cho phụ nữ mang thai, có thể làm sinh con non; bởi vậy chất này được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ có bầu.
Bạn đang xem: Bà bầu 3 tháng ăn rau ngót được không?
Hơn nữa, ở lá rau ngót chứa glucocorticoid, giảm sự hấp thụ canxi và photpho, làm mẹ bầu khi ăn phải có thể bị hạ canxi và mất ngủ.
Với những thành phần trên, phụ nữ mang thai ba tháng đầu không nên ăn rau ngót bởi đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, cần được chú ý và giữ gìn kỹ lưỡng.
Lợi ích từ rau ngót với mẹ bầu và thai nhi
Rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú, chất khoáng, vitamin và chất xơ tốt: vitamin C, B1, B6, magie, kali, photpho, chất đạm…
Theo nghiên cứu, các thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ngót cung cấp: protein với nhiều axit amin quan trọng và cần thiết cho cơ thể: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanine, threonine, valine, leucine, isoleucine; các chất: đạm, tinh bột, canxi, photpho, sắt, vitamin C, vitamin PP, vitamin B1, B2,… Tất cả những chất này đều là những thành phần cần thiết bổ sung cho mẹ bầu và thai nhi.
Bên cạnh đó, tuy cần hạn chế và mang lại nguy cơ tiềm ẩn với các mẹ đang mang bầu, rau ngót lại vô cùng tốt và cần thiết cho phụ nữ sau sinh: nhuận tràng, đẩy sản dịch nhanh và sạch, hạn chế sót nhau thai và giảm nguy cơ viêm nhiễm sau sinh. Tăng cường sức đề kháng nhờ hàm lượng dồi dào vitamin A và C, có thể giúp nhanh lành vết mổ khi các mẹ sinh mổ.
Ăn rau ngót giúp các mẹ bầu lợi sữa, duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào cho con. Trong rau ngót chứa chất xơ và protein, ít calo, giúp phụ nữ sau sinh da dẻ đẹp hơn, tránh táo bón. Tuy nhiên, không nên lạm dụng ăn quá nhiều rau ngót bởi có thể giảm khả năng hấp thụ canxi và photpho, gây ngộ độc, mất ngủ.
Một số món ăn từ rau ngót chị em có thể chế biến
Xem thêm : Trang chủ – American International Hospital
Rau ngót thường được nấu canh, tuy nhiên các chị em có thể chế biến rau ngót thành các món ăn khác nhau, hoặc các món canh khác nhau để thay đổi mỗi ngày, cụ thể là một số món ăn đơn giản sau:
Canh rau ngót thịt băm: Ở món này, các chị em chế biến món canh rau ngót với thịt băm, chú ý ninh nhừ rau ngót, rau xanh mềm, nước canh trong và ngọt thanh.
Canh rau ngót nấu xương: Món canh rau ngót nấu xương là món ăn chế biến từ xương được ninh nhừ với rau ngót. Món ăn này nước ngọt, đậm vị từ nước xương nấu với rau, ăn rất ngon và tốt cho sức khỏe.
Cháo rau ngót thịt bò: Bắc nồi nấu cháo. Khi cháo sôi và chín nhừ thì cho thịt bò đã xay và ướp gia vị cùng rau ngót đã xay nhuyễn. Đảo đều cho đến khi rau và thịt bò chín thì tắt bếp, nêm nếm gia vị mắm, muối để món ăn hấp dẫn hơn.
Tất cả những món ăn chế biến từ rau ngót này đều khá nhanh và đơn giản để các chị em có thể áp dụng và chế biến, thay đổi thực đơn mỗi ngày sao cho tránh ngán, dễ ăn hơn.
>>> Xem thêm bài viết:
- Bầu 3 tháng đầu ăn hồng xiêm được không?
- Mang thai 3 tháng đầu có được ăn sầu riêng?
Tác dụng phụ khi bà bầu ăn nhiều rau ngót
Rau ngót là loại rau xanh chứa thành phần dinh dưỡng rất phong phú và tốt cho cơ thể, tuy nhiên bà bầu cần hạn chế ăn nhiều rau ngót bởi loại rau này mang lại một số các tác dụng phụ nguy hại, cụ thể:
Nguy cơ sảy thai
Xem thêm : Mật ong rừng có đóng đường không?
Dù chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh nguy cơ sảy thai với các mẹ bầu khi sử dụng rau ngót, tuy nhiên việc ăn nhiều rau ngót vẫn có nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.
Trong rau ngót tươi có chứa thành phần papaverin, đây là chất gây kích thích co thắt cơ trơn tử cung, ảnh hưởng rất xấu tới phụ nữ có thai và có thể khiến phụ nữ sinh non. Bởi vậy, các bà bầu không nên ăn quá nhiều rau ngót, chỉ nên ăn với hàm lượng vừa phải. Đặc biệt trong giai đoạn nhạy cảm ba tháng đầu, dễ bị động thai, sảy thai, phụ nữ bầu ba tháng không nên tiêu thụ rau ngót.
Cản trở sự hấp thụ canxi và photpho
Trong lá rau ngót có thành phần glucocorticoid, chất này làm cản trở quá trình hấp thụ canxi và photpho của cơ thể dẫn đến thiếu các khoáng chất này
Nguy cơ gây mất ngủ
Việc bà bầu tiêu thụ nhiều rau ngót còn dẫn đến tình trạng mất ngủ (có thể gây ra do cơ thể bị cản trở hấp thụ canxi, khiến lượng canxi hạ), ăn uống kém đi và gây khó thở.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ từ các chuyên gia dinh dưỡng, hy vọng thông tin đã giúp bạn trả lời được cho những thắc mắc bà bầu ăn rau ngót có được không.
***Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp