Trẻ em tiểu ra máu hồng có phải là bệnh? Cách chữa trị ra sao?

Video bé 5 tháng tiểu ra màu hồng

1. Trẻ em tiểu ra máu hồng là như thế nào?

Bình thường, màu của nước tiểu có thể thay đổi trong khoảng màu vàng nhạt đến màu vàng đậm. Màu sắc nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm lượng nước uống, thực phẩm, thuốc và sức khỏe chung của cơ thể. Nếu trẻ uống nhiều nước, nước tiểu có thể có màu vàng nhạt hơn do pha loãng. Tuy nhiên, nếu cơ thể trẻ mất nước hoặc trẻ uống ít nước, màu nước tiểu có thể trở nên đậm hơn.

Trẻ em tiểu ra máu hồng là khi quan sát thấy màu nước tiểu của trẻ thay đổi, không phải là màu vàng mà chuyển thành màu hồng nhạt, màu hồng đậm, màu đỏ thậm chí màu đỏ tươi.

Một số màu sắc bất thường của nước tiểu

Một số màu sắc bất thường của nước tiểu

Màu hồng của nước tiểu phần lớn là sự hiện diện của máu trong nước tiểu. Từ chuyên môn các bác sĩ gọi là “đái máu đại thể”. Tuy nhiên có những trường hợp nước tiểu có màu vàng nhưng vẫn có máu trong nước tiểu, cần xét nghiệm để tìm ra gọi là đái máu vi thể.

2. Trẻ em tiểu ra máu hồng có phải là bệnh?

Nếu trẻ em tiểu ra máu hồng cần phân biệt xem là có máu thực sự trong nước tiểu hay không. Nếu có máu, khả năng trẻ bị bệnh lý cần phải điều trị. Nếu không có máu, khả năng trẻ bị bệnh lý thấp hơn. Khi đó trẻ cần thay đổi thói quen uống nước và các thực phẩm gây ra nước tiểu có màu hồng là có thể cải thiện được. Trẻ đi tiểu ra máu hồng có 2 trường hợp, phụ huynh càng quan sát kỹ nước tiểu của trẻ để không nhầm lẫn:

a. Nước tiểu trẻ có màu hồng, đỏ nhưng không phải là máu

Hội chứng tã hồng

Thi thoảng cha mẹ sẽ thấy vệt màu hồng trong tã của trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ và cho rằng trẻ sơ sinh đi tiểu ra máu. Tuy nhiên rất có thể đó là do tinh thể urat trong nước tiểu lắng đọng trên bề mặt bỉm. Khi tiếp xúc với không khí nó chuyển sang màu hồng. Nó hoàn toàn lành tính và không phải là bệnh lý.

Cha mẹ có thể kiểm chứng bằng cách lấy móng tay cạo vệt hồng đó thì thấy nó là bột. Máu thì không thể lắng đọng thành bột được. Hội chứng tã hồng sẽ rõ khi trẻ bú ít hoặc lượng sữa của các cữ ăn giảm đi.

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài màu xanh rêu kèm theo các dấu hiệu khác cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay

Hội chứng tã hồng là do tinh thể urat trong nước tiểu lắng đọng trên bề mặt bỉm

Do màu thức ăn có màu, chứa nhiều purin

Purin là một chất hữu cơ cần thiết của cơ thể. Nó sẽ tạo thành acid uric. Khi tiêu thụ một lượng nhiều quá mức có thể khiến cho trẻ em tiểu ra máu hồng. Purin thường có nhiều trong nội tạng động vật và hải sản: gan, thận, tim, mực tôm, cá hồi…

Một số thực phẩm có màu đỏ hoặc màu nhuộm thực phẩm gây ra triệu chứng nước tiểu có màu hồng. Khi trẻ dừng ăn chúng thì triệu chứng này cũng biến mất. Ví dụ như: thanh long đỏ, củ dền, củ cải đỏ, mâm xôi…Tuy nhiên không phải trẻ nào ăn những thực phẩm này đều bị tiểu ra máu hồng.

Thực phẩm có màu đỏ có thể gây ra tiểu ra máu hồng lành tính ở trẻ

Thực phẩm có màu đỏ có thể gây ra tiểu ra máu hồng lành tính ở trẻ

Trẻ tiêu thụ ít chất lỏng

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh đi tiểu ra máu hồng do uống ít nước hoặc bú ít sữa. Chỉ cần cho trẻ uống đủ nước, bú đủ sữa thì hiện hiện này sẽ mất đi.

Trẻ dùng thuốc gây tiểu ra máu hồng

Thuốc rifampicin, nitrofurantoine, phenazopyridine… có thể khiến nước tiểu của trẻ có màu đỏ

b. Trẻ em tiểu ra máu hồng do bệnh lý

Có rất nhiều bệnh lý khác nhau khiến cho trẻ em tiểu ra máu hồng. Bao gồm các bệnh lý của hệ tiết niệu và các bệnh lý toàn thân như sau:

Các cơ quan của hệ tiết niệu

Các cơ quan của hệ tiết niệu

  • Viêm bàng quang, có thể gây nóng rát hoặc đau khi đi tiểu

  • Nhiễm trùng thận, có thể gây đau lưng và sốt

  • Sỏi thận, thường gây đau bụng hoặc đau lưng

  • Kích thích niệu đạo (ống nối bàng quang với bên ngoài cơ thể)

  • Chấn thương làm tổn thương thận, niệu quản hoặc bàng quang.

  • Một số bệnh thận: Bệnh thận IgA, viêm cầu thận, hội chứng Alport, hội chứng Goodpasture, thận đa nang, toan ống thận, tắc tĩnh mạch thận…

  • Hemoglobin niệu hoặc myoglobin niệu: nước tiểu có màu đỏ nhưng không phải màu của hồng cầu.

  • Sán máng, lao tiết niệu cũng là nguyên nhân gây tiểu ra máu hồng.

  • Bệnh máu khó đông (hemophillia)

  • Tập thể dục cường độ cao

3. Cách chữa trị trẻ em tiểu ra máu hồng

Bạn cần cho con bạn đi khám bác sĩ là cần thiết khi thấy máu trong nước tiểu của con bạn hoặc khi nước tiểu của chúng có màu hồng, màu đỏ, màu đỏ nâu hoặc có vẩn đục. Khi đó bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và cho bạn lời khuyên cụ thể.

Thăm khám lâm sàng bao gồm hỏi về tiền sử bệnh, quá trình diễn biến của triệu chứng tiểu ra máu hồng là cần thiết. Tiền sử chấn thương, dùng thuốc hoặc thói quen chơi thể thao là các thông tin bạn cần cung cấp cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám trẻ và chỉ định các xét nghiệm (không phải là tất cả xét nghiệm), khác nhau tùy thuộc từng trẻ như:

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu có thể cho biết loại tế bào nào có trong nước tiểu. Điều này có thể chứa manh mối về những gì có thể xảy ra. Bác sĩ cũng có thể đo lượng protein trong nước tiểu của con bạn, vì quá nhiều protein có thể là dấu hiệu của vấn đề về thận.

Xét nghiệm nước tiểu có thể cho biết loại tế bào nào có trong nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu có thể cho biết loại tế bào nào có trong nước tiểu

Nếu con bạn có một lượng nhỏ máu trong nước tiểu và tình trạng này không biến mất theo thời gian, thì trẻ có thể mắc một bệnh gọi là “tiểu máu gia đình”. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình, vì vậy bác sĩ của con bạn có thể đề nghị những người khác trong gia đình bạn cũng đi xét nghiệm nước tiểu. Tiểu máu gia đình thường không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề sức khỏe nào khác.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể cho biết chức năng thận có hoạt động bình thường hay trẻ có các vấn đề sức khỏe khác hay không.

Trẻ được lấy máu để xét nghiệm chức năng thận

Trẻ được lấy máu để xét nghiệm chức năng thận

CT scan

CT scan là một loại tia X đặc biệt. Nó tạo ra hình ảnh của thận và đường tiết niệu. Các bác sĩ có thể sử dụng nó để kiểm tra sỏi thận và các vấn đề khác trong đường tiết niệu.

Siêu âm thận

Siêu âm thận là một cách khác để tạo ra hình ảnh của thận. Các bác sĩ đôi khi sử dụng siêu âm thay vì chụp CT.

Nếu con bạn có máu trong nước tiểu sau một chấn thương, bác sĩ có thể sẽ chụp CT hoặc siêu âm để kiểm tra các vấn đề về đường tiết niệu.

Siêu âm thận hoặc chụp CT để kiểm tra các vấn đề về đường tiết niệu

Siêu âm thận hoặc chụp CT để kiểm tra các vấn đề về đường tiết niệu

Huyết áp

Huyết áp của con bạn có thể sẽ được đo. Đó là vì huyết áp cao có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về thận.

Tùy thuộc vào nguyên nhân được xác định mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho trẻ, đôi khi trẻ chỉ cần nghỉ ngơi và không dùng thuốc gì cả. Điều quan trọng là bác sĩ cũng như cha mẹ theo dõi sát tiến triển bệnh của trẻ và tái khám thường xuyên.

IVIE – Bác sĩ ơi tìm hiểu một số địa chỉ phòng khám nhi được nhiều người tin tưởng tại Hà Nội, cha mẹ có thể tham khảo đặt lịch thăm khám theo mong muốn:

Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Mức giá khám Lưu ý Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội 400,000đ Tổ hợp Y tế MEDIPLUS Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội 350,000đ Bệnh viện An Việt Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội 200,000đ Phòng khám ĐKQT Thanh Chân Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 200,000đ Phòng khám Nội CCare Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội 350,000đ Có Bác sĩ khám tại nhà Phòng khám Đa khoa Đông Tây Hàm Nghi, Mỹ Đình 2, Hà Nội 200,000đ

Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Cha mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

1900 3367

Cha mẹ có thể đặt lịch khám nhi online với bác sĩ giàu kinh nghiệm tại bệnh viện tuyến đầu để được giải đáp thắc mắc, chăm sóc hiệu quả trong thời gian theo dõi và điều trị trẻ tại nhà. IVIE – Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, công tác tại bệnh viện Nhi Trung Ương;

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Anh Tuấn, công tác tại bệnh viện Nhi Trung Ương;

  • Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, công tác tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội;

  • Bác sĩ Đàm Nhật Thanh, công tác tại bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương;

  • Cùng nhiều bác sĩ có chuyên môn cao khác

Cha mẹ tải ứng dụng IVIE – Bác sĩ ơi để khám bệnh từ xa với bác sĩ

Tải app

Khám nhi online tại nhà, qua cuộc gọi trực tuyến bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn thuốc online và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Khám nhi online tại nhà với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

4. Lưu ý chăm sóc trẻ em tiểu ra máu hồng

Trẻ em tiểu ra máu hồng cần được chăm sóc và theo dõi triệu chứng thường xuyên. Ngoài tuân thủ các lời khuyên y tế, các bậc cha mẹ cần lưu ý như sau:

  • Hạn chế việc trẻ gắng sức hay tập thể dục cường độ cao trong thời gian điều trị

  • Uống đủ nước. Tránh việc nhịn tiểu

  • Không nên dùng thức ăn có phẩm nhuộm công nghiệp hoặc thực phẩm gây tiểu ra máu hồng làm che mờ triệu chứng của trẻ

  • Trẻ cần được vệ sinh cá nhân đúng cách, đặc biệt sau khi đi tiểu.

  • Động viên tinh thần trẻ, giải thích cho trẻ hiểu tình trạng của trẻ. Vì trẻ có thể hoảng sợ khi thấy mình tiểu ra máu hồng.

Cho bé uống đủ nước và tránh nhịn tiểu

Cho bé uống đủ nước và tránh nhịn tiểu

Trẻ em tiểu ra máu hồng điều quan trọng cần xác định là trẻ có thực sự tiểu ra máu hay không. Tuân thủ điều trị và tái khám thường xuyên chính là biện pháp giúp con bạn điều trị thành công triệu chứng tiểu ra máu hồng. IVIE – Bác sĩ ơi hy vọng những thông tin trên là bổ ích và thiết thực với bạn đọc.