Bầu ăn rau má được không? Những lưu ý khi sử dụng rau cho cho bà bầu

Rau má là loại rau nổi tiếng với khả năng giải nhiệt cơ thể. Câu hỏi đặt ra là bà bầu ăn rau má được không? Thời kỳ mang thai vốn dĩ là thời điểm nhạy cảm, mọi thứ mẹ ăn đều ảnh hưởng đến thai nhi, rau má cũng không ngoại lệ. Để có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi có bầu ăn rau má được không mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây.

Rau má có lợi như thế nào với bà bầu?

Trong 100g rau má có khoảng 88.2g nước, 3.2g protein, 1.8g carb, 4.5g xenlulozơ, 3.7mg vitamin C, 0.15ml vitamin B1, 2.29mg canxi, 2mg phốt pho, 3.1mg sắt và 1.3mg beta-caroten,… Theo Đông y, rau má có tính mát, vị hơi đắng có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, chuyên dùng chữa vàng da, mụn nhọt, cảm sốt, lưu thông khí huyết,…

Giảm cảm giác căng thẳng

Nếu bà bầu thường xuyên bị căng thẳng trong thai kỳ thì khi sinh con có nguy cơ mắc chứng chậm nói, tăng động, giảm chú ý và khả năng học tập kém. Rau má có chứa hoạt chất triterpenoid giúp cải thiện chức năng thần kinh từ đó ngăn ngừa các nguy cơ kể trên.

Lợi tiểu

Nhiều người biết đến rau má như một loại dược liệu hỗ trợ lợi tiểu. Vì vậy, bà bầu có thể uống nước rau má để thoát khỏi tình trạng đi tiểu nhiều lần khi mang thai hoặc bị bí tiểu do áp lực của thai nhi lên bàng quang. Không chỉ vậy, uống hoặc ăn rau má còn giúp giảm hấp thu chất béo có hại, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đồng thời đào thải độc tố trong cơ thể.

Hạ sốt do cảm lạnh nhẹ

Bản thân rau má có tính hàn nên khi bà bầu dùng rau má sẽ cho tác dụng hạ sốt, giải nhiệt. Nước rau má nói riêng còn là thức uống giúp bù nước rất tốt cho cơ thể.

Hỗ trợ chữa bệnh trĩ

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi chính là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động chậm lại, quá trình đào thải chất bị hạn chế, đây chính là nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón, lâu ngày sẽ phát triển thành bệnh trĩ. Uống nước rau má giúp hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động tốt hơn, từ đó cải thiện tình trạng táo bón thai kỳ.

Cải thiện làn da

Rau má chứa chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa da. Vì vậy, thỉnh thoảng bà bầu uống một ly nước rau má,có thể giúp da sáng và khỏe hơn.

Làm lành vết thương

Nước rau má có chứa các hợp chất làm tăng tốc độ chữa lành tế bào giúp vết thương lành nhanh hơn bình thường.

Mẹ bầu ăn rau má được không?

Mặc dù không thể phủ nhận lợi ích của rau má với sức khoẻ bà bầu như trị táo bón, lợi tiểu, tăng lưu lượng máu đến các mao mạch, tĩnh mạch, giảm mụn nhọt, mẩn ngứa và thanh nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, rau má có tính hàn nên bà bầu không nên dùng quá nhiều.

Quá trình mang thai khiến tốc độ trao đổi chất trong cơ thể mẹ bầu tăng lên kết hợp với sự thay đổi nội tiết tố thường khiến thân nhiệt của mẹ bầu tăng lên. Vì vậy, bà bầu có thể uống nước rau má để thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Tuy nhiên nếu cung cấp cho cơ thể một lượng lớn loại rau này sẽ dễ gây đầy hơi, chướng bụng và nguy hiểm hơn là dễ gây cơn gò tử cung có thể dẫn đến sảy thai.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, rau má nằm trong danh sách những loại rau không nên dùng vì nguy cơ gây sảy thai khi dùng quá nhiều. Ngoài ra rau má có tính hàn khiến phụ nữ mang thai bị tiêu chảy, gây ngộ độc, khó tiêu nếu còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, phụ nữ có thai dưới 3 tháng không nên dùng, đặc biệt là người có tiền sử động thai, sảy thai, khó giữ thai,…

Từ tháng thứ 4, bà bầu bị táo bón có thể dùng 1-2 ly nước rau má (tương đương 250ml) mỗi tuần, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng chữa táo bón rất tốt.

Những lưu ý khi sử dụng rau cho cho bà bầu

Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh khi sử dụng rau má, bà bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Mua rau má sạch ở những nơi uy tín. Các loại rau khi mua về nên rửa sạch với nước và ngâm nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn.
  • Không ăn hoặc uống nước rau má mỗi ngày vì có thể khiến mẹ bầu dễ bị đau bụng và tiêu chảy.
  • Một số thành phần trong rau má có thể gây tương tác với thuốc điều trị bệnh như tiểu đường, thuốc chống trầm cảm,…
  • Sức đề kháng của cơ thể phụ nữ mang thai thường yếu nên tránh ăn rau má sống mà hãy chế biến với thịt bò, thịt heo, tôm,…
  • Mẹ có tiền sử sảy thai, động thai, tiểu đường thai kỳ tuyệt đối không ăn rau má.
  • Thai phụ có sức đề kháng kém, cơ thể suy nhược, tránh ăn rau má để không bị ngộ độc, rối loạn tiêu hoá.
  • Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ hoặc mỡ máu cao thì không nên ăn rau má vì có thể làm tăng hai chỉ số này.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn hiểu hơn về việc bầu ăn rau má được không. Rau má tốt cho bà bầu giúp giải nhiệt cơ thể, hỗ trợ tiêu hoá và chống táo bón. Tuy nhiên cơ địa và quá trình mang thai của mỗi bà bầu là không giống nhau. Vì vậy, nếu muốn ăn/uống rau má, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ sản khoa để được tư vấn sử dụng an toàn và tốt cho sức khỏe.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp